Các tiêu chí định vị thị trường là gì năm 2024

Từ “định vị” lần đầu tiên được sử dụng bởi Alries Ries và Jack Trout năm 1969 trong một bài báo của tạp chí Industry Marketing, mô tả chiến lược “điền một vị trí” (Filling a slot – từ của Ries và Trout) vào tâm trí của khách hàng mục tiêu. Nhiều tác giả khác cũng đã liên kết tầm quan trọng của định vị với khái niệm về USP (đề xuất bán hàng độc đáo); một trong số đó, Jack Trout là người đầu tiên đi sâu phân tích về định vị, đưa định vị trở thành một chiến lược trọng yếu trong chiến lược thương hiệu. “Điều luật định vị nghĩa là, doanh nghiệp cần tập trung vào một ý tưởng hay khẩu hiệu mà ở đó người tiêu dùng xác định được chính mình (thông qua trải nghiệm thương hiệu)” (“The term positioning means, that the company concentrates on one idea or slogan, with which the consumer identifies himself” – Rivkim & Trout, 1996).

Một cách dễ hiểu nhất, định vị thương hiệu là việc xác định một vị thế hay vị trí cho thương hiệu trên thị trường một cách khác biệt so với đối thủ cạnh tranh; trong tâm trí khách hàng mục tiêu/công chúng. Hai yếu tố có tính quyết định sự khác biệt của một thương hiệu là người tiêu dùng, hoặc cụ thể hơn đối tượng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh.

Giống như khi đi học, mỗi người chúng ta chọn một chỗ ngồi riêng (hoặc được sắp xếp chỗ riêng) trong lớp học; một hôm bạn nghỉ ốm, giáo viên và bạn học (trong vai trò người tiêu dùng/công chúng) sẽ biết có người vắng mặt. Nếu bạn khiến giáo viên và bạn bè ấn tượng, họ sẽ nhớ ra người vắng mặt là ai, tên gì, tính cách như thế nào… Nếu bạn chỉ lặng lẽ đến lớp, không giao lưu với ai, không giới thiệu cá nhân mình… và lớp lại đông quá thì mọi người sẽ không thể “liên tưởng” được hình ảnh riêng của bạn.

Định vị thương hiệu nhằm giúp khách hàng dễ liên tưởng và dễ nhận ra bạn, dễ tìm thấy thương hiệu của bạn trong vô số các thương hiệu cạnh tranh. Điều này giúp thương hiệu tiếp cận với khách hàng mục tiêu dễ dàng hơn và doanh nghiệp bán hàng hóa tốt hơn.

Theo Paul Temporal, một chuyên gia về chiến lược định vị thương hiệu, có 13 tiêu chí xây dựng thông điệp định vị thương hiệu như sau:

1. Định vị dựa trên các đặc điểm và các yếu tố giá trị (Feature & Attributes)

Các tiêu chí định vị thị trường là gì năm 2024

2. Định vị dựa trên Lợi ích sản phẩm (Benefit)

3. Phương pháp định vị theo Vấn đề & Giải pháp (Problem & Solution)

4. Tiêu thức định vị theo đối thủ Cạnh tranh

5. Định vị bảo chứng dựa trên sự nổi tiếng của Thương hiệu tập đoàn

6. Định vị theo thói quen tiêu dùng và công dụng của sản phẩm theo từng môi trường

Các tiêu chí định vị thị trường là gì năm 2024

7. Định vị theo nhóm khách hàng mục tiêu

8. Định vị theo ước muốn

9. Định vị theo động cơ

10. Định vị theo giá trị

11. Định vị theo tình cảm/ cảm xúc

12. Định vị theo tính cách

13. Tuyên bố chúng tôi là số 1

Trích: Chương 10 – Định vị thương hiệu – Sách 10 BƯỚC CẤT CÁNH THƯƠNG HIỆU – Sách DUY NHẤT về quy trình xây dựng thương hiệu dành cho Doanh nghiệp Việt Nam.

Với thị trường kinh doanh đầy tính cạnh tranh như hiện nay thì các doanh nghiệp cần làm gì để có thể có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường? Để kinh doanh thuận lợi và có thể khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, thì một trong những điều đầu tiên bạn cần làm đó chính là định vị thị trường.

Vậy định vị thị trường là gì? Định vị thị trường có những lợi ích như thế nào đối với doanh nghiệp? Để có cái nhìn khách quan hơn chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết mà Vietmoz chia sẻ ở dưới đây nhé!

Các tiêu chí định vị thị trường là gì năm 2024
Định vị thị trường là gì? Những lợi ích khi định vị thị trường

Định vị thị trường là gì?

Định vị thị trường được hiểu theo một cách đơn giản đó là quá trình xây dựng các kế hoạch, chiến lược trong kinh doanh bao gồm tạo dựng một hình ảnh của sản phẩm hay của thương hiệu, cũng như tạo ra những giá trị khác biệt trong tâm trí của khách hàng mục tiêu. Mục tiêu của việc làm này là giúp khách hàng nhận biết được những sản phẩm của doanh nghiệp bạn với các dịch vụ khác của đối thủ cạnh tranh.

