Bệnh tim không đặc hiệu là gì năm 2024

Viêm cơ tim là tình trạng viêm tự phát toàn bộ hoặc một phần khối cơ tim, kèm theo có thể hoại tử các tế bào cơ tim. Khi sinh thiết tế bào cơ tim thấy các yếu tố viêm điển hình như bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu lympho, bạch cầu ái toan, tế bào khổng lồ hoặc hỗn hợp các yếu tố viêm.

Bệnh viêm cơ tim này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường nhiều hơn ở người trẻ tuổi ở độ tuổi từ 20 tuổi đến 40 tuổi, tỷ lệ gặp ở nam nhiều hơn nữ. Những người bị suy giảm hệ miễn dịch, hay trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn.

Triệu chứng viêm cơ tim phong phú có thể từ nhẹ đến nặng. Trong đó, thể tối cấp được biểu hiện ở người bệnh bởi tình trạng khởi phát cấp tính và suy sụp tuần hoàn trầm trọng. Bệnh nhân có nguy cơ tử vong rất cao lên tới 70% nếu không được điều trị tích cực kịp thời.

Bệnh tim không đặc hiệu là gì năm 2024
Viêm cơ tim biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến trầm trọng

Nguyên nhân gây ra viêm cơ tim do nhiễm trùng

  • Viêm cơ tim do nguyên nhân là virus: các chủng như adenovirus, arbovirus, coxsackievirus, parvovirus B19, HIV, cúm, quai bị, bại liệt, dại, rubella, sốt vàng, cytomegalovirus, echovirus, hepatitis (viêm gan B, C), virus Epstein-Barr,…
  • Viêm cơ tim do nguyên nhân là vi khuẩn: Streptococcus (liên cầu khuẩn), staphylococcus (tụ cầu khuẩn), pneumococcus (phế cầu khuẩn), meningococcus (màng não cầu), gonococcus (lậu cầu), salmonella (thương hàn), tuberculosis (vi khuẩn lao), brucellosis, shigella, hemophilus, tularemia, legionella,…
  • Viêm cơ tim do các loại xoắn khuẩn: Leptospira, giang mai, borrelia burgdorferi (gây bệnh Lyme).
  • Viêm cơ tim do sự xâm nhập của nấm: Aspergillosis, actinomycosis, blastomycosis, nấm candida.
  • Viêm cơ tim do ký sinh trùng xâm nhập: Trypanosoma cruzi (gây bệnh Chagas), Toxoplasma gondii, trichinosis (giun xoắn), sán ấu trùng, ký sinh trùng sốt rét, trùng roi.

Các tác nhân nhiễm trùng kể trên có thể gây viêm cơ tim khi xâm nhập trực tiếp vào cơ tim, chúng tiết ra độc tố gây hại cơ tim hoặc phá hủy cơ tim thông qua cơ chế miễn dịch của cơ thể.

Bệnh tim không đặc hiệu là gì năm 2024
Các tác nhân nhiễm trùng xâm nhập và tiết độc tố gây hại cơ tim

Nguyên nhân viêm cơ tim không nhiễm trùng

  • Viêm cơ tim do tiếp xúc hóa chất độc hại: các kim loại nặng (thủy ngân, thạch tín, chì,…), phospho vô cơ, khí CO, sulfamid…
  • Viêm cơ tim do tác dụng phụ của một số thuốc: thuốc chống ung thư, emetin, chloroquine, phenothiazine, cocain…
  • Viêm cơ tim do tiếp xúc với bức xạ: xảy ra với liều bức xạ quá 400 Rad trong điều trị bằng tia xạ hoặc tai nạn với chất phóng xạ.
  • Viêm cơ tim do một số nguyên nhân khác: viêm cơ tim ở phụ nữ mang thai ở 03 tháng cuối thai kỳ hoặc 03 tháng đầu ngay sau sinh, hoặc do các tế bào khổng lồ (Giant cell myocarditis), do bệnh mạch máu, bệnh hệ thống hoặc các bệnh lý tổ chức liên kết.

Bên cạnh đó, một số trường hợp bệnh nhân bị viêm cơ tim không tìm được nguyên nhân chính xác là gì.

Các triệu chứng viêm cơ tim

Người bệnh sẽ có các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Đôi khi triệu chứng viêm cơ tim chỉ đơn giản tương tự như bệnh cúm, hoặc cũng có thể không biểu hiện triệu chứng gì cho đến khi phát hiện ra bệnh.

