Bụng sôi liên tục là bệnh gì

Bất thường ở hệ tiêu hóa như tắc ruột, viêm dạ dày ruột… khiến ruột tăng cường hoạt động đẩy thức ăn, dịch qua chỗ tắc nghẽn, tạo âm thanh sôi ùng ục.

Tiến sĩ - Bác sĩ Trần Bảo Nghi, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết sôi bụng thường có thể xảy ra khi đói hoặc bị kích thích sau ăn. Tuy nhiên, nếu sôi bụng đi kèm các triệu chứng khác như xì hơi, buồn nôn, táo bón... có thể là dấu hiệu của một bệnh lý hoặc một rối loạn nhất định nào đó. Các bệnh lý thường gặp gây sôi bụng bao gồm tắc ruột, viêm dạ dày ruột, quá mẫn với thức ăn, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, xuất huyết tiêu hóa... Dưới đây là một số nguyên nhân gây sôi bụng.

Tắc ruột: Là một trong những nguyên nhân nguy hiểm gây sôi bụng. Tình trạng này có thể xảy ra do khối u ruột hoặc sẹo của vết mổ cũ trong ổ bụng. Người bệnh tắc ruột còn cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, nôn ói có dịch màu rêu hoặc màu nâu đen, đau bụng, tiêu chảy, không xì hơi... Nếu không được phát hiện kịp thời, vị trí tắc ruột có thể vỡ ra, đe dọa tính mạng.

Bụng sôi liên tục là bệnh gì

Đường ruột không thông thoáng do khối u hoặc sẹo (trái) và ruột khỏe mạnh (phải). Ảnh: Shutterstock

Viêm dạ dày ruột: Xảy ra khi các virus như rotavirus, norovirus và các mầm bệnh truyền nhiễm khác xâm nhập vào cơ thể. Lúc này, dạ dày và ruột bị viêm, phù nề đường tiêu hóa. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sôi bụng kèm theo nôn ói và tiêu chảy nghiêm trọng. Tùy từng virus cụ thể mà người bệnh có thể cảm thấy đau bụng, mệt mỏi, sốt, đau nhức toàn thân... Các triệu chứng có thể kéo dài từ 1-10 ngày. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm dạ dày ruột có thể dẫn đến mất nước và làm trầm trọng thêm các triệu chứng vốn có.

Bệnh Celiac và các tình trạng dị ứng thực phẩm khác: Có thể gây sôi bụng, khó chịu dạ dày hoặc đường ruột do ăn những thực phẩm mà cơ thể không dung nạp được. Bác sĩ Bảo Nghi chia sẻ, khi cơ thể không tạo đủ enzym hoặc các chất hóa học cần thiết để tiêu hóa thực phẩm sẽ xảy ra tình trạng bất dung nạp thức ăn. Nếu hệ thống miễn dịch phản ứng bất thường với một số thực phẩm sẽ gây dị ứng thức ăn. Ngoài sôi bụng, người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn, tiêu chảy, thiếu máu, đau nhức xương khớp, co giật...

Bệnh Crohn: Là bệnh lý viêm đường ruột, có thể xảy ra ở mọi nơi trong ống tiêu hóa, từ miệng đến hậu môn. Bệnh làm tăng nhu động ruột, dẫn đến các triệu chứng như sôi bụng, đau quặn bụng, đi tiêu ra máu, sốt...

Hội chứng ruột kích thích: Là một loại rối loạn hệ tiêu hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến đại tràng và dẫn đến nhiều triệu chứng như sôi bụng, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón...

Xuất huyết tiêu hóa: Là nguyên nhân hiếm gặp gây sôi bụng nhưng có thể đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Dấu hiệu sớm để nhận biết tình trạng này là đại tiện phân có mùi hắc và màu đen. Trường hợp bệnh nặng sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng nôn ra máu, đại tiện có máu tươi, chướng bụng...

