Các nhóm thuốc trong nhà thuốc GPP

Một trong những thách thức khó khăn nhất khi bắt đầu kinh doanh nhà thuốc bán lẻ là hiểu rõ quy trình sắp xếp các sản phẩm thuốc một cách phù hợp với tiêu chuẩn GPP của Bộ Y tế. Sau các khâu thuê địa điểm, thiết kế nhà thuốc, lắp đặt tủ thuốc thì điều quan trọng tiếp theo là phải lên kế hoạch thiết kế loại kệ và cách sắp xếp, phân loại thuốc tại cửa hàng. Nếu bạn là một sinh viên y dược mới ra trường hoặc đang có ý định mở tiệm thuốc tây nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và nắm rõ những nguyên tắc trong cách sắp xếp thuốc tại nhà thuốc GPP.

Tầm quan trọng của việc sắp xếp thuốc tại nhà thuốc GPP

Các nhóm thuốc trong nhà thuốc GPP

Sắp xếp các sản phẩm dược một cách hệ thống và khoa học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích đi kèm như:

  • Tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa công việc của nhân viên. Nâng cao năng suất làm việc của nhân viên bán hàng, giúp họ nhanh chóng làm quen với các sản phẩm và vị trí của chúng.
  • Giảm chi phí.
  • Giảm thiểu, hạn chế việc nhầm các sản phẩm và sai sót về thuốc. Việc sắp xếp không tốt có thể gây ra các sai sót, nhầm các sản phẩm khác với nhau. Điều này thường xảy ra với các loại thuốc có tên hoặc mẫu mã bao bì giống nhau.
  • Giúp theo dõi và quản lý được tình trạng hết hàng.
  • Duy trì thường xuyên các loại thuốc và vật tư thiết yếu có chất lượng.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và đánh giá mức độ tiêu thụ của sản phẩm.

Thế nào là nhà thuốc đạt chuẩn GPP?

Các nhóm thuốc trong nhà thuốc GPP

GPP (thuật ngữ chính xác của tiếng Anh là: “Good Pharmacy Practices”) có nghĩa là “Thực hành tốt nhà thuốc”. GPP bao gồm các nguyên tắc cơ bản về chuyên môn và đạo đức trong thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc để bảo đảm việc sử dụng thuốc được chất lượng, hiệu quả và an toàn. Như vậy, Nhà thuốc đạt chuẩn GPP là những nhà thuốc đã được đánh giá, kiểm định chất lượng và đạt yêu cầu tiêu chuẩn cao nhất về một nhà thuốc phục vụ tốt nhất cho người tiêu dùng.

Cách sắp xếp thuốc tại nhà thuốc GPP đạt chuẩn

Các nhóm thuốc trong nhà thuốc GPP

Trước khi bắt đầu nắm bắt bí quyết cách sắp xếp thuốc tại nhà thuốc GPP thì hiệu thuốc của bạn cần phải đạt tiêu chuẩn GPP của Bộ Y tế. Để bảo đảm tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” – GPP thì nhà thuốc tây của bạn sẽ thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Khi thiết kế nhà thuốc, diện tích nhà thuốc tây phải bảo đảm diện tích rộng 10m2 trở lên. Trong đó, bao gồm các khu vực chức năng phục vụ cho quá trình cung cấp dược phẩm cho khách như tư vấn, trưng bày, bán hàng, thanh toán.
  • Các sản phẩm thuốc trong tiệm thuốc cần được bảo quản với nhiệt độ thấp hơn 300 độ C và có độ ẩm không vượt quá 75%.
  • Bảo quản nghiêm ngặt các loại thuốc theo đúng tiêu chuẩn và quy định của Bộ Y tế.

Các nhóm thuốc trong nhà thuốc GPP

Để công việc kinh doanh nhà thuốc được thuận lợi và trôi chảy thì chắc chắn bạn cần phải nắm bắt 6 nguyên tắt sắp xếp thuốc tại nhà thuốc GPP đạt chuẩn mà không phải ai cũng biết dưới đây.

