Các lỗi thường gặp với giao tiếp gần năm 2024

Dù bạn là ai hay làm gì, việc kiểm soát ngôn ngữ và lời ăn tiếng nói của mình là rất quan trọng. Điều đó góp phần vào việc xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn nơi công sở và về lâu dài, ảnh hưởng đến lộ trình thăng tiến của bạn. Vì thế, nếu muốn cấp trên của bạn không khiển trách, hoặc tệ hơn là đánh giá thấp năng lực của bạn, đừng vướng vào 7 lỗi giao tiếp sau đây:

1. Nói trước khi nghĩ

Không phải tự nhiên mà ông bà ta có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay “Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”. Dù bạn nói bằng ngôn ngữ gì hay dùng các dạng từ như thế nào, cũng nên xác định rõ thông điệp cuối cùng mà bạn muốn truyền tải.

Cái ý đi trước cái chữ. Trước khi nói điều gì, dù có bị đặt trong tình thế cấp bách ra sao, cũng hãy cố gắng giữ bình tĩnh và diễn đạt trong đầu những ý chính mà mình cần nói, trước khi diễn giải chúng bằng ngôn từ để không ai phải hỏi lại bạn rằng: “Vậy, ý mà anh đang nói là gì?”

2. Nói nhiều, nói lan man

Nói nhiều không chỉ khiến bạn hao sức tổn lực, mà còn khiến cho những người xung quanh cũng hao tài tổn thời gian không kém. Việc “chia năm xẻ bảy” vấn đề, hay mở rộng câu chuyện sang những vấn đề “không mấy liên quan”, chẳng mấy chốc sẽ khiến mọi người trong buổi họp chán nản và sớm muộn gì cũng “từ bỏ sớm cuộc chơi”.

Tệ hơn, họ còn đánh giá bạn là một người không có tư duy sắp xếp logic. Giải pháp duy nhất. vẫn chính là hãy chuẩn bị dàn ý nội dung và những thông điệp chính mà bạn muốn truyền tải đến người nghe. Súc tích, cô đọng, dễ hiểu. Bạn chỉ cần làm như thế và họ cũng chỉ cần có như thế.

3. Hội chứng “đơ não”

Tiếp diễn cho lỗi “nói lan man” đó là “cạn ý cạn lời để nói”. Khi bạn nói một từ, não của bạn cũng vừa mất đi 1 đơn vị nhiên liệu. Và khi bạn “xuất ý thành ngôn” một cách vô kiểm soát, chẳng mấy chốc não bạn sẽ “cạn kiệt nhiên liệu” và rơi vào trạng thái “chết máy”. Lúc đó, những gì bản thân có thể làm chỉ là đứng trơ ra trợn mắt nhìn xuống đám đông một cách bần thần.

Các lỗi thường gặp với giao tiếp gần năm 2024

Giải pháp, một lần nữa, cũng lại đến từ “việc chuẩn bị kỹ lưỡng”. Tốt hơn hết, hãy tập dượt với bạn bè của mình và nhờ họ đánh giá, trước khi để người nghe đánh giá bạn… phía sau lưng và theo một mặt khác không mấy thiện cảm.

4. “Ùm…. Ờ …. À …..”

Một điểm trừ nghiêm trọng, một vết sẹo rất lớn cho người đối diện, đặc biệt khi đó là những cuộc họp quan trọng với đối tác và khách hàng. Việc chèn vào những thán từ “thiếu tự tin” trên góp phần khiến mức độ tin tưởng của người nghe cũng sụt giảm nghiêm trọng. Họ cũng cảm thấy bối rối và sao nhãng khi lời văn diễn đạt của bạn không được suôn sẻ mạch lạc.

Thay vì phải cố gắng chắp vá, hãy ứng dụng bí kíp “im lặng là vàng”. Cố gắng hoàn thành câu nói của bạn, tạm nghỉ vài giây, vừa để chuẩn bị ý và ngữ cho câu tiếp theo, vừa để cho người đối diện có thêm thời gian để lắng lại và thẩm thấu những gì họ nghe được từ bạn.

