Cách đo cột áp của bơm như thế nào năm 2024

Thông thường máy bơm nước sẽ có 3 thông số cụ thể đó là cột áp, lưu lượng và công suất. Trong đó cột áp là đại lượng quan trọng đánh giá công năng của bơm nước hoặc chất lỏng. Vậy cột áp máy bơm là gì ? Ngay bây giờ diennuockhanhtrung.com sẽ bật mí giúp bạn.

Cột áp máy bơm là gì ?

Cột áp máy bơm biểu thị chiều cao đẩy nước lên của bơm, giá trị cột áp được tính bằng đơn vị mét hoặc feet.

Thông thường cột áp sẽ phụ thuộc vào cấu tạo và công suất bơm. Nên tùy vào nhu cầu, quy mô hoạt động mà chọn ra cột áp thích hợp.

Cách đo cột áp của bơm như thế nào năm 2024

Ngoài ra, đầu hút của bơm cũng có mối quan hệ mật thiết với cột áp. Đầu hút sẽ tương tự như đầu bơm nhưng chức năng sẽ hoàn toàn khác nhau.

Thay vì đo lưu lượng tối đa thì nó sẽ đo độ sâu tối đa, nhờ vậy bơm sẽ nâng nước qua lực hút dễ dàng.

Đồng thời hai lực này sẽ bằng nhau nhưng trái chiều, ảnh hưởng tới dòng chảy. Từ đây tổng cột áp của bơm= Cột áp Đầu bơm – Cột áp Đầu hút.

Trường hợp mực nước cao hơn máy bơm, đầu hút âm lẫn đầu bơm sẽ tăng lên. Khi máy bơm đặt trên nước, đầu hút dương và đầu bơm sẽ hạ thấp. Vấn đề này là do máy bơm dùng năng lượng đưa nước tới mức của máy.

Mặc khác, hiệu suất dòng chảy cũng là yếu tố quan trọng của cột áp. Khi cột áp đạt tới mức tối đa, lưu lượng bơm bằng không, bơm không tạo ra áp lực nào để di chuyển nước.

Nếu cột áp bằng 0, nước sẽ lưu thông với tốc độ cao. Hơn nữa, cột áp bằng 0 thì năng lượng của máy bơm có thể giúp nước di chuyển, tạo ra dòng chảy nhanh và ổn định hơn.

\>> Tham khảo thêm một số dòng máy bơm đẩy cao tốt nhất

3 Cách tính cột áp máy bơm chuẩn xác

Trường hợp cột áp đẩy cao hoặc xa thì rất bình thường. Tuy nhiên khi nó đẩy xa rồi đẩy cao sau đó lại đẩy xa thì chọn ra cột áp là vô cùng khó.

Vì thế, để chọn bơm cho hệ thống nào thì trước tiên bạn cần tính cột áp máy bơm một cách chuẩn xác.

Tính cột áp bơm dựa vào công thức

Công thức: H = H1 + H2 + H3

Cách đo cột áp của bơm như thế nào năm 2024

Trong đó:

H1: Là tổng cột áp cao nhất được tính từ vị trí đặt bơm đến đầu ống nước ra. (Kinh nghiệm 5m ngang = 1m cao)

H2: Cột áp phun nước ở đầu ra

H3: Tổn thất áp tại co cút, nói TÊ trên đường ống và ma sát đường ống

VD: Chiều cao tính từ bơm đến nơi cần bơm độ cao là 20m, chiều dài ống đi ngang 10m, đường kính ống 60mm và lưu lượng 30m3/h = 8.3 l/s

Từ đó công thức tính sẽ như sau:

  • H1 = 20 + 2 = 22m
  • H2 = 2m phun theo độ cao
  • H3 = Ha + Hb = A x L x Q/2 + 10% x Ha

Trong đó: Hb = 10% x Ha (đây là tổn thất qua tê và co trên toàn hệ thống)

  • Q: Lưu lượng nước qua ống ( l/s)
  • L: Chiều dài đoạn ống (m)
  • A: Sức cản ma sát theo tiêu chuẩn Việt Nam là 4513-1988. Nếu ống đường kính 60mm thì lực cản là A = 0,00003395

\=> H3 = 0,00003395 x (20 + 10) x 8.32 +10% x Ha = 1m

Vậy ta chọn được bơm như sau: H = 22 + 2 + 1 = 25m và lưu lượng 30m3/h = 5.5 l/phút. Khi đối chiếu đồ thị thì bơm cần chọn là 2HP (1500w điện), đường ống DN34.