Bụng sôi liên tục là bệnh gì

Khi xảy ra tình trạng sôi bụng, uống một cốc nước ấm giúp tạm thời ổn định đường ruột. Ảnh: Shutterstock

Theo bác sĩ Bảo Nghi, thông thường, sôi bụng và tăng nhu động ruột không gây nguy hiểm nhưng nếu tình trạng này kéo dài, kèm theo các dấu hiệu khác thì người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám. Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Dinh dưỡng hợp lý cũng hỗ trợ kiểm soát chứng rối loạn này. Người bệnh nên ăn uống điều độ, nhai kỹ nuốt chậm để không kích thích tăng nhu động ruột trong quá trình vận chuyển thức ăn. Khi xuất hiện tình trạng sôi bụng, uống một cốc nước ấm có thể giúp ổn định đường ruột.

Nghe thấy bụng kêu ọc ọc là hiện tượng khá phổ biến, nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, với mỗi người, âm thanh ọc ọc đó sẽ xuất phát từ nguyên nhân khác nhau và có trường hợp là tín hiệu cảnh báo bệnh lý đường tiêu hóa. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về hiện tượng này và cách xử trí hiệu quả để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe.

1. Vì sao bụng kêu ọc ọc?

Bụng phát ra tiếng kêu ọc ọc liên tục là sự xuất hiện với tần suất liên tục của những âm thanh được tạo nên bởi nhu động của ống tiêu hóa, dịch tiêu hóa và thức ăn. Hiện tượng này hầu như ai cũng sẽ gặp ít nhất vài lần, nguyên nhân do:

- Bị đói bụng

Do dạ dày không có thức ăn để tiêu hóa nên các hormone trong não sẽ kích thích ham muốn ăn và gửi tín hiệu đến dạ dày. Kết quả là các cơ quan trong đường ruột co bóp liên tục và sinh ra tiếng ọc ọc.

Bụng sôi liên tục là bệnh gì
Số đông mọi người nghe thấy tiếng bụng kêu ọc ọc khi đói

- Ăn thực phẩm khó tiêu

Có một số thực phẩm giàu carbohydrate và chất xơ nên dễ gây khó tiêu như: khoai tây, tỏi, hành, súp lơ,... Bên cạnh đó, các món ăn nhiều dầu mỡ cũng dễ làm khí bị tích trong đường ruột. Những tác nhân này sẽ khiến bụng bị sôi và phát ra âm thanh ọc ọc.

- Bị stress, căng thẳng

Một thời gian dài bị căng thẳng, stress cũng làm ảnh hưởng đến khả năng co thắt của nhu động ruột, gây kích thích thành ruột khiến cho ruột co bóp mạnh hơn và kết quả là bụng sôi ọc ọc.

- Ăn uống không lành mạnh

Những người có thói quen xấu trong việc ăn uống rất dễ bị sôi bụng ọc ọc. Thói quen này gồm: nhai không kỹ, vừa ăn vừa uống, vừa ăn vừa nói, nằm ngay sau khi ăn, uống nhiều đồ uống có ga,... khiến cho khí tích tụ trong dạ dày, gây khó tiêu dẫn đến tình trạng bụng kêu ọc ọc, ợ hơi.

- Không dung nạp gluten, fructose, lactose

Những người mắc chứng không dung nạp với các chất này khi ăn thực phẩm chứa fructose, lactose và gluten sẽ có biểu hiện bụng sôi ọc ọc, bị tiêu chảy vì không tiêu hóa được chúng.

- Mắc bệnh đường tiêu hóa

Hội chứng ruột kích thích, đau dạ dày, viêm loét đại tràng, viêm túi thừa,... có thể khiến bụng kêu ọc ọc.

Bên cạnh những nguyên nhân chính trên thì hiện tượng bụng phát ra âm thanh ọc ọc còn có thể do dùng thắt lưng quá chặt, mặc quần quá chật, dị ứng thực phẩm, giảm cân không khoa học,...

2. Cách xử trí khi bụng kêu ọc ọc

2.1. Nhận diện bụng kêu ọc ọc bình thường với kêu ọc ọc do bệnh lý

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng sôi bụng ọc ọc như đã nói đến ở trên. Trong đó, có những nguyên nhân sinh lý nhưng cũng có trường hợp xuất phát từ bệnh lý không thể chủ quan. Cần phân biệt được những tác động này để kịp thời can thiệp, tránh gây ra hệ lụy không tốt cho sức khỏe:

Bụng sôi liên tục là bệnh gì

Bụng sôi ọc ọc kèm cảm giác đau, khó chịu có thể do bệnh lý đường tiêu hóa

- Trường hợp bụng kêu ọc ọc sinh lý: bụng chỉ phát ra âm thanh ọc ọc khi đói và không kèm theo triệu chứng nào khác, không gây mệt mỏi hay chán ăn.