Nguyên tắc đầu tiên: Sắp xếp theo từng loại thuốc riêng lẽ

Nguyên tắc này có nghĩa là người bán phải biết cách phân loại từng mặt hàng sản phẩm và sắp xếp chúng riêng lẽ, không được để lẫn vào nhau như thuốc điều trị, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế, mỹ phẩm, hàng hóa,…

Nguyên tắc thứ 2: Đảm bảo thuốc được bảo quản trong điều kiện nhất định cụ thể như sau:

  • Những loại thuốc cần được bảo quản trong điều kiện thường bao gồm: thuốc khách sinh, thuốc hạ sốt.
  • Những loại thuốc bắt buộc phải bảo quản trong điều kiện đặc biệt (không quá sáng, nhiệt độ không quá cao) bao gồm: hàng có mùi, dễ bay hơi hoặc dễ phân hủy, nhất là các loại vắc – xin.

Nguyên tắc thứ 3 : Tuân thủ đúng quy định về chuyên môn hiện hành

Việc sắp xếp thuốc trong nhà thuốc GPP cần bảo đảm theo đúng quy định về chuyên môn hiện hành. Theo quy định hiện nay, các loại thuốc độc thuộc bảng A, B cần được phân loại, sắp xếp riêng hoặc đựng trong tủ khóa riêng để cẩn thận quản lý, bảo quản theo quy chế chuyên môn ngành Dược hiện hành.

Hàng chờ xử lý: Sắp xếp vào khu vực riêng, có nhãn “Hàng chờ xử lý”

Nguyên tắc thứ 4: Dễ tìm, dễ lấy, dễ thấy và dễ kiểm tra

Nguyên tắc này yêu cầu dược sĩ phải sắp xếp thuốc ở những vị trí dễ tìm, dễ lấy, dễ thấy để dễ dàng kiểm tra và quản lý những loại thuốc đã hết hàng hoặc hết hạn sử dụng dựa trên các kỳ kiểm tra hàng hóa định kỳ của tiệm thuốc. Ngoài râ, cần sắp xếp các dược phẩm một cách gọn gàng; ngay ngắn; không chồng chéo lên nhau; phần bao bì tên nhãn hàng, tên thuốc và hình ảnh phải quay ra phía ngoài để khách hàng dễ nhận biết sản phẩm.

Nguyên tắc thứ 5: Sắp xếp đảm bảo theo nguyên tắc FEFO và FIFO FEFO

  • Nguyên tắc FEFO: Những mặt hàng có thời gian sử dụng ngắn thì xếp ngoài và ngược lại.
  • Nguyên tắc FIFO: Những loại hàng nào nhập trước thì bán trước, những loại sản xuất trước thì bán trước.
  • Khi bán lẻ: Cần bán những hộp dở đã mở trước, tuyệt đối không mở nhiều hộp bán cùng lúc.
  • Chống đổ vỡ hàng
  • Hàng nặng để trên, hàng nhẹ để dưới.
  • Không được chồng xếp các loại chai, lọ, ống tiêm lên nhau và phải để bên trong tủ kính.

Nguyên tắc thứ 6: Cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc cần các tài liệu, văn phòng phẩm, tư trang

  • Phân loại giấy tờ, tài liệu, sổ sách, văn phòng phẩm và bảo quản cẩn thận, sạch sẽ, có ghi nhãn.
  • Sắp xếp đúng gọn gàng, đúng nơi quy định.
  • Đặt ở một tủ riêng.
  • Các tờ quảng cáo, giới thiệu thuốc,… phải sắp xếp gọn gàng, để đúng nơi quy định.
  • Văn phòng phẩm, tư trang,… phải sắp xếp gọn gàng, để đúng nơi quy định.
  • Tư trang: Không để trong quầy thuốc.

TDT Decor hy vọng những cách sắp xếp thuốc tại nhà thuốc GPP trên sẽ giúp các bạn thành công trong công việc kinh doanh sắp tới.

