Bị bầm như chó ma cắn là bị gì năm 2024

Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Nhiều người đã khá thờ ơ với những vết bầm tím tự nhiên xuất hiện trên cơ thể. Trên thực tế, vết bầm này không phải là "vết ma cắn" như mọi người hay đồn với nhau, mà đó là dấu hiệu của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, rất nguy hiểm và đang có dấu hiệu gia tăng ở Việt Nam.

Tiểu cầu là một tế bào nhỏ liên tục di chuyển trong máu, giữ vai trò quan trọng giúp cơ thể cầm máu. Xuất huyết giảm tiểu cầu là tình trạng số lượng tiểu cầu có trong máu bị giảm đi. Bất kì ai cũng có thể mắc phải này nhưng tỷ lệ trẻ em và những người trẻ tuổi mắc phải nhiều hơn.

Nguyên nhân dẫn dến những vết bầm tím dưới da

Bị bầm như chó ma cắn là bị gì năm 2024

Nếu không va đập thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh về máu (Ảnh: Internet)

Nếu không bị va đập hoặc té ở đâu, nhưng trên cơ thể bạn vẫn xuất hiện những vết bầm tím thì tức là bạn đã mắc những căn bệnh về máu như: thiếu máu, viêm nứt động mạch,...Đôi khi nó còn là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm như: ung thư máu, ung thư tủy di căn. Thông thường, các vết bầm sẽ mất đi trong thời gian ngán, nhưng với những người bị nặng sẽ có những triệu chứng như thầm quầng, sưng tấy, xuất huyết và đau đầu. Và khi có dấu hiệu này phải lập tức đến bệnh viện kiểm tra ngay, nếu không bạn sẽ khó mà giữ được tính mạng.

Chủ quan với những vết bầm tím là mất mạng "như chơi"

Bị bầm như chó ma cắn là bị gì năm 2024

Nếu không chữa trị kịp thời thì tính mạng cũng khó mà bảo toàn (Ảnh: Internet)

Cách đây không lâu, có một bệnh nhân nam ở Hòa Bình đã qua đời vì xuất huyết não. Nguyên nhân bắt đầu từ việc ban đầu xuất hiện một số vết bầm tím trên da, thậm chí mỗi lần đánh răng lại bị chảy máu. Nhưng do dấu hiệu này không xuất hiện thường xuyên nên bệnh nhân và gia đinh chủ quan. Cho đến khi bệnh nhân đau đầu dữ đội, gia đình mới đưa anh đi cấp cứu thì được chẩn đoán bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch. Dù đã cố gắng cứu chữa nhưng do phát hiện quá muộn nên anh đã không qua khỏi. Trên thực tế, đây không phải là bệnh "nan y". Chỉ cần phát hiện kịp thời vẫn có cách cứu chữa.

Làm sao để phòng tránh những vết bầm tím dưới da

Bị bầm như chó ma cắn là bị gì năm 2024

Thay vì lo lắng thì hãy đến bệnh viện để kiểm tra mỗi khi có dấu hiệu bất thường (Ảnh: Internet)

Nếu vô tình chần đoán bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, bạn nên hạn chế các hoạt động tránh làm cơ thể bị thương. Bên cạnh đó, bạn không nên uống rượu hoặc chỉ uống một lượng vừa phải vì rượu sẽ làm giảm lượng tiểu cầu được sản xuất trong máu. Ngoài ra, khi sử dụng các loại thuốc giảm đau cũng gây nhiều tác động đến tiểu cầu. Nên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc này.

Việc dân gian giải thích hiện tượng các vết bầm xuất hiện dưới da do "vết ma cắn" là do ngày xưa khoa học chưa phát triển, con người chỉ có thể lí giải các sự việc xung quanh mình bằng yếu tố tâm linh.

Vì vậy thay vì lo lắng cúng bái khắp nơi để trừ tà thì bạn hãy thường xuyên đi khám sức khỏe để nắm rõ tình trạng của bản thân và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để tránh tình trạng xuất huyết giảm tiểu cầu ngày càng nặng hơn.

