Cách đá mạnh

Trong bóng đá tốc độ di chuyển nhanh giúp cầu thủ chiếm được ưu thế rất lớn. Tuy nhiên, khi tăng tốc độ di chuyển sẽ làm giảm tỉ lệ sút chuẩn xác của những đường bóng. Vì thế, bất cứ cầu thủ nào dù thi đấu chuyên nghiệp hay nghiệp dư đều mong muốn học được cách sút bóng căng nhưng vẫn đảm bảo chính xác. Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn đọc kỹ thuật rất quan trọng này trên sân cỏ nhé!

Sút bóng căng đem lại được những lợi ích gì?

Không phải ngẫu nhiên kỹ thuật sút bóng này lại được nhiều người học hỏi đến như thế. Kỹ thuật sút bóng mạnh thực sự đem lại rất nhiều lợi thế cho đội của bạn đấy nhé:

  • Khi sút bóng căng, tốc độ di chuyển của bóng nhanh, bóng có lực sẽ gây khó khăn cho đối thủ trong việc đuổi theo bóng, chặn bóng hay bắt bóng. Chắc chắn tốc độ di chuyển của con người không thể nhanh bằng đường bay của bóng.
  • Những cú sút bóng căng dễ khiến bóng đi bổng và tạo lợi thế về chiều cao dễ dàng đánh bại được đối phương bởi bóng vượt quá chiều cao của họ, họ cũng không thể làm gì khác.
  • Những đường di chuyển bóng đẹp và đi vào lịch sử của các ngôi sao bóng đá đa phần là những pha sút bóng nhanh và mạnh, vì thế trong 1 trận đấu, sút bóng mạnh rất dễ tạo ra những đường chuyền chính xác.
  • Việc ghi bàn từ xa chỉ có thể thực hiện được với siêu phẩm sút bóng căng mà thôi. Và lưu ý nhỏ là hay chọn cho mình một đôi giày đá bóng nam chính hãng phù hợp nhất.

Cách đá mạnh

Sút bóng nhanh và mạnh tạo điều kiện thuận lợi để ghi bàn

Đối với kỹ thuật sút bóng căng và chính xác không thể thực hiện nhanh chóng trong ngày 1 ngày 2 mà cần tới sự kiên trì tập luyện của các cầu thủ. Chỉ với những bước đơn giản dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn tự tin hơn vào chân sút của mình đấy:

Bước 1: Lấy đà để có lực sút mạnh hơn

Muốn sút bóng nhanh và mạnh, việc lấy đà vô cùng quan trọng. Bạn không thể sút bóng mạnh nếu chỉ đứng im 1 chỗ. Theo kinh nghiệm từ các huấn luyện viên bóng đá chia sẻ: cách sút bóng căng bạn cần lấy đà từ cách quả bóng tối thiểu khoảng 3 đến 6 bước chân. Chính tốc độ chạy của đôi chân tăng dần sẽ tạo lực cho cú sút trở nên mạnh hơn. Bước đà đầu có thể nhỏ nhưng phải tăng dần và bước đà cuối phải lớn nhất. Quan trọng khi chạy lấy đà, người chơi phải kiểm soát được tư thế của thân người.

Bước 2: Chân trụ phải thật vững

Khi thực hiện cách sút bóng căng nếu không biết cách lấy chân trụ vững sẽ rất dễ khiến cầu thủ bị ngã, xảy ra các chấn thương. Ngược lại việc chân trụ tốt còn hỗ trợ cho lực tác động lên trái bóng mạnh hơn. Thông thường, các cầu thủ trên sân sẽ sử dụng chân trụ là chân không thuận còn chân sút bóng sẽ là chân thuận. Toàn bộ trọng lực của cơ thể sẽ dồn xuống chân trị với đầu gối hơi khụy xuống tạo lực và tạo đà thật vững chắc. Chân trụ sẽ tạo điều kiện cho việc phát huy tối đa lực sút của chân kia và khi tiếp xúc với bóng hiệu quả.

