Bán trú và nội trú là gì năm 2024

Khi được hỏi về việc nên chọn học trường nội trú hay bán trú để có thể vào Đại học Mỹ, Tiến sĩ Frank Tarsitano đã hỏi rằng "Con của các bạn là một HS như thế nào?".

Trước khi quyết định liệu nên cho con học trường nội trú hay bán trú, bạn nên tìm hiểu về việc học tập tại nước ngoài của các em trước. Hầu hết những trường nội trú đều có khoảng 10% học sinh quốc tế và sinh hoạt cùng nhau trong ký túc xá.

Các em HS cùng quốc tịch thường có xu hướng kết bạn với nhau, học cùng nhau cho đến khi tốt nghiệp, điều này khiến cho trình độ tiếng Anh của các em có thể không được phát triển tối đa. Mặt khác, bên cạnh vấn đề học tập, việc các em sinh hoạt trong ký túc xá thường làm các bậc phụ huynh lo lắng về điều kiện sống hằng ngày.

Đối với trường hợp giống như trường bán trú tại Việt Nam, sẽ không có ký túc xá trong trường, nên những gia đình Mỹ sẽ trở thành gia đình chăm sóc học sinh (host family).

Chương trình giảng dạy, hệ thống lớp học và tiêu chuẩn học tập của trường bán trú đều không có gì khác biệt so với trường nội trú. Tuy nhiên, sẽ có sự khác biệt lớn trong việc sống với gia đình Mỹ sau giờ học. Vì HS sống với gia đình bản xứ mỗi ngày nên tốc độ phát triển năng lực Anh ngữ cũng rất tốt.

Nếu học sinh cần được tư vấn về các vấn đề học tập tại trường hoặc các mối quan hệ bạn bè tại Mỹ, ngoài việc tìm được sự trợ giúp từ các cố vấn tại trường, các em cũng có thể nhận được sự trợ giúp trực tiếp từ gia đình Mỹ sống cùng. Điều này chính là ưu điểm của việc chọn học tập tại môi trường bán trú và sống với host family.

Bán trú và nội trú là gì năm 2024

Ở cùng gia đình Mỹ, học sinh có thể học hỏi từ lối sống thường xuyên, độc lập, và ý thức trách nhiệm, và giao tiếp với nhiều thế hệ. Không chỉ sinh hoạt hàng ngày với gia đình bản xứ, HS còn có thể thăm viếng người thân, hoạt động cuối tuần, sống cùng hàng xóm láng giềng, HS sẽ hiểu và thấm nhuần văn hoá Mỹ hơn.

Cuộc sống tự nhiên này là bước chuẩn bị rất quan trọng đối với việc học đại học và sau đại học của các em sau này.

Thích ứng cuộc sống để dễ dàng học tập

Mỗi năm, có rất nhiều HS quốc tế nhập học vào các đại học danh tiếng của Mỹ, nhưng cũng có rất nhiều HS quốc tế nhập học vào trường đại học danh tiếng của Mỹ không tốt nghiệp và bỏ học.

Phân tích cho thấy sinh viên quốc tế nói chung, sinh viên Việt Nam nói riêng, có thể không thể thích ứng với cuộc sống đại học và không thể theo kịp các lớp học vì cách họ học tập và không hiểu đủ về văn hoá Mỹ. Ngoài khả năng tiếng Anh, một sự khác biệt lớn trong đời sống đại học phụ thuộc vào sự hiểu biết sâu sắc về văn hoá Mỹ.

Chương trình du học tư thục của Tổ chức Nacel Open Door được bắt đầu từ năm 2001, được thiết kế với hệ thống báo cáo định kỳ hàng tháng cho phụ huynh, quản lý chặt chẽ quá trình học tập và sinh hoạt của học sinh thông qua gia đình bản xứ, đội ngũ Quản lý khu vực, giám sát khu vực và giám đốc tổ chức.

Đối với chương trình du học các trường tư thục, các em học sinh có thể chọn 3 trường dựa trên sự phù hợp với từng điều kiện khác nhau của học sinh như cấp lớp, khả năng tiếng Anh, khả năng tài chính, khóa học mong muốn, khu vực mong muốn, quy mô trường học, ESL hoặc dạy kèm. Hơn nữa, vì phần lớn các trường học đều có quy định về giới hạn số học sinh quốc tế, vì vậy số học sinh Việt nam chỉ thường từ 2 đến 6 học sinh hoặc thấp hơn.

Chi phí du học tại trường bán trú rẻ hơn so với học tại trường nội trú. Học tập tại trường nội trú chi phí trung bình khoảng 50.000 USD (khoảng 1 tỉ đồng) và học sinh thường phải tìm khách sạn hoặc nhà trọ vào các dịp lễ khi trường học đóng cửa ký túc xá.

Ngược lại, các trường bán trú có học phí dao động từ 25.000 USD đến 45.000 USD (chỉ khoảng từ 500 triệu đến 850 triệu đồng) đã bao gồm chi phí gia đình bản xứ và phí quản lý học sinh.

