Braxin đánh giá rủi ro về dịch bệnh tôm năm 2024

Theo thông báo của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường- NAFIQPM (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kể từ ngày 14/2 Brazil tạm dừng nhập khẩu cá rô phi Việt Nam cho đến khi có kết luận rà soát bệnh do virus TiLV gây bệnh trên cá rô phi, vì đất nước này lo ngại việc nhập khuẩn làm lây lan dịch bệnh.

Bệnh Tilapia lake virus (TiLV)

Tilapia lake virus (TiLV) là một loại virus được mô tả gần đây ảnh hưởng đến cá rô phi hoang dã và cá cá rô phi nuôi, một mầm bệnh rất dễ lây lan. Loại virus này được phát hiện vào năm 2014, sự chú ý toàn cầu dành cho ngành nuôi trồng thủy sản do nó liên quan đến tỷ lệ cá chết cao và tác động kinh tế mạnh mẽ của nó đối với ngành nuôi cá rô phi.

Hiện tại, bệnh này đã được báo cáo ở các nước thuộc ba châu lục, bao gồm Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ và cho đến hiện nay con số này vẫn tiếp tục tăng lên. Việc di chuyển quần thể cá rô phi sống sang nuôi trồng thủy sản có thể vô tình góp phần vào sự lan truyền của đại lý. Hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi các bệnh do virus trong nuôi trồng thủy sản và trong khi chưa có vắc xin hiệu quả, giá thành cao.

Bệnh TiLV là bệnh do vi rút có nhân ARN thuộc họ Orthomyxoviridae. Bệnh này được công bố lần đầu tiên tại Israel, nó đã gây ra tỉ lệ chết lên đến 80% trong vòng 10 ngày ở cá rô phi. Những đánh giá gần đây tại Thái Lan cho thấy, tỷ lệ chết sẽ đạt đỉnh 86% đối với cá rô phi vằn và 66% với rô phi đỏ trong vòng 4-12 ngày sau khi cảm nhiễm mầm bệnh. Ở Việt Nam, bệnh TiLV được công bố chính thức vào tháng 7 năm 2017, với 60 mẫu cho kết quả dương tính với TiLV trên tổng số 227 mẫu đến từ các tỉnh Bắc Trung Bộ và Miền Bắc (chiếm tỉ lệ 26,43%, trong đó có 9/29 mẫu có nguồn gốc cá giống từ Việt nam và 36/135 mẫu cá giống có nguồn gốc từ Trung Quốc).

Trong nuôi trồng thủy sản, bệnh TiLV thường xảy ra ở khoảng nhiệt độ từ 20-30oC và khi có hiện tượng sốc môi trường như nhiệt độ, độ mặn… Bệnh lây lan theo chiều ngang, từ nguồn nước hoặc từ cá bệnh sang cá khỏe trong cùng lồng/ao nuôi, trại nuôi, qua nguồn nước, dụng cụ nuôi. Mầm bệnh có thể tồn tại ở nhớt cá, gan và ruột cá trong vòng hai tuần, vì vậy khi có cá bị nhiễm TiLV thì khả năng lây lan trong quần đàn là rất lớn, đặc biệt với các mô hình nuôi cá rô phi với mật độ cao.

Braxin đánh giá rủi ro về dịch bệnh tôm năm 2024
Cá rô phi là loài cá phổ biến tại nước ta

Virus TiLV gây bệnh ở các loài cá rô phi nuôi, gồm cá rô phi vằn (Nile tilapia, Oreochromis niloticus), cá rô phi lai tạo (O. niloticus × O. aureus hybrids) và cá rô phi đỏ/cá điêu hồng (Oreochromis sp.). Các loài cá rô phi hoang dã như cá rô phi xanh (Oreochromis aureus), cá rô phi Mango (Sarotherodon galilaeus), Tilapia zilli và Tristamellasimonis intermedia cũng mẫn cảm với vi rút này. Tuy nhiên, các dấu hiệu bệnh lý ở các cá khác như cá chép, cá đối không được ghi nhận mặc dù các đối tượng này cùng sống hoặc cùng được nuôi trong một khu vực với cá rô phi.

Cá mắc bệnh có biểu hiện chán ăn, màu sắc cơ thể biến đổi (sẫm màu); thay đổi tập tính bơi lội (như tập trung ở trên bề mặt, bơi lờ đờ), ngừng kéo đàn, hôn mê trước khi chết. Một số dấu hiệu trên cơ thể gồm: hiện tượng xung huyết, xuất huyết não; ăn mòn và lở loét từ dạng điểm đến mảng trên da; mang tái nhợt; mắt bị teo lại hoặc lồi ra, có hiện tượng đục thủy tinh thể; xoang bụng và hậu môn phình to; vẩy dựng lên, có thể bong tróc; đuôi bị ăn mòn.

Tình hình xuất khẩu cá rô phi trước biến động dịch bệnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá rô phi Việt Nam năm 2023 đạt hơn 6 triệu USD sang các thị trường, giảm 42% so với năm 2022.

Năm 2023, EU tiếp tục là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá rô phi từ Việt Nam với 2 triệu USD, giảm 34% so với năm 2022. Trong đó, Hà Lan đóng góp gần 1 nửa tổng xuất khẩu cá rô phi Việt Nam sang thị trường EU. Năm 2023, lũy kế xuất khẩu cá tra sang Hà Lan đạt hơn 1 triệu USD, tăng 10% so với năm 2022. Đứng sau EU, Mỹ là quốc gia tiêu thụ gần 1 triệu USD trong năm 2023, giảm 71% so với năm 2022, cá rô phi đông lạnh là sản phẩm được ưa thích của người tiêu dùng tại Mỹ. Trung Quốc hiện nay là nguồn cung cá rô phi lớn nhất thế giới và cũng là nguồn cung lớn nhất cho Mỹ.

Hiện, cá rô phi Việt Nam khó cạnh tranh với cá rô phi Trung Quốc tại Mỹ vì giá trung bình của Việt Nam cao hơn. Bên cạnh đó, xuất khẩu cá rô phi Việt Nam sang một số thị trường khác cũng chứng kiến tăng trưởng âm như: Nhật Bản giảm 62%, Bỉ giảm 56%, Ý giảm 38%, Anh giảm 85%...

Braxin đánh giá rủi ro về dịch bệnh tôm năm 2024
Tuy là loài cá dễ nuôi nhưng cá rô phi cũng rất dễ nhiễm bệnh

Brazil dừng nhập khẩu cá rô phi

Cục Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cho biết có nhận công thư của Cơ quan Kiểm dịch động thực vật, Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil (MAPA) về việc dừng nhập khẩu cá rô phi (tilapia) từ Việt Nam. Thời gian dừng nhập từ ngày 14/2 đến khi có kết luận rà soát rủi ro bệnh do vi rút TiLV.

Sau khi có thông báo dừng nhập, nhiều cơ sở chế biến thủy sản trong danh sách xuất khẩu sang Brazil cũng đã dừng xuất khẩu cá rô phi. Tuy nhiên, phía cục cũng đề nghị các cơ sở chế biến thủy sản cần chủ động cập nhật, nghiên cứu và tổ chức thực hiện đúng quy định trong quá trình sản xuất, chế biến khi xuất khẩu sang thị trường này.