Các nhóm thuốc trong nhà thuốc GPP

Danh sách các nhóm thuốc tối thiểu cần có trong Nhà thuốc

Đối với các Nhà thuốc mới mở, nhập hàng hóa là một trong những bước quan trọng trước khi đi vào hoạt động. Tùy vào điều kiện ngân sách của Nhà thuốc, vùng miền, nhu cầu của dân cư mà có nhập về những mặt hàng phù hợp. Tuy nhiên mỗi Nhà thuốc cần phải có những nhóm thuốc, vật dụng y tế tối thiểu như sau:

Thuốc Kháng sinh:

Dược sĩ Đỗ Thu, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, nhóm thuốc kháng sinh là một trong những nhóm thuốc cần có trong Nhà thuốc. Thuốc kháng sinh bao gồm những loại thuốc cơ bản như sau:

  • Macrolid: Erythromycin, Clarithromycin, Azithromycin, Spiramycin, Roxithromycin
  • Betalactam: Amoxcillin, Ampicillin, Cephalexin, Cefuroxim, Cefixim, Cepodoxim, cefdinir
  • Tetracyclin: Tetracyclin, Doxycyclin
  • Lincomycin, Clindamycin
  • Quinolon: Ciprofloxacin, Levofloxacin
  • Cloramphenicol
  • Nhóm kháng sinh kỵ khí: Metrodinazol, Tinidazol

Thuốc kháng viêm:

Nhóm thuốc kháng viêm gồm một số loại thuốc cơ bản sau đây:

  • Nsaid: Aspirin, diclofenac, piroxicam, Ibuprofen, meloxicam, Celecoxid, Etorricoxid
  • Corticoid: Prednison, Prednisolon, methylprednisolon, Dexamethaxol, betamethaxol
  • Alphachymotripsin: alpha choay

Thuốc kháng histamin:

Thuốc kháng histamin là một trong những nhóm thuốc cơ bản cần có trong Nhà thuốc, nhóm này gồm những loại thuốc sau: Clopheniramin, Citirizin, Loratadine, fexofenadine, theralen.

Thuốc giảm đau hạ sốt :

Paracetamol 500-650mg

Thuốc kháng virus :

Aciclovir 200mg-400mg-800mg

Thuốc Ho và Long đờm:

Một số loại thuốc ho và long đờm như: Acetylcyctein, Bromhexin, Ambroxol, Terpin Codein, Dextromethorphan…

Nhóm dạ dày:

Một số loại thuốc thông dụng thuốc nhóm này như: Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol, Rabeprazol, Esomeprazol,…

Nhóm kháng h2:

Một số loại thuốc gồm: Cimetidine, Ranitidine, Famotidine

Nhóm antacid:

Một số loại thuốc thông dụng: Photphalugel, Antacil, Yumagel, Gaviscon, Maalox

Nhóm trị tiêu chảy:

Gồm có: Hidrasec, Smecta, loperamid

Nhóm tiêu hóa:

Dược sĩ, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược Pasteur cho biết, nhóm thuốc điều trị các vấn đề về tiêu hóa là một trong những nhóm thuốc cơ bản cần có trong Nhà thuốc. Một số loại thuốc thông dụng thuộc nhóm này như:

  • Men vi sinh: enterogemina, Probio, Lactomin
  • Men tiêu hóa : Air-X , Neopeptine, PepZiz
  • Motilium-M

Nhóm giảm co thắt:

Nhóm thuốc này gồm một số loại thuốc thông dụng như: Alverin, No-spa, Spamavarin, Buscopan.

Nhóm trị rong kinh:

Gồm có: Orgamantril, Primolut-N

Nhóm tiểu đường:

  • Metfotmin : Ghuco phage
  • Sulfonylurea : Diamiron

Nhóm điều trị mỡ máu:

Gồm có: Rosuvastatin, Atorvastatin

Nhóm huyết áp tim mạch:

Gồm có: Amlodpin, Nifedipin, Captoril, Losarstan, Nitromin, Concor, Conversyl, Bisoprolol, Vastarel MR

Nhóm hormon :

Tránh thai: Marvelon, Mercilon, Rigevidon, Regulon, Newchoi, Dian 35, Newlevo (ngừa cho con bú)

Nhóm kháng nấm :

Gồm có: Griseofulvin, Nystatin, Itraconazol, Fluconazol

Nhóm vitamin – khoáng chất :

  • Vitamin B1, B6, 3B: noubiron
  • C: 100mg, 500mg
  • Rotun-C, PP 500mg
  • Zn: Fanzincol
  • Fe: Obimin, Ferrovit
  • Canxi : Sandoz, Calcium Corbiere
  • E: Ecap Nhật bản 400 , Enat 400.