Các bậc phụ huynh đang chuẩn bị cho con mình đi du học Mỹ hoặc có con đang du học tại Mỹ nên tìm hiểu nhiều hơn về việc học tập của các em, lối sống sinh hoạt trước khi quyết định nên cho các em học trường bán trú hay nội trú. Điều quan trọng là nên tìm một trường trung học phù hợp với khả năng của học sinh và tìm hiểu trước về phạm vi tuyển sinh của một số trường đại học.

Có một thực tế là không phải tất cả các sinh viên đều có đủ điều kiện để vào các trường đại học của Ivy League (ngay cả với các sinh viên Mỹ). Chúng ta cũng cần phải suy nghĩ lại việc nhất định phải gửi học sinh đến một trường trung học danh tiếng với tính chất cạnh tranh rất gay gắt.

Thông qua tổ chức Nacel, mỗi năm có hàng trăm ngàn sinh viên quốc tế nhập học tại các trường đại học Hoa Kỳ, một số sinh viên theo học ở cấp trung học vừa sức và có thể vào các trường đại học ở Ivy League. Các em có thể cạnh tranh với sinh viên Mỹ vì thành tích học tập cao và tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa.

Học bán trú được hiểu là hình thức học sinh sẽ đến trường vào buổi sáng, sau đó ở lại trường ăn uống và ngủ nghỉ vào buổi trưa dưới sự quản lý của giáo viên hoặc quản sinh và học sinh sẽ tiếp tục học tập và rèn luyện vào buổi chiều.

Khi kết thúc giờ học buổi chiều, các em sẽ được phụ huynh đưa rước về nhà.

Một số điều cần biết về trường phổ thông dân tộc bán trú

Trường phổ thông dân tộc bán trú được Nhà nước thành lập cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần thực hiện bình đẳng trong tiếp cận giáo dục và mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Trong đó, tên trường được quy định như sau: Trường phổ thông dân tộc bán trú + cấp học (tiểu học; trung học cơ sở; tiểu học và trung học cơ sở) + tên riêng của trường.

Về nhiệm vụ và quyền hạn:

Trường phổ thông dân tộc bán trú thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường phổ thông và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Tổ chức xét duyệt học sinh bán trú theo quy định của Chính phủ.

- Tổ chức quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT.

Điều 11. Hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc bán trú

....

2. Hoạt động giáo dục

Trường PTDTBT thực hiện các hoạt động giáo dục theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông và các hoạt động giáo dục đặc thù sau:

  1. Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; kỹ năng sống và bảo vệ môi trường;
  1. Giáo dục lao động vệ sinh trường, lớp, cải thiện điều kiện ăn, ở, học tập của học sinh;
  1. Tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; tham quan, lễ hội, tết dân tộc, giao lưu văn hóa nhằm góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc;
  1. Tổ chức nấu ăn tập thể cho học sinh bán trú bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm; chăm sóc sức khỏe cho học sinh.

- Thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh theo quy định của Nhà nước.

- Thực hiện xã hội hóa để phục vụ các hoạt động giáo dục của nhà trường.

- Phối hợp với gia đình và xã hội trong thực hiện quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú.

Về cơ cấu tổ chức:

Cơ cấu tổ chức của trường phổ thông dân tộc bán trú được quy định như sau:

- Cơ cấu tổ chức của trường phổ thông dân tộc bán trú thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông. Ngoài ra, mỗi trường có thêm một Tổ quản lý học sinh bán trú để thực hiện nhiệm vụ quản lý, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú.

- Tổ quản lý học sinh bán trú có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có tổ phó. Tổ trưởng, tổ phó do hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu sự quản lý, chỉ đạo của hiệu trưởng. Tổ quản lý học sinh bán trú có những nhiệm vụ sau:

+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện quản lý, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú theo tuần, tháng, học kỳ, năm học; phối hợp với các tổ chuyên môn xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;

+ Tổ chức sinh hoạt ít nhất 01 lần trong 02 tuần để rà soát, triển khai nhiệm vụ của tổ và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hoặc khi hiệu trưởng yêu cầu;

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.

(Xem thêm tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Lớp nội trú là gì?

Trường nội trú là một loại hình trường học cho phép học sinh có thể ở lại, sinh hoạt mọi hoạt động giống như ở nhà trong suốt quá trình học. Tại đây, trường cung cấp đầy đủ các trang thiết bị cho nhu cầu sinh hoạt cơ bản như ngủ nghỉ, ăn uống, luyện tập thể thao,... Các em được phép về nhà vào chủ nhật.

Trường nội trú ngoại trú là gì?

1. Học sinh, sinh viên ngoại trú là học sinh, sinh viên không ở trong khu nội trú của nhà trường. 2. Cư trú là việc thường trú hoặc tạm trú tại một địa điểm, một khu vực nhất định trên lãnh thổ Việt Nam.

Trường nội trú cấp 3 là gì?

Trường nội trú là ngôi trường cho phép học sinh ăn uống và sinh hoạt tại trường 6 ngày một tuần. Trường có đầy đủ các thiết bị, máy móc phục vụ việc giáo dục rất hiện đại. Khi học ở đây, các em sẽ được tham gia hoạt động ngoại khóa như: ca hát, văn nghệ, thể thao, hoạt động sáng tạo, tư duy,…

Trường nội trú học phí bao nhiêu?

Học phí hàng tháng.