Cách đá mạnh

Kỹ thuật sút bóng nhanh và mạnh cần được cầu thủ tập luyện thường xuyên

Bước 3: Vung chân và sút bóng – cách sút bóng căng

Bạn có biết chìa khóa của cách sút bóng căng chính là việc vung chân sút bóng? Bóng có bổng có mạnh, đi có chính xác hay không cũng ở bước này. Muốn sút bóng mạnh bạn chỉ cần chạy lấy đà tốt, nhưng việc sút bóng mạnh lại thiếu chính xác là điều không nên, không cần thiết. Vậy là sao để vừa sút bóng căng lại vừa chính xác đây? Sau khi đã lấy trụ ở chân không thuận, hãy sử dụng chân thuận vung ra sau để tạo khoảng cách lớn với quả bóng, lúc này khi chân thuận di chuyển về trước quả bóng sẽ được tác động lên lực rất lớn. Sút bóng căng sẽ đạt được ở lực cao và khoảng cách xa của đôi chân. Tư thế cần thiết của cầu thủ lúc này là lấy hông làm điểm tựa, chân không thuận trụ vững, chân sút đưa từ sau ra trước đến khi đầu gối với vị trí vuông góc với trái bóng sẽ vung mạnh để bóng tiếp xúc với bàn chân. Đây được gọi là cách sút bóng có lực trong tư thế thuận đà, chỉ khi thuận đà đường bóng mới đi đúng hướng bạn dự tính. Mũi bàn chân trụ chính là hướng bóng sẽ di chuyển, lực của quả bóng là lực bạn lấy đà và biên độ chân sút vung lên.

Có thể bạn quan tâm: 6 Bước sút bóng bổng đúng kỹ thuật

Bước 4: Điểm tiếp xúc giữa quả bóng và chân sút

Trong kỹ thuật cách sút bóng căng một trong những chi tiết rất nhỏ nhưng cần luyện tập rất lâu chính là lựa chọn điểm tiếp xúc giữa quả bóng với chân sút. Trên bàn chân của bạn có rất nhiều điểm khác nhau và vị trí tiếp xúc với quả bóng sẽ quyết định độ chính xác và lực đấy nhé. Cụ thể:

  • Nếu bàn chân sút vào đúng giữa tâm của trái bóng, điểm tiếp xúc này tạo ra lực bay mạnh nhất của quả bóng và giúp quả bóng bay song song với mặt đất di chuyển theo hướng chính xác.
  • Nếu bàn chân sút chạm vào phần trên của quả bóng sẽ làm quả bóng bay sệt và cú sút coi như bị thất bại.
  • Nếu bàn chân chạm vào phần dưới của quả bóng sẽ giúp quả bóng bay bổng lên trời và đường di chuyển không xa.
  • Nếu quả bóng được tiếp xúc với mu bàn chân sẽ đi thăng, có lực và chính xác.
  • Nếu quả bóng tiếp xúc với má của bàn chân sẽ bay theo hướng vòng cung. Những đường bóng hình vòng cung luôn là thách thức rất lớn đối với cầu thủ hay thủ môn team bạn. Đây được coi là đường bóng hiểm hóc khi đưngs trước khung thành vì vô cùng khó xử lý và tỉ lệ rung lưới rất cao.

Như vậy, mỗi vị trí tiếp xúc của bóng với bàn chân sẽ tạo ra hướng bóng khác nhau. Tùy vào từng trường hợp cầu thủ sẽ lựa chọn cách đá bóng căng tăng lực sút bóng khác nhau để dễ dàng tạo lợi thế tấn công hoặc ghi bàn cho đội của mình.

Cách đá mạnh

Thực hiện từng bước kỹ thuật chính xác khi sút bóng mạnh

Bước 5: Kết thúc động tác sút bóng

Bước cuối cùng hoàn thiện cách sút bóng nhanh, mạnh và chính xác là bước 5. Không phải cứ khi bạn sút bóng xong nghĩa là xong đâu nhé. Bởi trận đấu bóng vẫn còn tiếp tục và bạn cần biết các kết thúc động tác sút bóng mạnh của mình sao cho đúng kỹ thuật để bạn dễ dàng tiếp tục di chuyển nhanh về phía trước mà không bị ngã, không xảy ra chấn thương. Khi kết thúc cách sút bóng căng bạn sẽ đưa chân sút theo đà về phía trước, điều đó đồng nghĩa với cơ thể bạn cũng sẽ đổ về phía trước. Lúc này đòi hỏi toàn bộ cơ thể của bạn phải phối hợp thật ăn ý và nhịp nhàng cung nhau để giữ cho cơ thể mình được thăng bằng. Rất nhiều những cầu thủ mới khi sút bóng mạnh dễ bị ngã ra sân cỏ vì quá chú tâm vào lực sút làm mất khả năng giữ thăng bằng của mình sau đó. Chỉ khi bạn giữ được thăng bằng sau cú sút bóng mạnh mới tạo điều kiện tốt cho diễn biến tiếp theo, ngay sau đó của trận đấu.

