Cách nuôi lợn rừng hiệu quả

– Cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt (sữa của lợn nái 3 ngày đầu sau đẻ).

– Cố định vú bú, giữ cho những con yếu, nhỏ trong đàn được bú 2 cặp vú đầu liên tục trong 2-3 ngày đầu để giúp đàn lợn con phát triển đồng đều.

– Tiêm sắt cho lợn con: lần 1 tiêm 3 ngày sau đẻ, liều 1ml (100mg). Lần thứ 2 tiêm vào ngày thứ 10 sau đẻ, liều 2ml (200mg).

– Nếu thấy lợn con có hiện tượng đi ỉa ta lấy lá ổi, lá khổ sâm, phèn đen, nhọ nồi giã ra lấy nước bơm trực tiếp vào miệng lợn con.

Video hướng dẫn kỹ thuật nuôi lợn rừng

2. Giai đoạn lợn rừng con trước cai sữa

– Cho lợn con tập ăn từ lúc 15-20 ngày tuổi bằng cám tập ăn 951.

– Trung bình 1 con lợn con cho ăn khoảng 0,1kg/ngày. Cho ăn 5 bữa/ngày.

– Lượng thức ăn cho lợn ăn tăng dần hàng ngày.

– Cho lợn làm quen dần với thức ăn bằng cách bôi thức ăn vào miệng lợn con.

(*) Cách tập ăn cho lợn con:

– Hòa thức ăn thành dạng sền sệt rồi bôi lên mép, miệng lợn con, đầu vú lợn mẹ vài lần sẽ làm cho lợn con quen dần với mùi thức ăn và sẽ tìm đến nơi có thức ăn.

– Cố định nơi để máng ăn để lợn con quen chỗ ăn. Cho lợn ăn 5 – 6 bữa/ngày, mỗi lần cho ăn nên để máng ăn 2-3h rồi bỏ ra vệ sinh sạch sẽ, 1-2h sau lại cho thức ăn mới vào. Làm như vậy vài lần trong ngày sẽ kích thích tính tò mò của lợn con kèm theo mùi thơm của thức ăn sẽ thu hút lợn con.

– Khi lợn con tập ăn được nhiều hơn sẽ ngăn lợn mẹ ra, cho lợn con ăn tăng dần nhưng không được cho ăn no sẽ dẫn đến tiêu chảy, chướng bụng. Cho lợn con ăn xen kẽ các loại rau, cỏ mần trầu, các loại cây thuốc nam.

Cách nuôi lợn rừng hiệu quả

Giai đoạn lợn con 15-20 ngày tuổi nên bắt đầu cho tập ăn

3. Giai đoạn lợn con tách mẹ (cai sữa)

– Thời gian lợn con tách mẹ từ 35 – 45 ngày tuổi (tùy vào thể trạng tăng trưởng của lợn con và điều kiện thời tiết).

– Cho lợn con tập ăn từ 1-10 ngày đầu kể từ ngày cai sữa: 0,2 kg (50 % cám tập ăn 951 + 50 % cám tập ăn 952). Cho ăn 5 bữa trong ngày.

– Sau 10 ngày đến giai đoạn lợn hậu bị cho ăn 0,2 kg cám tập ăn 952 + 0,2 kg cám trộn (cám mì+cám ngô). Cho ăn 5 bữa trong ngày.

– Khẩu phần ăn tăng dần cho đến khi lợn đạt khoảng 15 kg thì chuyển sang chế độ ăn của lợn rừng hậu bị.

Cách nuôi lợn rừng hiệu quả

Chuồng nuôi lợn con phải khô ráo, tránh gió lùa

4. Điều kiện chuồng nuôi

– Chuồng nuôi phải khô ráo, ấm áp, được che chắn để tránh gió lùa.

– Những ngày đầu lợn con mới tách mẹ nên giữ nhiệt độ chuồng nuôi tương đương nhiệt độ chuồng nuôi trước cai sữa. Nhiệt độ thích hợp cho lợn con sau cai sữa từ 25-27 độ C. Thay đổi nhiệt độ chuồng nuôi đột ngột sẽ rất có hại cho lợn con, đặc biệt vào mùa đông lợn dễ bị viêm phổi.

Hiện nay, trên cả nước đã có nhiều người lập trang trại nuôi heo rừng. Có nơi số lượng heo rừng lên đến hàng trăm, hàng nghìn con, số nuôi lẻ tẻ vài ba con trong gia đình cũng không phải là ít. Thịt heo rừng thơm ngon rất đặc trưng, nhiều nạc, ít mỡ, hàm lượng cholesterol thấp nên người tiêu dùng rất ưa chuộng. Chi phí đầu tư nuôi heo rừng không lớn, tiêu tốn ít thức ăn, thời gian nuôi ngắn, sinh sản tốt… nên dễ nuôi. Do nhu cầu và giá cả của thị trường về thịt heo rừng đã thu hút nhiều người đầu tư để nuôi heo rừng.