Định vị thị trường là bước quan trọng đầu tiên quyết định sự thành công trong các chiến lược tiếp thị sản phẩm. Bên cạnh việc tạo ra những giá trị riêng cho sản phẩm thì định vị thị trường còn giúp tăng sự tin tưởng từ người tiêu dùng, điều này giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và có chỗ đứng nhất định trên thị trường.

Các tiêu chí định vị thị trường là gì năm 2024
Định vị thị trường giúp doanh nghiệp xác định hướng đi đúng đắn trong kinh doanh

Các lợi ích của việc định vị thị trường là gì?

Một trong những lý do bạn nên cân nhắc việc định vị thị trường, trở thành một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp đó là với những chiến thuật đúng đắn và phù hợp, sẽ giúp doanh nghiệp tại ra được bước đột phá mới trong kinh doanh. Đồng thời có thể tạo ra những thông điệp tiếp thị tốt hơn, định hình dịch vụ tốt hơn từ đó có thể duy trì tính cạnh tranh và mức độ cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường. Dưới đây là những lợi ích của việc định vị thị trường.

Định vị thị trường tạo nền tảng phát triển cho doanh nghiệp

Đối với tất cả các doanh nghiệp khi đầu tư kinh doanh thì định vị thị trường là yếu tố không thể thiếu nếu muốn có được sự thành công và có thể tồn tại lâu dài trên thị trường cạnh tranh khốc liệt. Ngay từ khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh, sử dụng chiến lược định vị thị trường hiệu quả sẽ là nền tảng cho sự phát triển vững mạnh của doanh nghiệp trong tương lai. Khi một sản phẩm của một thương hiệu chiếm được thiện cảm và lòng tin từ người tiêu dùng thì sẽ tạo được một tệp khách hàng trung thành, luôn đồng hành cùng với thương hiệu.

Các tiêu chí định vị thị trường là gì năm 2024
Định vị thị trường tạo nên những nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp

Tạo dựng lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ

Định vị thị trường sẽ làm tăng tính cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ cạnh tranh. Điều này giúp người tiêu dùng cảm nhận được những giá trị sản phẩm của doanh nghiệp bạn mang lại.

Có thể dễ dàng nhận thấy, hiện nay trên thị trường ngành nghề kinh doanh nào cũng tồn tại hàng trăm ngàn đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ. Lúc này giải pháp mang lại hiệu quả cao nhất đó chính là định vị thị trường, bằng cách định vị thương hiệu rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tiếp cận được thành công với người tiêu dùng.

Cải thiện doanh số bán hàng

Cải thiện doanh số bán hàng và gia tăng lợi nhuận là một trong những mục tiêu chính của bất kỳ doanh nghiệp nào khi kinh doanh. Khi định vị thị trường chính xác và rõ ràng sẽ tăng khả năng tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp đẩy mạnh được doanh số bán hàng và từ đó nâng cao doanh thu hiệu quả. Bên cạnh đó nếu chiến lược định vị của bạn càng hấp dẫn thì càng nâng cao tỷ lệ mua hàng của người tiêu dùng.

Các tiêu chí định vị thị trường là gì năm 2024
Chiến lược định vị thị trường giúp cải thiện doanh số hiệu quả

Xác định thị trường mục tiêu rõ ràng

Theo các nghiên cứu thị trường cho thấy việc định vị thị trường giúp các doanh nghiệp xác định được chính xác thị trường mục tiêu. Từ đó triển khai các kế hoạch tiếp thị sản phẩm hiệu quả, giảm tránh được sự lãng phí, thay vì việc sử dụng nhiều chiến lược marketing khác nhau, nhưng lại không đánh trúng vào nhu cầu cũng như tâm lý mua hàng của người tiêu dùng.

Vì vậy doanh nghiệp của bạn cần lựa chọn chiến thuật định vị thị trường cụ thể và chính xác để có thể nhắm đúng đối tượng khách hàng tiềm năng của mình. Giúp tiết kiệm tối đa nguồn chi phí đầu tư.

Nếu bạn đang thắc mắc không biết học Marketing từ đâu, hãy tham khảo ngay nội dung sau: https://vietmoz.edu.vn/khoa-hoc-digital-masterclass/

Bài viết trên đây đã giải đáp đến bạn định vị thị trường là gì? Hy vọng thông qua những thông tin mà Vietmoz chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có được những chiến lược định vị thị trường chính xác, từ đó đẩy mạnh doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp cũng như có thể tạo dựng được niềm tin từ các đối tượng khách hàng tiềm năng. Hãy tham khảo thêm các bài viết tại Vietmoz để có thể cập nhật những chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất hiện nay nhé.