Cách sút bóng căng là kỹ thuật tuy không khó nhưng để thực hiện đúng và chuẩn lại không hề dễ dàng. Một cầu thủ sẽ trở thành nỗi khiếp sợ của đội bóng đối thủ nếu sở hữu kỹ thuật này thật tốt đem lại những lần ghi bàn siêu đẹp mắt. Để được học hỏi thêm nhiều những kỹ thuật đá bóng khác hãy truy cập website của thethaovip.com.vn mỗi ngày bạn nhé. Chúng tôi thường xuyên cập nhật những kỹ thuật mới, hay cho bạn đọc tham khảo.

Nếu bạn từng tham gia vào một cuộc ẩu đả thì có lẽ đã biết cần phải lo lắng điều gì. “Đối phương có biết võ hay không?” “Đối phương có giấu vũ khí hay không?” Bạn đã bao giờ tự hỏi, “Các đòn tấn công của mình có đủ mạnh để giành chiến thắng nhanh chóng hay không?” hoặc “Làm sao để tăng uy lực cho cú đánh?” Bài viết này sẽ cho bạn biết câu trả lời!

  1. 1

    Nắm vững kỹ thuật này để có thể đấm mạnh hơn. Bạn đã bao giờ thấy người chơi golf nào phát một đường bóng tuyệt đẹp với kỹ thuật kém chưa? Bạn đã bao giờ thấy vận động viên điền kinh nào chạy về đích đầu tiên với kỹ thuật kém chưa? Bạn đã bao giờ thấy vận động viên bơi lội nào bơi với tốc độ chóng mặt với kỹ thuật kém chưa? Chúng tôi cũng chưa từng thấy. Kỹ thuật đấm đúng không chỉ giúp cú đấm mạnh hơn mà còn phát huy hiệu quả cao hơn, nghĩa là bạn sẽ dùng ít năng lượng hơn để có một cú đấm mạnh hơn.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Đặt bàn chân và chân ở đúng vị trí. Bàn chân và chân là điểm neo của cơ thể. Chúng giúp bạn giữ thăng bằng, và cho phép bạn truyền năng lượng từ thân dưới lên thân trên và đi vào nắm đấm. Dưới đây là một số lời khuyên để bạn xem xét khi sử dụng bàn chân và chân.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Hai bàn chân mở rộng hơn vai một chút. Nếu không chắc chắn thì bạn có thể đặt chúng cách xa nhau một chút.
    • Nâng gót chân phía sau lên và giữ nguyên như vậy. Đừng đứng với hai bàn chân đặt “bằng”.
    • Đầu bàn chân hướng về phía cần đấm. Nếu bạn đặt đầu bàn chân hướng khỏi mục tiêu thì cú đấm sẽ kém lực hơn.
    • Gập nhẹ đầu gối. Khi đấm, bạn có thể duỗi thẳng đầu gối để tăng sức mạnh cho cú đấm.

  3. 3

    Di chuyển hông và thân trên để tạo ra lực. Bạn hãy thí nghiệm đi! Đấm một vật nào đó mà không di chuyển hông hay thân trên. Cú đấm sẽ không mạnh lắm phải không? Bây giờ bạn hãy thử di chuyển hông và thân trên khi đấm. Cú đấm này sẽ mạnh ít nhất gấp đôi cú đấm ban đầu phải không? Bạn hãy nghĩ xem: các vận động viên chơi golf, quần vợt và bóng chày, tất cả đều sử dụng hông và thân trên để tạo thêm sức mạnh. Chẳng có lý do gì mà bạn không nên làm vậy.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Sử dụng hông để lắc thân trên về phía sau. Bạn có thể hình dung động tác này giống như lên đạn cho súng trước khi bắn. Sau đó, giải phóng sức mạnh bằng cách đảo ngược chuyển động của hông và lắc thân trên về phía mục tiêu.

