Các bài tập lớp 3

Bộ tài liệu giải bài toán lớp 3 bằng 2 cách được chúng tôi dày công sưu tầm từ hệ thống các bài ôn luyện, đề thi, đề kiểm tra các trường tiểu học trên toàn quốc. Nội dung đa dạng, lời giải chi tiết hỗ trợ các em học sinh lớp 3 nắm bản chất phương pháp giải toán bằng 2 phép tính kèm các dạng toán được giải sử dụng phương pháp này. Chi tiết mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo dưới đây.

Lý thuyết  Các bài toán giải bằng hai phép tính

Cách giải và trình bày về dạng bài toán lớp 3 có 2 lời giải:

Bài toán: Em có 5 nhãn vở, Trang có nhiều hơn em 3 cái. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu cái nhãn vở?

Bài giải:

Trang có số nhãn vở là:

5 + 3 = 8 (nhãn vở)

Cả hai bạn có số nhãn vở là:

5 + 8 = 13 (nhãn vở)

Đáp số: 13 nhãn vở.

Các dạng bài toán giải bằng hai phép tính lớp 3

Dưới đây là cách giải toán bằng 2 cách lớp 3 của một số dạng bài toán thường gặp:

Dạng 1: Bài toán liên quan đến khái niệm “nhiều hơn”; “ít hơn”.

Bài toán cho giá trị một đại lượng và dữ kiện đại lượng này nhiều hơn hoặc ít hơn đại lượng kia, yêu cầu tính giá trị tổng của hai đại lượng.

Bước 1: Tìm giá trị của đại lượng chưa biết thường sử dụng phép toán cộng hoặc trừ.

Bước 2: Tính giá trị tổng của hai đại lượng

Dạng 2: Bài toán liên quan đến khái niệm “gấp lên một số lần” hoặc “giảm đi một số lần”.

Bài toán cho giá trị một đại lượng và dữ kiện đại lượng này gấp đại lượng kia một số lần hoặc đại lượng này giảm đi một số lần so với đại lượng kia, yêu cầu tính giá trị tổng/hiệu của hai đại lượng.

Bước 1: Tìm giá trị của đại lượng chưa biết thường sử dụng phép toán nhân hoặc chia.

Bước 2: Tính giá trị tổng của hai đại lượng

Dạng 3: Điền số thích hợp vào sơ đồ.

- Thực hiện phép tính theo thứ tự của sơ đồ

- Điền số lần lượt vào chỗ trống.

Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ trống:

Lời giải:

Ta có: 5 x 2 = 10; 10 + 3 = 13

Số cần điền vào ô trống lần lượt là (10;13)

Các bài tập và lời giải bài toán bằng 2 phép tính lớp 3

Mời các em học sinh cùng phụ huynh tham khảo tuyến tập các bài toán giải bằng hai phép tính lớp 3 có hướng dẫn giải và đáp án chi tiết dưới đây:

Bài 1: Một thùng đựng 84 lít mật ong, người ta đã lấy ra 1/3 số lít mật ong đó. Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu lít mật ong?

Lời giải:

Số lít mật ong người ta đã lấy ra là:

84 : 3 = 28 (lít)

Số lít mật ong còn lại trong thùng là:

84 – 28 = 56 (lít)

Đáp số: 56 lít mật ong

Bài 2: Một cửa hàng có 1242 cái áo, cửa hàng đã bán 1/6 số áo. Hỏi cửa hàng đó còn lại bao nhiêu cái áo?

Lời giải:

Số áo cửa hàng đã bán được là:

1242 : 6 = 207 (cái)

Số áo cửa hàng còn lại là:

1242 – 207 = 1035 (cái)

Đáp số: 1035 cái áo

Bài 3: Một sợi dây dài 9135 cm được cắt thành 2 đoạn. Đoạn thứ nhất dài bằng 1/7 chiều dài sợi dây. Tính độ dài mỗi đoạn dây.

Lời giải:

Độ dài đoạn dây thứ nhất là:

9135 : 7 = 1305 (cm)

Độ dài đoạn dây thứ hai là:

9135 – 1305 = 7830 (cm)

Đáp số: đoạn thứ nhất 1035cm, đoạn thứ hai 7830cm

Bài 4: Thùng thứ nhất đựng 35 lít dầu, thùng thứ hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 15 lít dầu. Hỏi cả hai thùng đựng bao nhiêu lít dầu?

