Các câu hỏi phỏng vấn QC thực phẩm

Phỏng vấn là một vòng quyết định đến sự thành công hay thất bại của ứng viên. Do đó, các ứng viên cần phải chuẩn bị tâm lý thật tốt trước khi tham gia phỏng vấn, nhất là công việc cần nhiều kiến thức và chuyên môn như QA. Và trong bài viết này, chúng tôi đã tổng hợp lại những câu hỏi phỏng vấn QA mà nhà tuyển dụng thường xuyên dùng nhất để chia sẻ cho các bạn. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Các câu hỏi phỏng vấn QC thực phẩm

I. Những lưu ý khi phỏng vấn nhân viên QA

Các câu hỏi phỏng vấn QC thực phẩm

Dành cho nhà tuyển dụng

Với vai trò là một nhà tuyển dụng thì bạn cần tạo nên một bầu không khí thoải mái, vui vẻ cho ứng viên. Điều này sẽ giúp cho ứng viên có thể tự tin giao tiếp và chia sẻ hơn khi tham gia phỏng vấn. Bên cạnh đó, để tìm ra được ứng viên tài năng thì cần phải đặt ra những câu hỏi thông minh. Và khi ứng viên trả lời câu hỏi phỏng vấn QA, thì nhà tuyển dụng cần phải luôn lắng nghe. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá khách quan hơn về ứng viên của mình.

Và khi đặt câu hỏi cho ứng viên, thì nhà tuyển dụng cần cho ứng viên thời gian để có thể chuẩn bị câu trả lời. Hãy chờ đợi đến khi ứng viên sẵn sàng, tuy nhiên cũng cần phải kiểm soát thời gian của buổi phỏng vấn. Không nên để kéo dài quá lâu, điều này sẽ thể hiện nhà tuyển dụng không chuyên nghiệp.

Dành cho ứng viên tham gia phỏng vấn

Khi tham gia buổi phỏng vấn, thì ứng viên cần nên tìm hiểu thật kỹ về công ty. Điều này sẽ giúp các bạn có thể tự tin hơn trong buổi phỏng vấn. Bên cạnh đó, bạn cần giữ một phong thái thật tự tin và chuyên nghiệp để tạo thiện cảm cho nhà tuyển dụng. Ngoài ra bạn cần lựa chọn trang phục sao cho thật lịch sự, gọn gàng và hơn hết là phải đến đúng giờ. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn là một người có nề nếp, tác phong làm việc chuyên nghiệp. 

Tuyển dụng, việc làm QA có thể bạn quan tâm:

- Tối ưu vận hành logistic Bách Hóa Xanh

- Nhân viên QC Bách Hóa Xanh 

- Cộng tác viên QC Bách Hóa Xanh

II. Bộ câu hỏi phỏng vấn QA thường gặp

Các câu hỏi phỏng vấn QC thực phẩm

1. Câu hỏi chung

Giới thiệu sơ lược bản thân bạn và điểm mạnh, điểm yếu

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết thêm thông tin về bạn. Họ muốn xem bạn có những điểm mạnh và điểm yếu gì để có thể phù hợp với vị trí mà họ đang tuyển dụng không. 

Cách trả lời: bạn cần giới thiệu họ tên, trình độ học vấn, những thành tựu mà bạn đang đạt được trong quá trình học tập. Hãy nêu hết những điểm mạnh mà bạn thấy cần thiết cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển.

Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn khi làm việc là gì?

Mục đích của câu hỏi này là nhà tuyển dụng muốn biết bạn định hướng công việc của bạn như thế nào. Họ có thể đánh giá được bạn có phải là người có chí cầu tiến trong công việc hay không.

Cách trả lời: bạn có thể nêu mục tiêu ngắn hạn là muốn trở thành nhân viên QA chuyên nghiệp, dùng hết năng lực của mình để đóng góp cho công ty. Và mục tiêu dài hạn 3 đến 5 năm tới là sẽ lên được chức cao hơn chẳng hạn như trưởng phòng.

Yếu tố nào của bạn phù hợp với công việc QA?

Nhà tuyển dụng muốn biết bạn có thực sự phù hợp với vị trí này hay không. Và để có thể trả lời được câu hỏi này thì bạn cần phải tìm hiểu xem vị trí QA cần những yêu cầu, tố chất nào. Và dựa vào đó để trả lời cho thích hợp. 

2. Câu hỏi kinh nghiệm làm việc

Trước đây bạn đã làm những công việc nào liên quan đến QA 

Mục đích của câu hỏi này là nhà tuyển dụng muốn biết xem bạn đã có kinh nghiệm làm việc cho vị trí này hay chưa. Nếu như đã có kinh nghiệm thì đây sẽ là một lợi thế cho bạn.

Cách trả lời: nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc trước đó, thì đây sẽ là câu hỏi rất dễ cho bạn. Tuy nhiên nếu bạn chưa có kinh nghiệm, thì bạn có thể nói đến những công việc có liên quan đến quản lý mà bạn đã từng làm khi còn đi học.

Thành tích tốt nhất của bạn trong công việc trước đây là gì? Bạn có chứng chỉ hay giải thưởng cho QA không?

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết liệu bạn có thực sự muốn phát triển lâu dài với công việc này hay không. Bởi vì khi làm công việc này, thì bạn sẽ phải tham gia rất nhiều khóa học để trau dồi thêm kiến thức, chuyên môn của mình.

Cách trả lời: nếu như bạn đã có chứng chỉ QA thì bạn hãy đưa ra cho nhà tuyển dụng thấy. Còn trong trường hợp bạn là người mới chưa có chứng chỉ, thì bạn hãy nói thật cho nhà tuyển dụng biết. Bên cạnh đó, cần phải thể hiện sự ham học hỏi, có thể sẵn sàng tham gia các khóa học để hỗ trợ cho công việc của mình.

3. Câu hỏi kỹ năng

Khi nhận được tài liệu về QA mới, nếu không hiểu, bạn sẽ làm gì?

Nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn là người như thế nào. Bạn có tinh thần chủ động để nhờ người khác giúp đỡ hay không.

Cách trả lời: bạn hãy thể hiện bạn là một người luôn tích cực học hỏi trong công việc. Nếu như có vấn đề không hiểu, thì trước tiên bạn sẽ tìm hiểu trên mạng và nếu như vẫn không hiểu thì bạn sẽ hỏi người trực tiếp quản lý mình.

Cách bạn đối mặt và vượt qua áp lực như thế nào?

Mục đích của câu hỏi này là nhà tuyển dụng muốn biết bạn có khả năng chịu đựng áp lực được bao nhiêu và bạn làm cách nào để vượt qua nó. Nếu bạn là một người mạnh mẽ thì bạn hoàn toàn có thể vượt qua được mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

Cách trả lời: bạn hãy thành thật với nhà tuyển dụng trong câu hỏi này. Hãy đưa ra một ví dụ cụ thể về cách bạn vượt qua nó. Chẳng hạn như khi sếp giao một công việc có deadline quá ngắn, bạn cảm thấy rất áp lực khi đảm nhiệm công việc này. Tuy nhiên bạn vẫn cố gắng hoàn thành nó bằng cách tăng ca làm việc.

Bạn nghĩ QA nên làm việc độc lập hay làm việc nhóm sẽ tốt hơn?

Câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết bạn có thực sự hiểu rõ về bản chất và quy trình trong công việc QA hay không. Hay tư duy của bạn về công việc này như thế nào.

Cách trả lời: tôi nghĩ dù là làm việc độc lập hay làm việc nhóm thì cũng như nhau, miễn là đem lại hiệu quả cao trong công việc là được. Tuy nhiên tôi đánh giá cao về vấn đề làm việc nhóm, vì sẽ có nhiều ý kiến đóng góp để hoàn thiện sản phẩm hơn.

Nếu gặp các lỗi trong quy trình sản xuất, bạn sẽ xử lý bằng những phương pháp nào?

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn xem kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn như thế nào. Bạn có phải là người thông minh, nhạy bén khi làm việc hay không.

Cách trả lời: tôi đã gặp trường hợp máy móc bị hư hỏng nặng khi đang trong giờ làm việc cao điểm. Điều này làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc của chúng tôi rất nhiều. Nhận thấy vấn đề đang nghiêm trọng, chúng tôi ngay lập tức đã liên hệ với đơn vị gia công bên ngoài để hoàn thiện khâu sản xuất.

4. Câu hỏi chuyên môn QA

Bạn biết gì về tiêu chuẩn ISO?

Câu hỏi này mang tính lý thuyết. Nhà tuyển dụng muốn biết bạn có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực làm việc của mình hay không. 

Cách trả lời: đây là tiêu chuẩn được rất nhiều quốc gia sử dụng. Và trong toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng, thì chỉ có tiêu chuẩn ISO 9001 là được sử dụng. 

Phân biệt QA và QC

Đây là câu hỏi mà nhiều ứng viên không thể trả lời được. Vì hai vị trí này khá dễ bị nhầm lẫn với nhau.

QA là công việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm không bị sai sót và phải đáp ứng được tiêu chuẩn đã được đề ra trước đó. Còn QC là việc kiểm soát chất lượng của sản phẩm khi đã hoàn thiện. Nếu có phát hiện sai sót ở đâu thì cần báo với bộ phận đó để sửa chữa.

Bạn có thế mạnh về QA phần mềm hay hàng hóa?

Nhà tuyển dụng muốn dùng câu hỏi này để xác định được bạn có thể mạnh là gì. Nếu bạn có thể mạnh phù hợp với những gì mà họ đang tìm kiếm, thì họ sẽ ưu tiên lựa chọn bạn cho vị trí này. Do đó nếu như bạn có thể làm tốt ở hai lĩnh vực này, thì đây sẽ là một điểm cộng tuyệt đối cho bạn.

Bạn biết gì về PDCA?

PDCA là một quy trình gồm 4 giai đoạn là Plan, Do, Check, Act. Quy trình này cho thấy việc quản lý chất lượng sản phẩm là phải được cải tiến liên tục. Tuy nhiên sẽ rất khó để có thể thực hiện quy trình này.

Bạn dựa vào gì để biết được testcase đầy đủ?

Để biết được testcase đầy đủ hay không, thì sẽ dựa vào phương pháp kiểm thử đường dẫn cơ sở. Khi sử dụng phương pháp này, chúng ta có thể thu được testcase từ đường cơ sở theo biểu đồ dòng chảy.

Bạn có thể giải thích về quy trình 6 sigma không?

Quy trình 6 sigma là một phương pháp được sử dụng để phát hiện ra các sai sót, để tìm ra cách giải quyết và cải thiện quy trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm. Mục đích của quy trình là đem lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất.

5. Câu hỏi kết

Bạn dự định sẽ làm việc ở công ty bao lâu?

Đây là câu hỏi giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn có thực sự muốn làm việc lâu dài với họ hay không. Hay bạn chỉ làm việc trong thời gian ngắn, cảm thấy chán thì sẽ rời đi.

Cách trả lời: bạn hãy nói cho nhà tuyển dụng thấy được nguyện vọng muốn làm việc lâu dài với họ. Hãy thể hiện nó một cách chân thành và chân thật nhất.

Mức lương mong muốn của bạn

Câu hỏi này sẽ đánh giá yêu cầu mức lương của bạn có phù hợp với ngân sách tuyển dụng của họ không. Nếu như bạn đưa ra quá cao, vượt ra khả năng chi trả của họ thì họ sẽ không lựa chọn bạn.

Cách trả lời: bạn hãy thành thật nói ra suy nghĩ của mình về mức lương mong muốn. Nếu như bạn chưa có kinh nghiệm làm việc thì hãy tham khảo mức lương trên các trang tuyển dụng.

Nếu được nhận vào làm nhân viên QA ở công ty, bạn có những ý kiến đóng góp gì không?

Đây là câu hỏi giúp nhà tuyển dụng lựa chọn những ứng viên phù hợp với họ. Để có thể trả lời được câu hỏi này, thì bạn cần tìm hiểu về quy trình làm việc, sản xuất của công ty. Sau đó đưa ra ý kiến của bản thân mình, để giúp doanh nghiệp hoàn thiện quy trình làm việc hơn.

III. Gợi ý cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Các câu hỏi phỏng vấn QC thực phẩm

Nhiều người cho rằng việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng là điều dư thừa và không thực sự cần thiết. Tuy nhiên họ đã mắc sai lầm nghiêm trọng, việc đặt câu hỏi sẽ chứng minh được ứng viên có sự quan tâm tới vị trí mà họ đang ứng tuyển. Bên cạnh đó, khi đặt câu hỏi thể hiện sự tương tác qua lại với nhà tuyển dụng, giúp bầu không khí trở nên dễ chịu và thoải mái hơn. Và quan trọng hơn là ứng viên còn thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được năng lực của họ. Và các nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên chủ động đặt câu hỏi cho họ.

Dưới đây là một số câu hỏi cho nhà tuyển dụng hay mà các bạn có thể tham khảo:

- Anh/ chị có thể cho em biết công ty mình đánh giá ứng viên ở vị trí này qua tiêu chí nào không ạ?

- Anh/ chị có thể cho em biết vị trí này cần những tố chất gì không?

- Anh/ chị cho em hỏi vị trí này có lộ trình thăng tiến trong tương lai như thế nào ạ?

- Anh/ chị có đánh gì gì khi nhìn vào hồ sơ xin việc của em không?

- Anh/ chị cho em hỏi công ty mình có hoạt động team building do nhân viên cùng nhau thực hiện không?

Xem thêm:

- Nhân viên QA làm những gì? Các kỹ năng cần có khi trở thành nhân viên QA

- Mức lương của nhân viên QA và cơ hội nghề nghiệp trong tương lai

- Tổng hợp những câu trả lời phỏng vấn xin việc hay nhất

Bài viết trên đã chia sẻ về những câu hỏi phỏng vấn QA mà nhà tuyển dụng thường sử dụng nhất, hy vọng có thể hữu ích đối với các bạn. Hãy chia sẻ bài viết nếu như bạn cảm thấy nội dung hữu ích nhé. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!