5. Giận cá chém thớt

Mỗi ngày đi làm có thể là một niềm vui, nhưng đôi lúc niềm vui ấy lại dễ dàng biến thành cơn ác mộng bằng những khoảnh khắc “khó đỡ” khiến bạn muốn tức phát điên lên. Tuy nhiên, dù có khó chịu đến dường nào, cũng đừng mang những cảm xúc tiêu cực của mình áp lên đồng nghiệp xung quanh.

Điều này càng quan trọng hơn khi bạn là cấp trên, trên vạn người, dưới 1 người. Họ sẽ không đánh giá cao 1 người quản lý không biết kiểm soát ngôn từ cảm xúc của chính mình.

6. Làm rối sự thật

Trong môi trường công sở, một là một. Khi tham dự vào những buổi họp, một lời bạn nói ra cần phải chắc như đinh đóng cột. Đừng để bản thân mình rơi vào thế bí, để rồi khi bị người đối diện thách thức thì sự thật của bạn nhanh chóng bị “dặm mắm thêm ít muối” một chút, khác biệt so với những gì ban đầu. Điều đó ảnh hưởng không ít đến cảm xúc và sự tin tưởng của người đối diện bạn.

7. Xem việc giao tiếp hằng ngày không quan trọng giao tiếp công sở

Nhưng vấn đề nằm ở chỗ: Nếu bạn không ứng khẩu được trong cuộc sống hằng ngày thì làm thế nào bạn có thể hô khẩu nơi công sở? Suy cho cùng, công sở cũng không khác gì mấy một xã hội thu nhỏ, thậm chí còn khắc nghiệt và đầy tính cạnh tranh hơn. Một lời nói ra thì khó mà rút lại. Đặc biệt, đôi khi một phút thiếu cẩn trọng mà bạn có thể dễ dàng mất đi cả một chặng đường sự nghiệp dài ở phía trước.

tốt là cần thiết để có một cuộc sống công việc thành công. Đặc biệt đối với sinh viên mới ra trường, kỹ năng giao tiếp chính là vũ khí tối thượng để giành lấy cơ hội làm việc mà mình mong ước.

The character of a man is known from his conversations – Menander.

Hàng ngày, bạn thường xuyên phải tiếp xúc với cấp trên tại nơi làm việc, đồng nghiệp và có lẽ cả khách hàng. Sở hữu kỹ năng giao tiếp tuyệt vời có thể tạo ra sự khác biệt trong công việc của bạn.

Hãy cùng OES tìm hiểu một số lỗi thường gặp trong giao tiếp mà bạn có thể tránh để tạo mối quan hệ tốt hơn trong công việc hay các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.

Xem thêm: Ngân hàng khóa học – một phương pháp E-learning hoàn toàn mới!

Tone giọng khi giao tiếp không thích hợp

Giọng nói của bạn và sự nhấn mạnh của bạn vào các từ khác nhau có thể ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu nói. Nếu không chắc chắn về âm thanh giọng nói của mình, bạn có thể ghi âm lại cách bạn nói rồi nhờ đồng nghiệp nhận xét, đánh giá. Bạn có thể tập tiết chế giọng để đạt hiệu quả truyền đạt thông tin tốt nhất. Nếu còn lo sợ, hãy nói với một giọng trung lập, đồng đều, nhưng đừng ngần ngại bày tỏ sự vui mừng vì tin tốt của người khác.

Giọng điệu của bạn cũng thể hiện trong giao tiếp bằng văn bản. Bạn có thể tùy thuộc vào cảm xúc muốn thể hiện mà chỉnh sửa giọng văn của mình từ hòa đồng thân thiện đến nghiêm túc. Tuy nhiên, tránh đưa những cảm xúc tiêu cực bằng cách nâng cao tone giọng, la hét trước mặt sếp hay khách hàng của bạn.