Lời giải:

Số lít dầu thùng thứ hai đựng là:

35 + 15 = 50 (lít)

Cả hai thùng đựng số lít dầu là:

35 + 50 = 85 (lít)

Đáp số: 85 lít dầu

Bài 5: Anh có 56 viên bi, em có ít hơn anh 12 viên bi. Hỏi cả hai anh em có bao nhiêu viên bi?

Lời giải:

Em có số viên bi là:

56 – 12 = 44 (viên bi)

Anh và em có tất cả số viên bi là:

56 + 44 = 100 (viên bi)

Đáp số: 100 viên bi

Bài 6: Lớp 3A trồng được 42 cây, lớp 3B trồng được gấp 4 lần số cây của lớp 3A. hỏi cả hai lớp trồng được bao nhiêu cây?

Lời giải:

Số cây lớp 3B trông được là:

42 x 4 = 168 (cây)

Cả hai lớp trồng được số cây là:

168 + 42 = 210 (cây)

Đáp số: 210 cây

Bài 7: Một bến xe có 76 ô tô. Lúc đầu có 18 ô tô rời bến, sau đó có thêm 16 ô tô nữa rời bến. Hỏi bến xe đó còn lại bao nhiêu ô tô?

Lời giải:

Tổng số ô tô đã rời bến là:

18 + 16 = 34 (xe)

Bến xe còn lại số ô tô là:

76 – 34 = 42 (xe)

Đáp số: 42 xe ô tô

Bài 8: Có 5 thùng dầu, mỗi thùng chứa 120 lít. Người ta đã lấy ra 130 lít từ số dầu đó. Hỏi còn lại bao nhiêu lít dầu?

Lời giải:

Tổng số lít dầu là:

120 x 5 = 600 (lít dầu)

Số lít dầu còn lại là:

600 – 130 = 470 (lít)

Đáp số: 470 lít dầu

Bài 9: Can thứ nhất có 18 lít dầu. Số dầu ở can thứ hai gấp 3 lần số dầu ở can thứ nhất. hỏi can thứ hai nhiều hơn can thư ùnhất bao nhiêu lít dầu?

Lời giải:

Số dầu ở can thứ hai là:

18 x 3 = 54 (lít)

Can thứ hai nhiều hơn can thứ nhất số lít dầu là:

54 – 18 = 36 (lít)

Đáp số: 36 lít dầu

Bài 10: Một tổ công nhân buổi sáng sửa được 24m. buổi chiều do trời nắng nên sửa được số mét đường giảm đi 3 lần so với buổi sáng. Hỏi buổi chiều tổ công nhân đó sửa được mấy mét đường?

Lời giải:

Số mét đường đội công nhân sửa được trong buổi chiều là:

24 : 3 = 8 (m)

Số mét đường đội công nhân sửa là:

24 + 8 = 32 (m)

Đáp số: 32m đường

Bài 11: Một nhóm khách du lịch mang theo 4 bình, mỗi bình 2 lít nước và một bình 5 lít nước. Hỏi nhóm đó mang theo bao nhiêu lít nước?

Lời giải:

Số lít nước ở 4 bình là:

2 x 4 = 8 (lít)

Số lít nước nhóm mang theo là:

8 + 5 = 13 (lít)

Đáp số: 13 lít nước

Bài 12: Người ta chia khu vườn ươm cây thành 2 lô đất, mỗi lô đất có 4 hàng, mỗi hàng trồng 105 cây con. Hỏi khu vườn đó trồng được bao nhiêu cây con?

Lời giải:

Số cây trồng được ở mỗi lô đất là:

105 x 4 = 420 (cây)

Số cây trồng được ở khu vườn là:

420 x 2 = 840 (cây)

Đáp số: 840 cây

File tải miễn phí Tuyển tập giải bài toán bằng hai phép tính lớp 3 đầy đủ nhất:

CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để download các bài toán lớp 3 giải bằng hai phép tính file word, pdf miễn phí:

Hy vọng là tài liệu bài toán giải bằng 2 phép tính lớp 3 sẽ hữu ích dành cho các em!