Nhiều người vì nghe đâu đó là mạch máu cần sinh tố C nên tự điều trị bằng cách ngày nào cũng dùng thuốc với sinh tố C liều cao. Trên thực tế, số trường hợp mạch máu mong manh vì thiếu sinh tố C rất hiếm, ngay cả với đối tượng có chế độ dinh dưỡng đơn điệu. Chuyện chỉ dễ xảy ra ở người nghiện thuốc lá vì cơ thể thường xuyên thiếu sinh tố C và nhiều sinh tố khác trong nguồn dự trữ do tất cả sinh - khoáng tố đều hao hụt rất nhiều, rất nhanh trong cơ thể bị tẩm khói thuốc lá. Bên cạnh đó, mạch máu đằng nào cũng dễ xơ vữa vì tác hại của mấy ngàn hóa chất trong khói thuốc lá.

Việc tự điều trị chứng “ma cắn” bằng sinh tố C liều quá cao dưới dạng thuốc sủi bọt càng bất lợi cho người tiêu dùng vì thuốc làm thay đổi các hằng số sinh học của nước tiểu khiến tạp chất dễ hòa quyện thành sỏi trong đường tiết niệu. Đó cũng là một trong các lý do khiến số người mang sỏi ở xứ mình cao hơn các nước khác vì uống nước thì ít, uống thuốc thì nhiều!

Mạch máu không vô cớ bỗng nổ lốp. Nguyên nhân phải là do áp lực nông từ bên trong hay vì thành mạch không còn dẻo dai như mong muốn. Bên cạnh chuyện tầm soát nguyên nhân như tiểu đường, cao huyết áp..., để được điều trị đúng bài bản, nạn nhân có thể áp dụng một số phương pháp tương đối đơn giản sau đây để bảo vệ mạch máu khi phát hiện những vết bầm thường xuất hiện:

- Tăng lượng hải sản hay gan bò trong khẩu phần để tiếp tế khoáng tố kẽm cho cơ thể. Đừng quên vài quả trứng luộc mỗi tuần vì lẽ, cùng với kẽm, khoáng tố vi lượng silicium trong lòng đỏ trứng là nhân tố cần thiết cho sức đề kháng của thành mạch máu. Nếu đã tăng mỡ máu nên thay món ăn bằng thuốc đa khoáng tố.

- Chọn trái cây thuộc họ cam quýt làm món tráng miệng để giữ mạch máu dẻo dai nhờ hoạt chất rutin trong cam, bưởi, chanh, quýt... Trong số đó, nên ưu tiên cho quýt vì trái với bưởi, chanh, rutin trong quýt chứa nhiều trong phần thịt. Riêng với quý bà vào tuổi mãn kinh, hoạt chất trong quýt có công năng giống nội tiết tố đồng thời có tác dụng chống bốc hỏa nên thành ra “một công nhiều việc”.

- Chú trọng gia vị có công năng làm loãng máu theo phương châm “nói hành, nói tỏi, văn nghệ, văn gừng” khi nấu nướng.

- Tăng các loại rau có nhiều sinh tố C dưới dạng cơ thể dễ thu nhập như xà lách xoong, ngò rí, ớt chuông... trong khẩu phần thường ngày để bảo vệ thành mạch trước độc chất ôxy hóa trong khói thuốc lá, khói xăng dầu, hóa chất gia dụng...

- Tránh ánh nắng gay gắt rọi thẳng vào vùng đang bị bầm tím để giới hạn thương tổn ngoài da và mạch máu dưới da do tia tử ngoại.

- Ngâm đại hồi trong cồn 70 độ (10 g trong 250 ml) ít ngày rồi dùng cồn thuốc thoa nhiều lần trong ngày trên vùng bầm tím để vết bầm mau biến mất.

Trong trường hợp “ma cắn” càng lúc càng thường, càng lúc càng mạnh thì cần đến thầy thuốc. Đừng quên vết bầm vô cớ ngoài da là cách báo động của lớp da tuy nó không biết nói.