Ngày nay, đa số các thương hiệu bơm đều có phần mềm chọn bơm. Bạn nên nhập lưu lượng, cột áp và hãng bơm cần mua để phần mềm tính và chọn ra sản phẩm tốt.

Đồng thời, nếu dùng bơm trong hệ thống nước nóng bạn cần chọn dòng chịu nhiệt độ cao.

Giá trị NPSH của bơm có phần mềm chọn bơm, vì thế bạn cần xem xét nên lắp ở nơi hút âm hay hút dương. Nếu NPSH cao >10m mà bơm thiết kế hút âm, nước sẽ không ra được.

Tính cột áp bơm dựa vào kinh nghiệm

Lưu lượng và cột áp là 2 yếu tố tác động tới cách tính cột cáp của bơm:

– Lưu lượng: Chọn theo yêu cầu lưu lượng tính theo m3/h hoặc lít/phút. Chẳng hạn như

  • Trong một giờ bơm đầy bồn 3m3 => 3 khối/giờ
  • Nếu muốn bơm đầy 2 bồn (4m3) => 8m3 đồng nghĩa bơm sẻ chạy trong 3 giờ => 2.7m3/h
  • Từ đó bạn dễ dàng tính được lưu lượng cần bơm trong 1 giờ cho từng thiết bị bồn chứa

– Về cột áp: Được tính từ vị trí thấp nhất đến vị trí cao nhất + tổn thất trên co cút và lực ma sát nước trong đường ống

Nếu có nhiều đầu ra ta sẻ chọn tuyến đường ống dài nhất được tính từ vị trí bơm để đạt được tổn thất áp suất cao nhất

  • Điểm thấp nhất đến điểm cao nhất và đã trừ ra cột áp hồi (tức là tự tuần hoàn trở lại bơm)
  • Theo kinh nghiệm một co vuông bằng 3% cột áp tổng, tê thì lấy 2 % cột áp tổng. Lấy 5m theo chiều ngang bằng 1m theo chiều cao
  • Tổn thấp áp khi chạy qua tải nếu ải đã có sẵn thông số tổn thất áp lực
  • Sau khi có được cột áp mình nhân thêm hệ số an toàn 1,4 lần cột áp tổng

– Về Kích thước Đường ống: (chỉ cần có thông số lưu lượng). Dựa vào công thức:

Cách đo cột áp của bơm như thế nào năm 2024

Vận tốc nước dựa vào tiêu chuẩn việt nam 4513-1988. Download TCVN 4513 – 1988 Ở mục 6.5 Trang 14 Trong tiêu chuẩn. Lấy nước dùng cho mọi nhu cầu sinh hoạt vận tốc V = 1,2 m/s và chữa cháy là 2,5 m/s.

VD: Giả sử Q = 28,8 l/s, dùng cho chữa cháy V = 2,5 m/s. => D = V-(4 x 28,8 / 3,14 x 25) = 1.21 dm hay phi121 => ống DN150 (hoặc DN125).

Để chọn ra loại bơm phù hợp với hệ thống cấp nước đang dùng, bạn cần xác định cột áp của hệ thống. Đây là tiền đề quan trọng để có thể chọn ra hãng và model thích hợp.

Cột áp của bơm tính bằng mét (m) và áp suất của hệ thống là bar, 1 bar = 10m nước.

Ví dụ:

Trong ngôi nhà 5 tầng, mỗi tầng cao 3,5m. Máy bơm đặt ở tầng trệt để bổ sung nước lên bồn chứa tầng mái. Thể tích bồn chứa là 4m3, kích thước đường ống dẫn nước uPVC Ø49.

Như vậy:

  • Tổng chiều cao của 5 tầng là 17,5m
  • Tổn thất ở đường ống xả, khúc van, co là 3m
  • Thể tích bồn chứa 4m3 sẽ cần tới dòng bơm có điểm làm việc 10 m3/h. Do đó, trong 30 phút bồn nước sẽ được bơm đầy.

Tóm lại cột áp của hệ cấp nước 5 tầng H = 20,5m, Q = 10m3/h. Điện áp sẽ phụ thuộc vào nhà bạn dùng 1 pha hay 3 pha để chọn ra bơm có thông số điện áp tương ứng.