Đánh giá bài viết

Các bài tập lớp 3
Các bài tập lớp 3
Các bài tập lớp 3

Câu 1: Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị đo độ dài?

A. ki-lô-métB. métC. lítD. đề-xi-mét

Câu 2: Số thích hợp để điền vào chỗ chấm: 1dm = ….mm là?

Câu 3: Kết quả phép tính 6dm + 14dm là:

A. 20dmB. 24dmC. 27dmD. 30dm

Câu 4: Số thích hợp để điền vào chỗ chấm: 5dm3cm = ….cm là?

Câu 5: Chu vi tam giác có độ dài ba cạnh lần lượt là 4m, 3m2dm và 36dm là:

A. 100dmB. 110dmC. 108dmD. 120dm

Bài tập tự luận

Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

3m4cm = ….cm2km = …hm9dm4cm = … cm6dm = ….mm
5hm = …m4m7dm = …dm6m3cm = …cm70cm = …dm

Bài 2: Tính:

20dam + 13dam45hm – 19hm170m + 15m
320cm – 50cm16dm x 784dm : 3

Bài 3: Điền dấu <, >, = thích hợp vào chỗ chấm:

3dm4cm …30cm4hm5dam … 50dam15dm … 1m5dm
6m4cm…600cm5dm4cm … 54cm7m6cm … 7m5cm

Lời giải bài tập Bảng đơn vị đo độ dài

Bài tập trắc nghiệm

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
CDAAC

Bài tập tự luận

Bài 1:

3m4cm = 304cm2km = 20hm9dm4cm = 94cm6dm = 600mm
5hm = 500m4m7dm = 47dm6m3cm = 603cm70cm = 7dm

Bài 2:

20dam + 13dam = 33dam45hm – 19hm = 26hm170m + 15m = 185m
320cm – 50cm = 270cm16dm x 7 = 112dm84dm : 3 = 28dm

Bài 3:

3dm4cm > 30cm4hm5dam < 50dam15dm = 1m5dm
6m4cm > 600cm5dm4cm = 54cm7m6cm > 7m5cm

 Lý thuyết về Đo lường và đơn vị đo lường

Các bài tập lớp 3

1 thế kỉ = 100 năm; 1 năm = 12 tháng; 1 tuần = 7 ngày; 1 ngày = 24 giờ; 1 giờ = 60 phút; 1 phút = 60 giây.

Bài 1.

1 giờ bằng 60 phút. Hỏi 6 giờ bằng bao nhiêu phút?

Bài 2.

Ghi lại chữ đặt trước câu trả lời đúng:

Kim giờ quay được 1 vòng thì kim phút quay được số vòng là:

A. 1 vòng

B. 12 vòng

C. 24 vòng

D. 13 vòng

Bài 3. Ghi lại chữ đặt trước câu trả lời đúng:

2 giờ 30 phút [ ] 230 phút. Dấu thích hợp điền vào ô trống là:

A. >

B. <

C. =

D. Không có dấu nào

Bài 4. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

a. 20kg =……….. gam

b. 36 tấn =……. tạ

c. 10OOg =….. kg

d. 2000kg =….. tạ

Bài 5. Mỗi tuần có 7 ngày, hỏi:

a. 7 tuần có bao nhiêu ngày?

b. 140 ngày bằng bao nhiêu tuần?

c. 200 ngày bằng bao nhiêu tuần?

Bài 6. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

Ngày mai của hôm qua là:

A. hôm kia

B. hôm nay

C. ngày mai

Bài 7. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

Những tháng trong năm có 30 ngày là:

A. 4, 7,9, 11.

B. 5, 6, 9, 11.

C . 4, 6, 9, 11.

Bài 8. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

a. 8m 5cm =……… cm b) 6km 4m =……… m

b. 5m 4dm =…….. dm……………….. d) 7cm 6mm =…… mm

Bài 9. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

a. 8m 4dm =…….. dm………………..

b. 72 tấn 3 tạ =……………. tạ

c. 9m 15cm =…… cm………………..

d. 5 tấn 62 yến =………. yến

e. 7km 6m =………. m………………..

f. 4yến9kg=……………. kg

Bài 10. Trong một năm, những tháng dương lịch nào có 31 ngày?

Đáp án Bài tập Đo lường và đơn vị đo lường

Bài 1.

Đáp số: 360 phút.

Bài 2.

B. 12 vòng

Bài 3.

B. <

Bài 4.

a. 20kg = 20 000g

b. 36 tấn = 360 tạ

c. 1000g = 1 kg

d. 2000kg = 20 tạ

Bài 5.

a) 7 tuần có số ngày là:

7 × 7 =49 (ngày)

b) 140 ngày bằng số tuần là:

140 : 7 = 20 (tuần)

c) Ta có:

200 : 7 = 28 dư 4

Vậy 200 ngày bằng 28 tuần 4 ngày

Đáp số:

a) 49 ngày;

b) 20 tuần;

c) 28 tuần 4 ngày.

Bài 6.

B. Hôm nay

Bài 7.

C. 4, 6, 9, 11

Bài 8.

a. 8m 5cm = 805cm

b. 5m 4dm = 54dm

c. 6km 4m = 6004m

d. 7cm 6mm = 76mm

Bài 9.

a. a) 8m 4dm = 84dm

b. 72 tấn 3 tạ = 723 tạ

c. 9m 15cm = 915cm

d. 5 tấn 62 yến = 562 yến

e. 7km 6m = 7006m

f. 4 yến 9kg = 49kg

Bài 10.

Trong một năm dương lịch, những tháng sau đây có 31 ngày: tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10, tháng 12.

Luyện tập bảng đơn vị đo độ dài

1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu):

Cách làm :

3m 4dm = 30dm + 4dm = 34dm

3m 4cm = 300cm + 4cm = 304cm

Mẫu :  3m 2dm = 32dm

3m 2cm = ………. cm

4m 7dm = ………. dm

4m 7cm = ………. cm

2. Tính :

a) 8dam + 5 dam = ……………….57hm – 25hm = ……………….12km  × 4 = ……………….8dam + 5 dam = ……………….8dam + 5 dam = ……………….27mm : 3 = ……………….

3. Điền “>, <, =” vào chỗ chấm :

6m 3cm  ….  7m6m 3cm  ….   6m6m 3cm  ….  630cm6m 3cm  ….  603cm

4. Một tấm vải dài 6m, người ta đã lấy ra 4dm để may túi. Hỏi tấm vải còn lại dài bao nhiêu đề-xi-mét?

Bài giải

Các bài tập lớp 3

5. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

Số thích hợp điền vào chỗ chấm để 8m 6cm = … cm

A. 86                   B. 860             C. 806                   D. 608

Các bài toán về Đại lượng và đơn vị đo độ dài

Các bài tập lớp 3

Bài 3: Điền dấu > , < , = vào chỗ trống

Các bài tập lớp 3
Các bài tập lớp 3
Các bài tập lớp 3
Các bài tập lớp 3

d) 100m=1hm
e) 10mm=1cm

Các bài tập lớp 3
Các bài tập lớp 3
Các bài tập lớp 3
Các bài tập lớp 3
Các bài tập lớp 3
Các bài tập lớp 3
Các bài tập lớp 3
Các bài tập lớp 3
Các bài tập lớp 3

Bài tập Toán nâng cao lớp 3: Đại lượng và đo đại lượng

Bài 1: Có hai sợi dây, sợi dây thứ nhất dài 2m 3dm, sợi dây thứ hai dài hơn sợi dây thứ nhất 8dm. Hỏi hai sợi dây dài bao nhiêu dm?

Bài 2: An cưa một khúc gỗ dài thành các khúc gỗ ngắn hơn, mỗi khúc gỗ chưa ra dài 7dm và An đã cưa 5 lần thì hết khúc gỗ. Hỏi khúc gỗ chưa cưa lúc đầu của An dài bao nhiêu mét?

Bài 3: Sợi dây thứ nhất dài 480mm, sợi dây thứ hai dài bằng 1/3 sợi dây thứ nhất và 1/2 sợi dây thứ 3. Hỏi ba sợi dây dài bao nhiêu milimet?

Bài 4: Có 1 quả cân 1kg và một quả cân 2kg, 1 cân đĩa. Hỏi có thể cân được nhiều nhất là bao nhiêu kg gạo qua hai lần cân?