Video hướng dẫn kỹ thuật nuôi lợn rừng

Heo rừng là giống heo hoang dã đang được thuần hóa. Heo rừng có hai nhóm giống: Nhóm giống mặt dài và nhóm giống mặt ngắn. Heo rừng cân đối, nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, hơi gầy, dài đòn, lưng thẳng, bụng thon, chân dài, nhỏ và móng nhọn, cổ dài, đầu nhỏ, mõm dài và nhọn, tai nhỏ vểnh và thính, mũi rất thính và khỏe, gốc chân lông có 3 ngọn, lông mọc theo sống lưng và cổ dày. Heo rừng thường đẻ mỗi năm 2 lứa, mỗi lứa từ 8 – 12 con. Heo sơ sinh có trọng lượng 0,5 – 0,9kg/con.

Mới sinh ra có bộ lông sọc dưa, sau 3 tháng tuổi các vệt sọc dưa mất dần. Heo rừng 7 – 8 tháng tuổi có thể trọng 30 – 50kg. Thời gian mang thai của heo rừng cũng như heo nhà, khoảng 114 – 115 ngày. Chuồng trại nuôi heo rừng rất đơn giản, nên chọn chỗ cao và thoát nước tốt. Chỗ nuôi nên có nguồn nước sạch, vừa cung cấp đủ nước cho heo uống vừa duy trì hệ thực vật và giữ độ ẩm cho heo. Nên làm chuồng trại xa khu dân cư và đường sá, bởi heo rừng luôn cảnh giác và hay bỏ chạy mỗi khi nghe âm thanh lạ.

Quy trình nuôi heo rừng thương phẩm chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 nuôi nhốt tập trung để lấy tăng trưởng, sau khi đạt tỷ trọng cân nặng mong muốn thì chuyển sang giai đoạn 2 nuôi theo kiểu thả rông (mục đích cho heo vận động nhiều để tiêu hao mỡ, bì dày, thịt săn chắc) trong những khu vực có cây xanh và rào chắn xung quanh. Đối với heo rừng nuôi sinh sản thì chỉ nuôi nhốt, tuyệt đối không nuôi thả rông. Hệ thống chuồng heo rừng phải chắc chắn, tường cao 1,2m vây lưới B40 xung quanh. Heo cái nuôi nhốt tập trung, heo đực giống nuôi riêng, mỗi con một chuồng rộng 8 – 10m2. Chuồng nuôi có mái che, cao 3,5m trở lên, nền lát gạch đỏ, có độ dốc 2-3%.

Cách nuôi lợn rừng hiệu quả

Mô hình chuồng nuôi heo rừng

Thức ăn cho heo rừng đơn giản, chỉ cần đủ thức ăn thô xanh, bao gồm các loại cỏ, mầm cây, rễ cây; thức ăn tinh gồm các loại hạt ngũ cốc, củ quả; thức ăn bổ sung như tro bếp, đất sét, đá liếm. Khẩu phần cho heo rừng ăn thường gồm 70% là rau, củ, quả các loại; 20% là cám, gạo, ngũ cốc hèm, bã đậu; 10% là thức ăn tinh đạm. Mỗi ngày cho chúng ăn 3 lần, mỗi con heo trưởng thành một ngày ăn hết 2 – 3 kg thức ăn. Thức ăn cho heo rừng chủ yếu là thực vật, không nên cho nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng như nuôi heo nhà vì sẽ làm phẩm chất thịt của heo rừng biến đổi và có khi gây ra tiêu chảy cho nó. Heo rừng ăn thức ăn tươi xanh, ít uống nước nhưng phải đủ nước cho nó tắm và uống tự do. Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, dọn sạch các thứ chúng ăn thừa trong máng. Heo rừng là loại động vật hoang dã mới được thuần hóa nên sức đề kháng cao, ít bệnh tật.

>>> Xem thêm: Chi tiết các loại thức ăn và tỷ lệ phối trộn thức ăn cho heo rừng

Đối với việc chăm sóc nuôi dưỡng heo đực giống và heo cái giống cũng đơn giản. Một con heo đực giống có thể phối 5-10 con heo cái, nhưng khi nuôi phải nhốt riêng và có chế độ dinh dưỡng nhất là thức ăn tinh, giàu đạm, khoáng, sinh tố. Heo cái giống mắn đẻ và nuôi con rất giỏi. Sau khi mang thai 2 tháng đến khi đẻ phải bổ sung thêm thức ăn tinh giàu dinh dưỡng. Ngày heo đẻ có thể cho ăn cháo loãng, ít muối, ít rau xanh đề phòng sốt sữa. Heo con ra đời không cần đỡ, cắt rốn, chỉ sau khoảng 30 phút là nó có thể đứng dậy bú mẹ, 15 ngày sau đã chạy lon ton và bắt đầu tập ăn cỏ, cây và 1,5 đến 2 tháng tuổi đã cứng cáp ăn được tất cả các loại thức ăn và cai sữa.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc heo rừng nái

Hiện trang trại lợn rừng NTC đang triển khai mô hình hợp tác nuôi lợn rừng với các hộ dân trên cả nước với các chính sách hỗ trợ sau: