Cách chế biến hạt chia cho người tiểu đường

Hạt chia là một trong tứ đại ngũ cốc (bắp, lúa mạch, diêm mạch và hạt chia) của người Maya, chữ Chia trong tiếng Maya có nghĩa là sức mạnh.

Cách chế biến hạt chia cho người tiểu đường
Do chứa hàm lượng cao chất xơ, hạt chia giúp điều trị các vấn đề liên quan đến tiêu hóa

Hạt chia còn có tên khoa học là Salvia Hispanica thuộc loại Lamiaceae, cùng loại với các loại thảo mộc dùng làm gia vị như húng quế, bạc hà. Hạt chia hay bị nhầm lẫn với hạt é và hạt mè ở Việt Nam bởi vì hình dáng và màu sắc hao hao nhau. Loại thảo mộc này được trồng chủ yếu ở Châu Mỹ và có giá trị dinh dưỡng rất cao được dùng để bồi bổ sức khỏe cho cơ thể. Bên cạnh đó, người ta còn dùng hạt chia làm tăng vị hấp dẫn đồng thời làm món ăn trở nên bổ dưỡng hơn.

Hạt chia giàu acid béo omega-3, protein, chất xơ, các khoáng chất và vitamin. Chúng giúp phục hồi da, đốt cháy chất béo, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe. Hạt chia còn được biết đến với công dụng phòng ngừa ung thư đại tràng, giảm viêm, tăng cường chức năng nhận thức và giảm cholesterol.

Do chứa hàm lượng cao chất xơ, hạt chia giúp điều trị các vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Với hạt chia tự nhiên có chứa 37% chất xơ trong đó 80% là chất xơ không hòa tan và 20% hòa tan giúp chức năng hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Do có nhiều chất xơ nên nó giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ đồng thời hệ thống tiêu hóa cũng được lọc sạch các chất độc hại, tẩy bớt cholesterol dính ở thành ruột nhờ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về ruột.

Bởi vì tất cả các chất xơ trong hạt chia có thể hấp thụ lên đến 10-12 lần trọng lượng của chúng trong nước, trở thành dạng gel và nở rộng trong dạ dày của bạn. Về mặt lý thuyết, điều này sẽ làm tăng sự viên mãn, hấp thu chậm thực phẩm của bạn và giúp bạn tự động cần ít calo hơn. Chất xơ cũng cung cấp nguồn vi khuẩn có ích trong ruột, là quan trọng bởi vì việc giữ cho đường ruột của bạn hoạt động tốt và quan trọng cho sức khỏe.

Hạt chia được xem là một siêu thực phẩm tốt cho sức khỏe tim và não. Chúng chứa khoảng 20% acid béo omega-3, gấp khoảng 8 lần so với cá hồi. Đây là một trong những lợi ích hàng đầu của hạt chia.

Hàm lượng sắt trong hạt chia gấp 3 lần so với rau chân vịt.

Hạt chia cũng giàu chất chống ôxy hóa, lượng chất chống ôxy hóa trong hạt chia gấp 3 lần so với việt quất.

Hạt chia còn chứa các acid amin với 8 loại acid amin thiết yếu.

Hạt chia cũng được xem là thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường vì chúng giúp điều hòa nồng độ glucose. Trong một nghiên cứu cho thấy hạt chia còn có thể hỗ trợ bệnh nhân điều trị bệnh tiểu đường, họ nhìn thấy sự cải thiện trong một vài dấu hiệu sức khỏe quan trọng. Bên cạnh đó hạt chia có nhiều chất xơ, giúp cơ thể không có cảm giác thèm đồ ngọt nhờ đó làm ổn định lượng đường trong máu, tránh béo phì, tránh được bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu ở những bệnh nhân tiểu đường ở giai đoạn 2 cho thấy, hạt chia có thể làm giảm huyết áp đáng kể.

Bạn có thể dùng hạt chia thay cho trứng vì chúng cung cấp lượng protein dồi dào. Chỉ cần trộn hạt chia với nước để tạo một hỗn hợp dạng sệt rồi thêm vào các công thức nấu nướng. Bạn nên ngâm hạt chia trong nước khoảng 15 phút trước khi dùng để hạt nở hết và giúp bạn no lâu.

