Cách chữa ung thư tụy giai đoạn cuối

Các giai đoạn và cách điều trị ung thư tụy là vấn đề mà bất kỳ ai mắc bệnh ung thư này đều quan tâm đặc biệt. 

Giai đoạn ung thư tụy Ung thư tụy là căn bệnh ít gặp nhưng lại rất nguy hiểm bởi khó phát hiện, khó điều trị và tỉ lệ tử vong cực cao. Hầu hết bệnh nhân ung thư tụy sau khi điều trị bằng phẫu thuật chỉ sống được khoảng 2-3 năm, tỉ lệ tái phát sau phẫu thuật cũng khá lớn. Còn với những bệnh nhân giai đoạn sau, không thể can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật thì đa số người bệnh đều không sống quá 1 năm sau khi phát hiện bệnh. Ung thư tụy chia làm 4 giai đoạn như sau: - Giai đoạn 1: Xuất hiện khối u trong tuyến tụy, kích thước chỉ dưới 2cm, hầu như không gây ra bất kỳ triệu chứng nào nên bệnh nhân rất khó phát hiện bệnh.  - Giai đoạn 2: Khối u đã có kích thước trên 2cm và dưới 4cm, xâm lấn đến các mô lân cận tuyến tụy nhưng chưa ảnh hưởng đến các mạch máu và tế bào ung thư có thể hiện diện ở các hạch bạch huyết xung quanh. - Giai đoạn 3: Khối u có thể đạt kích thước trên 6cm, tế bào ung thư xâm lấn vào các mạch máu và di căn tới nhiều hạch bạch huyết cũng như các cơ quan lân cận. 

- Giai đoạn 4: Khối u có thể đạt bất kỳ kích thước nào, xâm lấn đến những bộ phận xa hơn như gan, phổi, màng bụng,…

Cách chữa ung thư tụy giai đoạn cuối

Cách điều trị ung thư tụy hiệu quả nhất Bệnh ung thư tụy khiến người bệnh chịu những cơn đau đớn triền miên bởi khối u chèn ép lên các dây thần kinh và những bộ phận xung quanh. Việc điều trị chủ yếu cho người bệnh nhằm mục đích giảm đau, giảm nhẹ những triệu chứng khó chịu ở bệnh nhân. Và đa số bệnh nhân ung thư tuyến tụy khi được phát hiện bệnh thì đã tiến triển đến giai đoạn muộn, gây nhiều khó khăn trong việc điều trị. Các phương pháp điều trị chủ yếu bao gồm: - Phẫu thuật: Hầu hết bệnh nhân ung thư tuyến tụy khi phát hiện bệnh đều đã ở giai đoạn cuối, không thể phẫu thuật chữa lành nhưng có thể giúp người bệnh đỡ ngứa, vàng da, cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống cho người bệnh. - Xạ trị: Nếu không thể phẫu thuật thì xạ trị là phương án thứ hai có thể dùng cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy để giảm nhẹ triệu chứng đau đớn, vàng da. Ngăn ngừa bệnh tái phát nếu tiến hành xạ trị sau phẫu thuật. - Hóa trị: Là phương pháp điều trị hỗ trợ cho xạ trị hoặc áp dụng nếu xạ trị và phẫu thuật không còn thích hợp bởi tình trạng bệnh nhân đã diễn biến nghiêm trọng hơn. Khi đó, hóa trị đóng vai trò giúp người bệnh ung thư tuyến tụy kéo dài sự sống, giảm đau đớn, khó chịu khi bước vào giai đoạn cuối. Ngoài ra, bệnh nhân ung thư tụy còn có thể điều trị bệnh theo các phương pháp trên kết hợp với đông y để kéo dài sự sống và cải thiện chất lượng sống.

Với những thông tin cơ bản về giai đoạn và cách điều trị ung thư tụy trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn phần nào về căn bệnh này và có biện pháp áp dụng để có thể giành giật sự sống dễ dàng hơn nếu không may bạn mắc phải căn bệnh này.