  4. 4

    Nhớ thở ra trước khi đấm. Việc thở ra sẽ giúp thả lỏng các nhóm cơ ngay trước khi va chạm. Nếu bạn thấy khó thở ra trước khi đấm thì hãy hét lên. Các võ sĩ luôn làm như vậy để đảm bảo họ thở ra khi tung đòn.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  5. 5

    Đầu hơi cúi xuống, cằm khép vào và nhìn vào mục tiêu khi đấm. Người hơi ngả về phía trước và khép cằm vào để đầu tránh khỏi hướng phản công của đối phương; nếu bạn đứng yên thì đối thủ sẽ dễ nhắm trúng hơn. Luôn nhìn vào mục tiêu để tung cú đấm chính xác. Đây là phương pháp tự nhiên để nhắm mục tiêu.

  6. 6

    Giữ cánh tay và nắm đấm thẳng hàng. Ngoài việc dùng hông tạo sức mạnh, kỹ thuật giữ cánh tay và nắm đấm là phần quan trọng nhất để có một cú đấm thành công. Đây là một số lời khuyên để đảm bảo bạn dùng cánh tay và nắm đấm hiệu quả nhất.

    • Thả lỏng cánh tay và nắm đấm cho đến ngay trước thời điểm va chạm. Khi bắt đầu tiếp xúc với đối thủ, bạn hãy siết chặt nắm đấm. Nắm đấm thả lỏng sẽ di chuyển trong không khí tốt hơn, nhưng nắm đấm siết chặt sẽ tạo nhiều lực hơn.
    • Đấm theo đường thẳng. Bạn thường có khuynh hướng tung nắm đấm theo quỹ đạo cong, nhưng bạn không nhớ rằng sức mạnh xuất phát từ hông và thân trên hay sao, không phải từ đường đi của cánh tay.
    • Đừng thu bàn tay hay cánh tay về phía sau để lấy đà. Động tác này sẽ giúp đối thủ nhận ra ý định của bạn trước khi bạn thực hiện.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  7. 7

    Nhắm vào vị trí nào đau nhất. Nếu muốn đấm thì bạn nên nhắm vào đúng vị trí - tức là chỗ nào gây tổn thương nhiều nhất:[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Cằm
    • Thái dương
    • Phần bụng dưới sườn
    • Xương sườn

  8. 8

    Học kỹ thuật đánh của các môn võ khác. Quyền anh và các môn võ sẽ giúp bạn di chuyển nhanh hơn, uyển chuyển và mạnh mẽ hơn.

  1. 1

    Luyện tập với bao đấm là một phương pháp giúp tăng sức mạnh cú đấm. Bao đấm không nên quá nặng đến mức làm tét da ngón tay, cũng không nên quá nhẹ đến mức bạn có thể đấm nó bay đi. Đây đúng là trường hợp mà bạn không được dùng quá nhiều, cũng không dùng quá ít, mà phải vừa đủ.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    Asher Smiley

    Võ sư môn Krav Maga

    Asher Smiley là chủ sở hữu và huấn luyện viên chính của Krav Maga Revolution tại Petaluma, California. Asher đã làm công tác huấn luyện quốc tế với những huấn luyện viên hàng đầu của Krav Maga Revolution. Năm 2017, ông làm việc cho International Kapap Federation Combat Krav Maga International, hoàn thành buổi hội thảo chiến thuật 7 ngày và khóa học huấn luyện viên CKMI 8 ngày.

    Asher Smiley
    Võ sư môn Krav Maga

    Bạn tập đấm càng nhiều thì cú đấm sẽ càng mạnh. Đến một lúc nào đó bạn có thể đấm những vật rất cứng như bức tường hay sàn nhà, nhưng đừng dùng hết sức đấm vào tường nếu trước đây bạn chưa bao giờ đấm.

  2. 2

    Sau khi mua được bao đấm, bạn sẽ bắt đầu luyện tập. Sử dụng các lời khuyên nói trên để nâng cao kỹ năng, và luyện tập với bao đấm. Nhớ sử dụng hông trong từng cú đấm.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Bắt đầu sử dụng tạ đơn trọng lượng nhẹ trong buổi tập đấm. Đừng dùng tạ đơn quá nặng ngay cả khi nâng bình thường. Bạn nên bắt đầu với trọng lượng 2,5 hay 5kg, hoặc 7kg nếu bạn tập tạ thường xuyên.