(Kiến thức gia đình số 43)

Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với người bệnh đái tháo đường, nó là một trong ba biện pháp không thể thiếu trong điều trị. Những người mắc bệnh tiểu đường có thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách lựa chọn thực phẩm có lợi  sau:

Rau lá xanh

Rau lá xanh có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng thiết yếu.  Rau lá xanh, bao gồm rau bina, cải xoăn, cải bắp, bông cải xanh là nguồn cung cấp kali, vitamin A và canxi, protein và rất nhiều chất xơ. Ăn rau lá xanh rất hữu ích cho những người mắc bệnh tiểu đường do hàm lượng chất chống ô xy hóa cao và chứa các enzyme tiêu hóa tinh bột.

Cách chế biến hạt chia cho người tiểu đường

Một nghiên cứu quy mô nhỏ cho thấy, uống 300ml ml nước ép cải xoăn mỗi ngày trong 6 tuần, có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và cải thiện huyết áp ở những người bị tăng huyết áp cận lâm sàng. Rau lá xanh có thể ăn dưới dạng món salad, món ăn phụ, súp và bữa tối. Kết hợp chúng với một nguồn protein nạc, chẳng hạn như thịt gà hoặc đậu phụ.

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt chứa hàm lượng chất xơ cao và nhiều chất dinh dưỡng hơn so với ngũ cốc trắng tinh chế. Ăn một chế độ ăn nhiều chất xơ rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường vì chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa. Hấp thụ chất dinh dưỡng chậm hơn giúp giữ lượng đường trong máu ổn định.

Cách chế biến hạt chia cho người tiểu đường

Lúa mì nguyên hạt và ngũ cốc nguyên hạt có thang chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn so với bánh mì trắng và gạo. Điều này có nghĩa là chúng ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Ngũ cốc nguyên hạt bao gồm: Gạo lức, bánh mì ngũ cốc, mì ống nguyên chất, hạt kê, lúa mạch đen...

Cá béo

Cá béo là một thực phẩm bổ sung lành mạnh cho bất kỳ chế độ ăn uống nào. Cá béo chứa ãit béo omega-3 quan trọng gọi là axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA).

Mọi người cần một lượng chất béo có lợi cho sức khỏe để giữ cho cơ thể hoạt động và tăng cường sức khỏe của tim và não. Chế độ ăn nhiều chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn có thể cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu và lipid máu ở những người mắc bệnh tiểu đường. Một số loại cá nên ăn, đó là: Cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ albacore, cá trích...

Cách chế biến hạt chia cho người tiểu đường

Bên cạnh đó, có thể ăn rong biển như tảo bẹ và tảo xoắn, là nguồn thay thế dựa trên thực vật của các axit béo này.

Các loại đậu

Đậu là một lựa chọn thực phẩm tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường. Chúng là nguồn protein từ thực vật , giúp thỏa mãn cơn thèm ăn đồng thời giúp giảm lượng carbohydrate. Đậu có mức GI thấp và rất tốt cho việc điều chỉnh lượng đường trong máu so với nhiều loại thực phẩm giàu tinh bột khác.

Cách chế biến hạt chia cho người tiểu đường

Ngoài ra, đậu có thể giúp mọi người quản lý lượng đường trong máu. Chúng là một carbohydrate phức tạp, vì vậy cơ thể tiêu hóa chúng chậm hơn so với các carbohydrate khác. Ăn đậu cũng có thể giúp giảm cân và có thể giúp điều chỉnh huyết áp và cholesterol của một người .

Những loại đậu này cũng chứa các chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, kali và magie. Nếu sử dụng đậu đóng hộp, hãy chắc chắn chọn loại không thêm muối. Nếu không, để ráo nước và rửa sạch đậu để loại bỏ bất kỳ muối thêm vào.

Quả óc chó

Các loại hạt là một bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống. Giống như cá, các loại hạt chứa axit béo có lợi cho sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Quả óc chó đặc biệt có nhiều axit béo omega-3 được gọi là axit alpha-lipoic (ALA). Giống như các omega-3 khác, ALA rất quan trọng đối với sức khỏe của tim.

Cách chế biến hạt chia cho người tiểu đường

Những người bị bệnh tiểu đường có thể có một nguy cơ cao của bệnh tim hoặc đột quỵ, vì vậy điều quan trọng là để có được các axit béo thông qua chế độ ăn uống.

