Công nghiệp hóa việt nam thời kỳ đầu đổi mới năm 2024

Mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng - an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Xem chi tiết

[1] Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1784-1840): Đây là thời kỳ chuyển đổi từ sản xuất thủ công sang sản xuất máy móc, với sự ra đời của các động cơ hơi nước, máy dệt, máy kéo,... Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã dẫn đến sự gia tăng năng suất lao động, sự phát triển của các thành phố và sự thay đổi cơ cấu kinh tế xã hội.

[2] Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (1871-1914): Đây là thời kỳ phát triển của điện, thép và hóa chất, với sự ra đời của các nhà máy điện, dây chuyền lắp ráp,... Cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã dẫn đến sự phát triển của các ngành công nghiệp mới, sự hình thành của các tập đoàn kinh tế lớn và sự thay đổi của các phương thức vận tải.

[3] Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (1950-1970): Đây là thời kỳ phát triển của điện tử, công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, với sự ra đời của máy tính, internet, công nghệ sinh học,... Cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã dẫn đến sự phát triển của các ngành công nghiệp mới, sự thay đổi của các phương thức sản xuất và tiêu dùng.

[4] Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (2000-nay): Đây là thời kỳ phát triển của trí tuệ nhân tạo, máy học, robot,... Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã dẫn đến sự thay đổi sâu sắc của các ngành công nghiệp, các phương thức sản xuất, tiêu dùng và các mối quan hệ xã hội.

Khái niệm công nghiệp hóa được Đảng ta nói đến lần đầu tiên tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 3 vào năm 1960, với nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ ở miền Bắc.Trong đó, Đại hội đã xác định rõ mục tiêu của công nghiệp hóa là "xây dựng một cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, đẩy mạnh công nghiệp hóa, sản xuất nhiều hàng hóa, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc".

Mặt khác, tại Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 7 năm 1991, Đảng ta tiếp tục có những nhận thức mới, toàn diện và sâu sắc hơn về công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa. Bên cạnh đó, lần đầu tiên trong văn kiện của Đảng, phạm trù công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được xác định chính thức.

Như vậy, khái niệm công nghiệp hóa được đảng ta nói đến lần đầu tiên tại Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 3 vào năm 1960 và được thể hiện chính thức trong văn kiện của Đảng tại Đại hội lần thứ 7 diễn ra từ ngày 24 đến ngày 27/06/1991 tại Hà Nội.

Công nghiệp hóa việt nam thời kỳ đầu đổi mới năm 2024

Khái niệm công nghiệp hóa được đảng ta nói đến lần đầu tiên tại đại hội đảng lần thứ mấy? (Hình từ Internet)

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?

Căn cứ theo Tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2022, mục tiêu cụ thể đến năm 2030 trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước bao gồm:

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD; GNI bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt trên 7.000 USD. Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế ở mức trên 50%; chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu thế giới.

- Tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 20%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35 - 40%; tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 80%; đạt khoảng 260 sinh viên trên một vạn dân.

- Thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN về năng lực cạnh tranh công nghiệp; tỉ trọng công nghiệp đạt trên 40% GDP; tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khoảng 30% GDP; tỉ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt trên 45%; giá trị gia tăng công nghiệp chế tạo, chế biến bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD. Tỉ trọng của khu vực dịch vụ đạt trên 50% GDP, trong đó du lịch đạt 14 - 15% GDP.

- Hình thành được một số tập đoàn, doanh nghiệp công nghiệp trong nước có quy mô lớn, đa quốc gia, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn; xây dựng và phát triển được một số cụm liên kết ngành công nghiệp trong nước có quy mô lớn, có năng lực cạnh tranh quốc tế; làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp.

- Xây dựng được ngành công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại.

- Tỉ trọng kinh tế số đạt khoảng 30% GDP. Hoàn thành xây dựng chính phủ số, thuộc nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ ba trong khu vực ASEAN về chính phủ điện tử, kinh tế số.

- Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%. Phấn đấu đạt được các chỉ tiêu về sử dụng hiệu quả tài nguyên (đất, nước, khoáng sản), tái sử dụng, tái chế chất thải tương đương với các nước dẫn đầu ASEAN; chỉ số hiệu quả môi trường (EPI) đạt trên 55. Chỉ số phát triển con người (HDI) duy trì trên 0,7.

Nhiệm vụ trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030 như thế nào?

Theo quy định tại Mục 3 Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2022, nhiệm vụ trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030 có những nội dung như sau:

[1] Đổi mới tư duy, nhận thức và hành động quyết liệt, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

[2] Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

[3] Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, tự lực, tự cường; nâng cao năng lực ngành xây dựng.

[4] Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục cơ cấu lại ngành dịch vụ dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo.

[5] Phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

[6] Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thúc đẩy đô thị hóa nhanh và bền vững, gắn kết chặt chẽ và tạo động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

[7] Phát triển các thành phần kinh tế nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa

[8] Đổi mới chính sách tài chính, tín dụng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhanh, bền vững.

[9] Quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả đi đôi với bảo vệ và phát triển thị trường trong nước

[10] Phát huy giá trị văn hóa, bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam, xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh; đội ngũ trí thức và doanh nhân xung kích, đi đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo đảm tốt an sinh xã hội