Theo Vietnamnet

Cơ hội sống của bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối rất thấp, chỉ khoảng 1% nhưng nếu được điều trị tích cực bệnh nhân vẫn có thể kéo dài thêm cơ hội sống. Vậy có những biện pháp nào điều trị ung thư tụy giai đoạn cuối? Hãy cùng với GENK STF tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Biểu hiện và nguyên nhân ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối

Cách chữa ung thư tụy giai đoạn cuối
Ung thư tụy giai đoạn cuối di căn đến các bộ phận khác

Ung thư tuyến tụy có 4 giai đoạn phát triển. Đặc điểm của ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối là khối u phát triển với kích thước bất kỳ, đã xâm lân rộng đến các hạch bạch huyết và di căn đến các bộ phận như phổi, não, gan, xương, dạ dày…

Biểu hiện ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối là tập hợp của nhiều triệu chứng bệnh ung thư, không chỉ xuất phát từ tuyến tụy mà bắt nguồn từ cả những vị trí mà khối u di căn.

Một số biểu hiện ung thư tụy giai đoạn cuối thường gặp là:

– Vàng da, vàng mắt.

– Nước tiểu sẫm màu.

– Đau lưng, đau bụng do sự chèn ép của khối u tuyến tụy tại các dây thần kinh ổ bụng.

– Bụng bị chướng, sưng.

– Đau đầu, ù tai, liệt nửa mặt… có thể xuất hiện khi khối u di căn não.

– Ho, tức ngực, khó thở xảy ra khi khối u di căn phổi.

– Đau xương, xương dễ gãy khi khối u di căn xương.

– Mệt mỏi, sút cân nhanh, chán ăn.

Mặc dù nguyên nhân chính xác gây ung thư tuyến tụy chưa được kết luận cụ thể nhưng có một vài yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như:

– Tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy càng lớn. Bệnh thường gặp ở những người trên 45 tuổi.

– Mắc một số bệnh như bệnh tiểu đường, viêm tụy, bệnh gan… cũng có khả năng mắc bệnh.

– Thừa cân – béo phì.

– Chế độ ăn uống không khoa học.

– Tiền sử gia đình có người thân mắc ung thư tuyến tụy.

2. Điều trị ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối

Cách chữa ung thư tụy giai đoạn cuối
Chăm sóc cho bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối rất quan trọng

Việc điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối là rất khó khăn. Điều trị ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối chỉ nhằm mục đích giảm triệu và các cơn đau do ung thư tuyến tụy gây ra.

Bệnh ung thư tuyến tụy khi bước sang giai đoạn xâm lấn thì không có khả năng chữa trị. Tuy nhiên, những phương pháp điều trị cũng có thể giúp người bệnh thu nhỏ kích thước khối u, làm chậm sự phát triển của khối u, chậm quá trình di căn, giảm nhẹ triệu chứng và giúp người bệnh sống lâu hơn.

Những phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy giai đoạn muộn như hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật thường được điều trị kết hợp với nhau. Việc điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như vị trí mà ung thư đã di căn đến, kích thước của khối u, loại ung thư tuyến tụy (nội tiết hay ngoại tiết), các phương pháp điều trị được áp dụng trước đó (nếu có), sức khỏe tổng quát của bệnh nhân, tuổi tác, giới tính, mức độ đáp ứng với điều trị,… của người bệnh.

Ở giai đoạn xâm lấn và di căn, người bệnh ung thư tuyến tụy thường gặp phải triệu chứng đau đớn, khó chịu kéo dài và họ có thể được sử dụng các loại thuốc giảm đau hoặc thuốc ức chế thần kinh để kiểm soát cơn đau. Ngoài ra, họ còn được phẫu thuật giảm tắc nghẽn ống mật, hạn chế tình trạng vàng da, vàng mắt và ngứa da. Với những bệnh nhân tiêu hóa kém, sụt cân nhanh thì cần thay đổi về chế độ dinh dưỡng hằng ngày, sao cho người bệnh cung cấp đủ calo cho nhu cầu của cơ thể,…

Tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, độ tuổi bệnh nhân, mức độ đáp ứng điều trị… Ung thư tuyến tụy sống được bao lâu là nỗi lo lắng của tất cả bệnh nhân ung thư tuyến tụy và người nhà của họ.

3. Bệnh nhân ung thư tuyến tụy sống được bao lâu?

Trong số các bệnh ung thư thường gặp, ung thư tuyến tụy được đánh giá là cực kì nguy hiểm, thời gian tiến triển bệnh nhanh và người bệnh có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị tích cực sớm.