  4. 4

    Tập đấm trong không khí với tạ đơn. Đấm với tạ đơn sẽ giúp bạn tăng tốc độ và sức bền của vai, cũng như tăng cường sức mạnh cho cú đấm.

    • Khởi đầu với 12-15 cú đấm cho mỗi tay. Cố gắng tập 10 hiệp cho mỗi tay và tập hằng ngày.
    • Nhớ đừng lạm dụng tay thuận để tập quá sức, trong khi bỏ quên tay còn lại. Nếu một tay của bạn rõ ràng yếu hơn tay còn lại thì bạn nên tập trung vào tay đó. Trong khi đánh nhau, đối thủ thông minh sẽ cố khai thác điểm yếu của bạn. Bạn sẽ là đối thủ đáng gờm hơn nếu không có điểm yếu để đối thủ khai thác.
    • Tăng dần trọng lượng tạ khi bạn đã quen với mức tạ cũ. Tăng trọng lượng tạ sẽ giúp cho tốc độ và sức mạnh cánh tay tăng lên.
    • Đừng bao giờ dùng tạ đơn để tập đấm vào bao cát. Bạn chỉ nên dùng tạ đơn khi tập đấm trong không khí.

Đấm gió sẽ giúp tốc độ cú đấm nhanh hơn. Tốc độ của bạn càng nhanh thì lực đấm sẽ càng mạnh.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Cố gắng đấm nhanh nhất có thể và đấm liên tục.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Tập 5 phút và nghỉ ngơi 2 phút. Lặp lại 5 lần liên tục.

  2. 2

    Luyện tập với tất cả các kiểu đấm. Ví dụ, đấm thẳng, đấm móc lên, và đấm móc ngang.

  • Khi tập với tạ đơn, bạn có thể tăng trọng lượng tạ nếu không cảm thấy mệt. Nếu bạn có thể đấm trong không khí với tạ đơn 5-7kg mà không thấy mệt, thì bạn có thể đấm gãy răng đối phương chỉ với một cú đấm. Vì vậy, hoàn toàn không cần thiết tăng trọng lượng tạ trừ khi bạn muốn đấm thủng thân xe ô tô.
  • Siết chặt nắm đấm tại thời điểm cuối cùng.
  • Nhớ làm ấm/khởi động các nhóm cơ liên quan để tránh bị đau hay bong gân.
  • Khi đi bơi, bạn có thể tập đấm dưới nước để tăng tốc độ và sức mạnh của cú đấm.
  • Sử dụng quả đấm sắt để gây tổn thương nặng hơn cho đối thủ.

  • Hiểu rõ về sức mạnh của mình. Sau một thời gian luyện tập thì cú đấm của bạn sẽ mạnh hơn, vậy nên đừng đấm bạn bè với nỗ lực như trước khi bạn luyện tập để tránh làm họ chấn thương.
  • Nên nhớ: “Đừng” đấm bất cứ thứ gì với tạ đơn.
  • Cũng “đừng” đấm với cánh tay duỗi thẳng hoàn toàn để tránh làm khuỷu tay chấn thương nghiêm trọng.
  • Cầm chắc tạ đơn để tạ không bay ra khỏi tay khi bạn đấm. Nhớ đeo găng tay nếu tay bạn ra nhiều mồ hôi, để tạ không bị trượt khỏi tay.

Bài viết này đã được cùng viết bởi Asher Smiley. Asher Smiley là chủ sở hữu và huấn luyện viên chính của Krav Maga Revolution tại Petaluma, California. Asher đã làm công tác huấn luyện quốc tế với những huấn luyện viên hàng đầu của Krav Maga Revolution. Năm 2017, ông làm việc cho International Kapap Federation Combat Krav Maga International, hoàn thành buổi hội thảo chiến thuật 7 ngày và khóa học huấn luyện viên CKMI 8 ngày. Bài viết này đã được xem 26.190 lần.

Chuyên mục: Thể thao và Thẩm mỹ

Trang này đã được đọc 26.190 lần.