- Trường hợp bụng kêu ọc ọc vì nguyên nhân bệnh lý: bất cứ thời điểm nào bụng cũng có thể sôi ọc ọc và kèm theo các triệu chứng bất thường như: ợ hơi, ợ nóng, đau bụng, xì hơi, tiêu chảy, mệt mỏi, chán ăn,...

2.2. Xử trí khi bụng kêu ọc ọc

Muốn giải quyết dứt điểm bụng kêu ọc ọc cần phải tìm ra nguyên nhân gây nên hiện tượng này và dựa vào đó để đưa ra cách khắc phục phù hợp, ví dụ như:

- Do thói quen ăn uống: ăn chậm, nhai kỹ, tập trung trong khi ăn, không nằm ngay sau khi ăn, không nói chuyện hay làm việc trong khi ăn để tránh nuốt quá nhiều không khí,...

- Không dung nạp lactose: dừng uống sữa và các sản phẩm được làm từ sữa.

- Ăn chất xơ quá ít: trường hợp này dễ bị táo bón, chướng bụng, đầy hơi,... vì các vi khuẩn ở trong ruột chỉ có khả năng tiêu hóa thức ăn đến mức độ nhất định mà thôi.

- Ăn nhiều đồ ăn chứa đường: các vi khuẩn trong ruột tiêu hóa đường rồi tạo ra khí. Vì thế khi ăn quá nhiều đường bụng có thể kêu ọc ọc và bị xì hơi nhiều. Trường hợp này chỉ cần hạn chế đồ ăn nhiều đường là dần dần hiện tượng bụng kêu ọc ọc sẽ biến mất.

Bụng sôi liên tục là bệnh gì

Bụng kêu ọc ọc kèm dấu hiệu bất thường cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám

- Mắc hội chứng ruột kích thích: người bệnh thường bị chuột rút kèm theo tình trạng bụng dưới đau và kêu ọc ọc. Đây là hội chứng chủ yếu do căng thẳng hoặc tác động của một loại bệnh nhiễm trùng đường ruột. Muốn chấm dứt tình trạng bụng kêu ọc ọc tốt nhất nên chia nhỏ bữa ăn, tránh đồ uống có ga và có chứa cafein để không làm kích thích ruột.

- Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: khi các vi khuẩn đường ruột không ngừng sinh sôi và phát triển sẽ gây đầy hơi và khiến cho đường tiêu hóa bị mất cân bằng vi khuẩn. Khi gặp tình trạng ấy, cách khắc phục tốt nhất là tránh dùng lúa mì, tỏi, bơ, mận, anh đào, đậu nành, đậu lăng,... vài ngày.

Nói tóm lại, số đông trường hợp bị bụng kêu ọc ọc là hiện tượng sinh lý bình thường và không đáng lo. Tuy nhiên, khi tình trạng này thường xuyên xảy ra và kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác thì cần đến cơ sở y tế thăm khám để sớm biết nguyên nhân và có biện pháp xử trí kịp thời.

Chuyên khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín trong lĩnh vực thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh lý đường tiêu hóa. Bệnh viện là nơi quỵ tụ của đội ngũ chuyên gia Y tế, bác sĩ đầu ngành giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn vững vàng.

Không những thế, toàn bộ quá trình kiểm tra, xét nghiệm để chẩn đoán bệnh tại đây đều được thực hiện bởi Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh với hệ thống thiết bị y khoa hiện đại nhất cùng Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế với chứng chỉ CAP và ISO 15189:2012. Tất cả những điều này là căn cứ để quý khách hàng có thể yên tâm lựa chọn, thăm khám và điều trị bệnh lý tiêu hóa tại bệnh viện.

Quý khách hàng cần tìm ra nguyên nhân khiến bụng kêu ọc ọc có thể gọi điện đặt lịch khám qua tổng đài 1900 56 56 56 của bệnh viện để tiện chủ động sắp xếp thời gian thăm khám phù hợp với công việc của mình.