Nhóm trị cảm đau nhức thông thường:

Gồm có: Decolgen, Tiffy, Alaxan

Nhóm tri táo bón:

Gồm có các loại thuốc: Duphalac, Bisacodyl, Sorbitol

Nhóm trị tuần hoàn máu não , chóng mặt:

Một số loại thuốc thuộc nhóm này như: Betaserc, Cinarizin, Flunarizin, Tanakan, Piracitam, Ginkgo biola, Meken, Hoạt huyết dưỡng não

Nhóm thuốc Gan: Bar, Boganic, Tonka

Nhóm trị sỏi thận: Rowatinex, Kim tiền thảo

Nhóm trị suy giản tĩnh mạch : Daflon

Nhóm thuốc nhỏ mắt: Nacl 0,9%, Osla, Vrhoto, Refresh , nước mắt nhân tạo, Tobradex – tobrex, Neodex, Dexacol, Ciprofloxacin 0,3%, Tetracyclin tra mắt,..

Nhóm trị giun: Fugacar, Benda, Zentel

Nhóm thuốc bổ tổng hợp: Pharmaton, Hometamin

Nhóm thuốc bôi lỡ miệng: Mouthpast, Darktarin

Các typ bôi ngoài da: Dipolag-G, Silkron, Gentrison, Dibetalic, Tomax, Kedermfa, Aciclovir, Kentax, Dermovate, Flucinar, Hitten, Erythromycin & nghệ

Nhóm xịt: Ventoline

Nhóm thuốc đặt: Neotergynan, Canesten, Polygynax

Nhóm dầu:

Gồm có các loại: Dầu nóng mặt trời, Dầu khuynh diệp, Dầu gió trường sơn, Cao xoa bạch hổ, Dầu nóng trường sơn, Cao xoa cup vàng, , Dầu nóng mặt trời, Dầu ông già, Dầu singapor, Dầu phật Linh

Nhóm dán – bôi giảm đau: Salonpas, Dán con cọp, Ecosip, Voltaren

Các loại siro trị ho: Astex, Propan, Ho Bảo Thanh, Pectol, Bổ phế Nam

Hà, Bisolvon, Atussin.

Nhóm thực phẩm chức năng: Bio-acimin, Tràng Phục linh, Bảo Xuân, Giải Độc gan tuệ Linh, Viên Vai gáy, Rocket, Thiên môn bổ phổi, Xuân nữ bổ huyết cao, Sâm alipas, angela, Otiv, Jex, Trà Tâm Lan

Nhóm nước rửa phụ khoa: Dạ hương, Lactacyd, Phytogyno, Gynofar

Nhóm các loại vật tư y tế:

Gồm có các loại: Bông – băng – gạt, Oxy-gia, Cồn 70-90, , Povidine, Bao cao su, Băng cá nhân, Băng thun, Que thử thai, Bình sữa, Đo nhiệt độ, Que thử thai…

Mỹ phẩm: Tùy từng nơi và nhu cầu của khách hàng mà Nhà thuốc có thể bổ sung.

Trên đây là một số nhóm thuốc cơ bản cần có trong Nhà thuốc. Trong quá trình hoạt động của Nhà thuốc, tùy vào nhu cầu của người dân mà Dược sĩ có thể bổ sung thêm những mặt hàng khác để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Các nhóm thuốc trong nhà thuốc GPP

Xét tuyển Cao đẳng Dược năm 2020 chỉ cần tốt nghiệp THPT

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur là một trong những địa chỉ uy tín đào tạo nhóm ngành sức khỏe với các ngành như: Dược, Điều dưỡng, Vật lý trị liệu, Xét nghiệm Y học, Hộ sinh. Thí sinh có nguyện vọng theo học ngành Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur vui lòng liên hệ đến địa chỉ của trường theo thông tin sau để được tư vấn.

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212 - 0996.212.212.
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0996.296.296
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913