Không lắng nghe khi giao tiếp

Các lỗi thường gặp với giao tiếp gần năm 2024
Lắng nghe và tập trung vào cuộc trò chuyện là một phần quan trọng của giao tiếp. Bạn có thể bỏ lỡ các tín hiệu và ngữ cảnh quan trọng nếu không chú ý kỹ khi ai đó đang nói. Điều này có thể dẫn đến thông tin sai lệch ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ của bạn. Khi bạn chú ý và lắng nghe tốt, bạn sẽ hiểu được sở thích của đối phương và có thể làm việc với họ.

Tham khảo: 4 bước để thiết lập kế hoạch cho người mới đi làm

Chen ngang trong quá trình giao tiếp

Đây là một bài tập nhỏ mà bạn có thể làm. Lần tới khi bạn đang trò chuyện, hãy cố tình chen ngang vào để nói điều gì đó. Thông thường, chúng ta có xu hướng chỉ lắng nghe để có thể đưa ra ý kiến ​​của riêng mình. Chúng ta không thực sự lắng nghe người nói. Điều này thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với đối phương.

Cũng có khả năng bạn sẽ hiểu sai những gì người kia nói vì đã phản ứng quá sớm. Cuối cùng, bạn có thể nói điều gì đó không phù hợp hoặc cho thấy rằng bạn đang yếu thế. Hãy luôn bình tĩnh và bạn sẽ có thời gian để chia sẻ phản hồi của mình sau.

Tham khảo khóa học Giao tiếp khéo – Kéo Job về tay

Không sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi giao tiếp

Giống như giọng nói của bạn, ngôn ngữ cơ thể của bạn ảnh hưởng đến cách mọi người cảm nhận thái độ, hành vi của bạn. Khi bạn tương tác, khoanh tay và có biểu hiện nghiêm nghị có thể gây khó chịu. Đứng đứng quá gần, hoặc ở xa, quay lưng lại hoặc không giao tiếp bằng mắt sẽ ảnh hưởng đến cuộc trò chuyện của bạn.

Hãy để cánh tay và bàn tay của bạn cử động tự nhiên, mỉm cười và gật đầu đáp lại khiến mọi người cảm thấy như bạn đang lắng nghe chăm chú.

Không giữ một tâm trí cởi mở khi giao tiếp

Các lỗi thường gặp với giao tiếp gần năm 2024
Bạn nên nhớ rằng, mỗi người đều có xuất thân khác nhau và có niềm tin và quan điểm khác nhau. Bí quyết để duy trì một thái độ tốt khi giao tiếp đó là giữ một tâm trí cởi mở và chấp nhận quan điểm của người khác. Bạn có thể có một cuộc trò chuyện ý nghĩa bằng cách xem xét quan điểm của người khác và đặt câu hỏi về những băn khoăn của riêng bạn. Bạn không cần phải thay đổi quan điểm của chính mình nhưng bạn có thể tìm cách để cùng tồn tại và cùng có lợi.

Kết

Kỹ năng giao tiếp chính là một trong những bí quyết thành công của các chính trị gia trên thế giới. Bạn có thể nhận được sự hợp tác và thiện chí từ mọi người bằng cách tránh những lỗi thường gặp trong giao tiếp. Bạn chắc chắn không muốn đánh mất cơ hội việc làm ngay trong tuần làm việc đầu tiên chỉ vì cư xử không tốt với đồng nghiệp hay sếp của bạn phải không nào?

Tham khảo những khóa học kỹ năng giao tiếp trong Ngân hàng khóa học SkillHub do OES nghiên cứu và thiết kế sẽ giúp bạn đánh tan mọi nỗi sợ hay khắc phục những sai lầm trên đây khi giao tiếp. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn ngay hôm nay!