Giai đoạn tiến triển ung thư là một trong những yếu tố có vai trò quyết định bệnh nhân ung thư tuyến tụy sống được bao lâu.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ở giai đoạn IA, khi khối u có kích thước không vượt quá 2 cm và vẫn giới hạn trong tuyến tụy, bệnh nhân ung thư tuyến tụy có khoảng 14% cơ hội sống. Ở giai đoạn IB, khi khối u có kích thước khoảng 2 – 4cm, cơ hội sống sau 5 năm chẩn đoán bệnh của bệnh nhân giảm còn khoảng 12%.

Ở giai đoạn IIA, khi ung thư có kích thước lớn hơn 4cm nhưng chưa di căn hạch hay các cơ quan ở xa, bệnh nhân có khoảng 7% cơ hội sống. Ở giai đoạn IIB, ung thư có thể phát triển với kích thước khó xác định (nhỏ hơn 2 cm, trong khoảng 2 – 4 cm hay lớn hơn 4cm), lan đến nhiều nhất khoảng 3 hạch bạch huyết lân cận nhưng chưa di căn xa, người bệnh có khoảng 5% cơ hội sống.

Ở giai đoạn III, ung thư có thể đạt kích thước bất kì, lan đến ít nhất 4 hạch bạch huyết gần đó nhưng chưa di căn xa, người bệnh có khoảng 3% cơ hội sống sau 5 năm chẩn đoán bệnh.

Đến giai đoạn cuối, khi ung thư đã di căn đến các cơ quan ở xa, tiên lượng sống người bệnh chỉ còn khoảng 1%.

4. Ung thư tụy không nên ăn gì?

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy rất quan trọng. Các loại thực phẩm có nguy cơ làm trầm trọng hơn các triệu chứng bệnh như buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, khó tiêu… cần loại bỏ khỏi chế độ ăn hàng ngày. Không chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh, nhiều loại thực phẩm còn làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy tái phát. Vậy, ung thư tuyến tụy không nên ăn gì?

4.1. Thịt đỏ, các loại thực phẩm nhiều chất béo

Cách chữa ung thư tụy giai đoạn cuối
Bệnh nhân ung thư tuyến tụy không nên ăn quá nhiều thịt đỏ bởi hàm lượng đạm cao rất dễ dẫn đến khó tiêu hóa

Bệnh nhân ung thư tuyến tụy không nên ăn quá nhiều thịt đỏ bởi hàm lượng đạm cao rất dễ dẫn đến khó tiêu hóa. Ngoài ra, các loại thực phẩm giàu chất béo dễ khiến làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh, điển hình là tiêu chảy vì vậy người bệnh cũng nên tránh.

4.2. Rượu bia

Đây là những đồ uống không có lợi cho bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư tuyến tụy nói riêng. Không chỉ làm xấu đi tình trạng bệnh, các chất chuyển hóa qua rượu bia vào cơ thể còn cản trở hiệu quả quá trình điều trị ung thư.

Dù không phải kiêng khem quá nhiều nhưng bệnh nhân ung thư tuyến tụy cũng cần chú ý đến chế độ ăn khoa học để tránh gây hại đến cơ thể, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh.

4.3. Thực phẩm có lượng đường cao

Một trong những triệu chứng bệnh nhân ung thư tuyến tụy thường phải đối mặt là tình trạng khó tiêu hóa các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao. Vì vậy, người bệnh cần tránh các loại thực phẩm như bánh quy ngọt, nước uống có ga…

Trên đây là những thông tin tham khảo ung thư tuyến tụy không nên ăn gì. Thực tế, ăn uống cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào các triệu chứng bệnh cũng như phương pháp điều trị. Vì vậy, để biết chính xác chế độ dinh dưỡng phù hợp, bạn cần tham khảo thêm ý kiến tư vấn trực tiếp của bác sĩ điều trị.

Hy vọng bài viết đã cung cấp những gì cần biết về bệnh ung thư tụy giai đoạn cuối và sẽ là những thông tin bổ ích giúp bạn và gia đình có thêm kiến thức để có thể phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư tụy một cách tốt nhất.

Biện Phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
Cách chữa ung thư tụy giai đoạn cuối
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: GENK STF FUCOIDAN SULFATE HÓA CAO – THẮP NIỀM HY VỌNG MỚI CHO CUỘC CHIẾN CHỐNG UNG THƯ