Một nghiên cứu từ n ăm 2018 cho thấy, ăn quả óc chó có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn. Quả óc chó cũng cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng, chẳng hạn như protein, vitamin B6, magiê và sắt. Có thể thêm một nắm quả óc chó vào bữa sáng hoặc vào món salad trộn.

Trái cây có múi

Nhiều  nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại trái cây có múi như cam, bưởi và chanh, có tác dụng chống đái tháo đường. Ăn trái cây họ cam quýt là một cách tuyệt vời để có được vitamin và khoáng chất từ ​​trái cây mà không cần carbohydrate.

Cách chế biến hạt chia cho người tiểu đường

Hai chất chống oxy hóa là bioflavonoid và naringin chịu trách nhiệm về tác dụng chống đái tháo đường của cam. Trái cây có múi cũng là một nguồn tuyệt vời chứa nhiều vitamin C, folate, kali…

Quả mọng

Quả mọng có chứa đầy đủ các chất chống oxy hóa, có thể giúp ngăn ngừa oxy hóa, chống stress. Stress do oxy hóa có liên quan đến một loạt các tình trạng sức khỏe, bao gồm bệnh tim và một số bệnh ung thư.

Cách chế biến hạt chia cho người tiểu đường

Các nghiên cứu đã tìm thấy mức độ căng thẳng do oxy hóa mãn tính ở những người mắc bệnh tiểu đường. Stress oxy hóa xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa các chất chống oxy hóa và các phân tử không ổn định được gọi là các gốc tự do trong cơ thể.

Quả ciệt quất, quả mâm xôi, dâu tây đều chứa hàm lượng chất chống oxy hóa và chất xơ cao. Chúng cũng chứa các vitamin và khoáng chất quan trọng khác, bao gồm: Vitamin C, vitamin K, mangan, kali…

Khoai lang

Khoai lang có chỉ số GI thấp hơn khoai tây trắng. Điều này làm cho chúng trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường, vì chúng giải phóng đường chậm hơn và không làm tăng lượng đường trong máu nhiều.

Cách chế biến hạt chia cho người tiểu đường

Khoai lang chứa nhiều chất xơ, vitamin A, vitamin C và kali. Có thể ăn khoai lang theo nhiều cách: Nướng, luộc, nghiền... Để có một bữa ăn cân bằng, hãy ăn chúng với một nguồn protein nạc và rau lá xanh hoặc salad.

Sữa chua Probiotic

Probiotic là vi khuẩn hữu ích sống trong ruột người và cải thiện tiêu hóa và sức khỏe tổng thể. Một số nghiên cứu từ năm 2011 cho thấy rằng ăn sữa chua chứa men vi sinh có thể cải thiện mức cholesterol ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Cách chế biến hạt chia cho người tiểu đường

Một nghiên cứu đánh giá cho thấy rằng tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn có thể làm giảm viêm  và stress oxy hóa, cũng như tăng độ nhạy cảm với insulin. Có thể thêm các loại quả mọng và hạt vào sữa chua cho bữa sáng hoặc món tráng miệng lành mạnh.

Hạt Chia

Hạt chia là một siêu thực phẩm do  chứa hàm lượng chất chống oxy hóa và omega-3 cao. Chúng cũng là một nguồn protein và chất xơ thực vật tốt.

Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát quy mô nhỏ từ năm 2017, những người thừa cân và mắc bệnh tiểu đường loại 2 đã giảm cân nhiều hơn sau 6 tháng khi họ đưa hạt chia vào chế độ ăn uống so với những người ăn thay thế cám yến mạch. Do đó, các nhà nghiên cứu tin rằng hạt chia có thể giúp mọi người kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2.

Cách chế biến hạt chia cho người tiểu đường

Có thể rắc hạt chia vào bữa sáng hoặc salad, sử dụng chúng trong nướng bánh, hoặc cho vào nước để uống.

Như vậy, ăn một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh bao gồm các thực phẩm được liệt kê ở trên có thể giúp những người mắc bệnh tiểu đường kiểm soát tình trạng của họ và ngăn ngừa các biến chứng bằng cách: Kiểm soát lượng đường trong máu, giảm viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tăng hoạt động chống oxy hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh thận...


Ngọc Bích