Bài 5: Bao gạo thứ nhất nặng 25kg, bao thứ hai nặng 38 kg. Hỏi phải chuyển từ bao thứ hai sang bao thứ nhất bao nhiêu kg để bao gạo thứ hai chỉ con hơn bao thứ nhất 3kg?

Bài 6: Có 7kg gạo, một cân đĩa, 1 quả cân 1kg. Làm thế nào để chỉ một lần cân có thể chia số gạo thành hai phần: một phần 4kg và 1 phần 3kg?

Bài 7: Toàn đố Minh: “Thời gian từ đầu ngày đến “bây giờ” bằng 1/2 thời gian từ “bây giờ” đến hết ngày. Đố bạn biết “bây giờ” là mấy giờ? Em hãy giúp Minh trả lời câu hỏi của Toàn.

Bài 8: Ở một tháng hai nào đó có 5 ngày chủ nhật. Hỏi ngày 28 của tháng hai đó là ngày thứ mấy?

Bài 9: Hiện nay bố 32 tuổi gấp 4 lần tuổi con. Hỏi bao nhiêu năm nữa tuổi bố chỉ còn gấp 3 lần tuổi con?

Bài 10: Mẹ Na đem 80000 đồng đi chợ, mẹ Na mua thịt hết 32000 đồng, mua cá hết 14000 đồng, mua rau hết 2000 đồng. Hỏi mẹ Na còn lại bao nhiêu tiền?

Bài 11: Bố có hai tờ giấy loại 50000 đồng, bố mua sách hết 32000 đồng, mua báo hết 4000 đồng và mua xăng hết 18000 đồng. Hỏi bố còn lại bao nhiêu tiền?

Bài 12: Minh có 20000 đồng gồm 6 tờ giấy bạc. Hỏi Minh có thể có những loại giấy bạc nào?

Bài 13: Có 10 kg đường, một cân đĩa và hai quả cân loại 1 kg và 5 kg. Làm thế nào để qua một lần cân lấy ra được 7 kg đường?

🔢 GIA SƯ TOÁN

BÀI TOÁN VỀ BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI

1. Điền số thích hợp vào chỗ trống:

7 m = …………cm7 m = ………dm=………….mm1 m 7cm =……………….cm
2 m = …… dm =…….cm9 m = ………dm=………….cm5 km 6 hm =……………….hm
5 km = ………dam=………….m3 km = ………hm=………….m7 km 8 dam  =………………dam
7 hm = ………dam=………….m6 m = …………mm9 m 8 dm = ……………..dm
4 km = ……hm = =…………m5000 m = …………..km9 m 7 cm = ……………..cm
8 hm = …………m80 hm = …………..km7 dm 9 cm = ……………cm
7 km = …………m7 00 dam =………….km8 dm 7mm = ……………mm

2. Tính :

32 m x 3 =……………..48 cm : 2 =……………..45 dm + 28 dm  =……………..
46 m : 2 =……………..96 dm : 3 =……………..36 m + 42 m  =……………..
28 hm x 6 =……………..84 dam : 4 =……………..270 m + 45 m =……………..
47 km x 3 =……………..28 hm : 2 =……………..317 m  – 52 m   =……………..
61 m x 4 =……………..48 hm : 2 =……………..21 m : 3   =……………..
28 dm x 6 =……………..63 cm : 3 =……………..45 dam : 5  =……………..
36 cm : 3 =……………..5 cm + 8 cm  =……………..63 hm : 7   =……………..

3. Điền dấu ( <, > = ) vào chố chấm:

3m 5 dm ………35 dm 8 km 7 hm ………….805 hm
3m 5 dm ………3m 8m 1 dm  …………80 dm
6 m 7 cm ………..7 m 8 cm 9 mm ………89 mm
6 m 7 cm ………..607 cm 8 cm 9 mm ………809 mm
6 m 7cm ………..670 cm 8 cm 9 mm ………7 cm 9 mm
8 km …………9km 8 cm 9 mm ………890 mm
8 km 7 hm ………….85 hm 8 km 7 hm ………….850 hm
Các bài tập lớp 3
Các bài tập lớp 3
Các bài tập lớp 3