Cách viết hóa đơn cho hàng tạm nhập tái xuất năm 2024

Căn cứ Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 6/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam;

- Tại Điều 1 quy định về đối tượng áp dụng:

“1. Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu.

5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, phân phối tại thị trường Việt Nam, mua hàng hóa để xuất khẩu, bán hàng hóa cho thương nhân Việt Nam theo pháp luật về thương mại.”

Tại khoản 1 Điều 7 quy định về thu nhập chịu thuế TNDN:

“1. Thu nhập chịu thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là thu nhập phát sinh từ hoạt động cung cấp, phân phối hàng hóa; cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I).”

Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng hóa thuộc diện tạm nhập tái xuất, lưu tại kho ở cảng biển hoặc cảng hàng không, tổ chức nước ngoài mua hàng hóa này từ doanh nghiệp Việt Nam và bán cho khách hàng là các phương tiện vận tải (tàu biển, máy bay) tại cảng biển và cảng hàng không, nếu hàng hóa được giao tại Việt Nam thì tổ chức nước ngoài phải nộp thuế TNDN tại Việt Nam theo quy định.

Cục Thuế TP thông báo Bà biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này.

Công văn 27085/CTHN-TTHT năm 2023 về xuất hóa đơn GTGT với hàng tạm nhập tái xuất do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành ban hành ngày 25/04/2023.

Thuế suất được hiểu như thế nào? Năm 2023, có bao nhiêu mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định?

- Thuế là khoản thu nộp mang tính chất bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định. Hầu hết các quốc gia đều có một hệ thống thuế để trả cho các nhu cầu quốc gia, chung hoặc thỏa thuận và các chức năng của chính phủ.

Một số nước đánh thuế tỷ lệ phần trăm cố định đối với thu nhập hàng năm của cá nhân, nhưng hầu hết các loại thuế dựa trên số tiền thu nhập hàng năm. Hầu hết các quốc gia đều đánh thuế thu nhập cá nhân cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp. Các quốc gia hoặc tiểu đơn vị cũng thường áp thuế tài sản, thuế thừa kế, thuế bất động sản, thuế quà tặng, thuế bán hàng, thuế lương hoặc thuế quan.

- Thuế suất là căn cứ mức thuế phải nộp trên một đơn vị xác định giá trị của mức thuế phải đóng đối với một loại đối tượng chịu thuế, thuế suất được thể hiện qua tỉ lệ %, tùy vào từng loại chủ thể và điều kiện liên quan, mức thuế suất áp dụng sẽ khác nhau.

- Như vậy, căn cứ vào Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì năm 2023 hiên nay có 03 mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%, 5% và 10%.

*Phân loại thuế suất: Thuế suất gồm hai loại: thuế suất tỉ lệ và thuế suất định mức.

- Thuế suất tỉ lệ xác định mức thuế phải thu theo tỉ lệ phần trăm của đối tượng tính thuế. Ví dụ: Mức thuế suất thuế GTGT 5%, 10%, 0% được tính trên thành tiền.

- Thuế suất cố định xác định mức thuế phải thu theo số thu cụ thể. Ví dụ: mức thu thuế của hộ kinh doanh cá thể, được áp dụng bằng 1 số cụ thể hàng năm,hàng tháng hay hàng Quý.

* 6 Loại thuế suất được sử dụng phổ biến hiện nay

- Thuế suất thuế thu nhập cá nhân

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thuế suất thuế giá trị gia tăng

- Thuế suất thuế bảo vệ môi trường

- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

- Thuế suất thuế xuất nhập khẩu

*Thuế suất thuế giá trị gia tăng.

- Thuế giá trị gia tăng được quy định tại Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Lưu ý rằng, loại thuế này không áp dụng với toàn bộ giá trị của loại hàng hóa, dịch vụ mà chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm.

Cách viết hóa đơn cho hàng tạm nhập tái xuất năm 2024

Năm 2023, Công ty kinh doanh hàng hóa là hàng tạm nhập tái xuất thì lập hóa đơn chỉ tiêu thuế suất như thế nào? (Hình internet)

Thế nào là hàng hóa tạm nhập tái xuất? Hàng hóa tạm nhập tái xuất có chịu thuế GTGT không?

*Tạm nhập tái xuất hàng hóa

Căn cứ theo Điều 29 Luật Thương mại 2005 về hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất, tái nhập được quy định cụ thể như sau:

- Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.

Căn cứ tại khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

- Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.

- Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.

- Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

- Như vậy theo quy định trên thì trường hợp Công ty có phát sinh hàng hóa là hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu thì thuộc đối tượng không chịu thuế theo quy định tại khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Trường hợp Công ty kinh doanh hàng hóa là hàng tạm nhập tái xuất thì lập hóa đơn chỉ tiêu thuế suất như thế nào?

- Theo đó, tại Công văn 27085/CTHN-TTHT năm 2023 cũng nêu rõ: trường hợp Công ty kinh doanh hàng hóa là hàng tạm nhập tái xuất thực hiện lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trên hóa đơn GTGT tại chỉ tiêu "thuế suất", Công ty thể hiện là KCT (Không chịu thuế GTGT) theo hướng dẫn tại Quyết định 1450/QĐ-TCT năm 2021.

- Công văn cũng đề nghị Công ty căn cứ vào tình hình thực tế, đối chiếu với các quy định của pháp luật để thực hiện.

- Trường hợp có vướng mắc về chính sách thuế, Công ty có phát sinh hàng hóa là hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế TP Hà Nội được đăng tải trên website http://hanoi.gdt.gov.vn hoặc liên hệ với Phòng Thanh tra Kiểm tra thuế số 2 để được hỗ trợ giải quyết.