Thực tế cho thấy, phần lớn các bệnh nhân viêm cơ tim được xác định là do nhiễm khuẩn. Một số triệu chứng của viêm cơ tim do vi khuẩn gây ra như sau:

  • Sốt cao, đo nhiệt độ khoảng 39-41 độ C
  • Cơ thể mệt mỏi, mất sức
  • Đau cơ xương khớp
  • Huyết áp hạ
  • Nhịp tim nhanh hơn
  • Cảm thấy bị hồi hộp, đánh trống ngực
  • Thở nhanh, có khi hụt hơi
  • Đau tức vùng ngực
  • Cảm thấy khó thở khi gắng sức, đôi khi khó thở cả ở trạng thái nghỉ ngơi

Khi tình trạng viêm cơ tim lan rộng hơn có thể gây ra các triệu chứng của suy tim: sưng phù ở cả chân, tay và bàn chân hoặc mắt cá nhân; cân nặng tăng nhanh do giữ nước; cơ thể có cảm giác lâng lâng, có thể mất ý thức một cách đột ngột.

\>>> Đau tức vùng ngực, nhịp tim nhanh, hồi hộp, sưng phù tay chân cũng là một trong những triệu chứng của bệnh tim thiếu máu cục bộ, xem chi tiết qua bài viết: – Nên làm gì khi mắc phải căn bệnh này?

Bệnh tim không đặc hiệu là gì năm 2024
Viêm cơ tim có triệu chứng tương tự như cảm cúm hoặc ít biểu hiện

Biến chứng nguy hiểm do viêm cơ tim để lại

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng sức khỏe tổng thể của mỗi người mà diễn biến bệnh sẽ có sự khác biệt. Một số bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn, trong khi người khác có thể phải điều trị thuốc tim mạch kéo dài hoặc nặng hơn nữa là phải ghép tim.

Viêm cơ tim khi không được phát hiện sớm và điều trị có thể gây ra biến chứng như:

  • Suy tim.
  • Tắc động mạch (động mạch vành, động mạch não, động mạch thân, động mạch mạc treo…) do hình thành cục máu đông và di chuyển từ thành tim qua các động mạch này.
  • Rối loạn nhịp tim, nhất là rối loạn nhịp ở tâm thất.

Ban đầu, người bệnh chủ quan và dễ bỏ qua các triệu chứng viêm cơ tim. Nhưng khi viêm cơ tim tiến triển nặng hơn có thể gây tử vong do suy tim.

Bệnh tim không đặc hiệu là gì năm 2024
Viêm cơ tim nếu không được phát hiện sớm sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm

Các trường hợp bệnh nhân bị viêm cơ tim sau đây thường diễn tiến nặng:

  • Viêm cơ tim do nguyên nhân là bệnh bạch hầu, do nhiễm toxoplasma, trypanosoma cruzi, do các tế bào khổng lồ.
  • Đối tượng trẻ em và phụ nữ mang thai bị viêm cơ tim do nguyên nhân virus.
  • Viêm cơ tim có kèm suy tim, block nhĩ-thất các loại, có loạn nhịp tim và tắc mạch.

Đáng chú ý hơn cả là bị viêm cơ tim do bạch hầu. Thống kê cho thấy có khoảng 20% bệnh nhân mắc bạch hầu bị viêm cơ tim, bệnh tình diễn tiến thường nặng và có tỷ lệ tử vong cao tới 80-90%.

Chẩn đoán viêm cơ tim như thế nào?

Những phương pháp sau đây có thể sử dụng để chẩn đoán bệnh viêm cơ tim cho bệnh nhân:

  • Làm sinh thiết nội mạc cơ tim: xác định được bằng chứng viêm cơ tim rõ ràng trên mô bệnh học, tuy nhiên hiện chưa được thực hiện tại Việt Nam.
  • Siêu âm Doppler tim: đánh giá chức năng tim, phát hiện các rối loạn vận động vùng do viêm cơ tim, không liên quan đến vùng tưới máu động mạch vành.
  • Điện tâm đồ: quan sát dấu hiệu ST chênh cong lõm ở nhiều chuyển đạo, là biểu hiện của tình trạng viêm cơ tim màng tim.
  • Chụp cộng hưởng từ tim: phương pháp có giá trị chẩn đoán cao, tuy nhiên ít thực hiện được trong giai đoạn cấp.
  • Xét nghiệm máu cho bệnh nhân: ngoài các marker nhiễm trùng, đặc biệt cần chú ý đến Troponin T hoặc Troponin I là dấu hiệu cho thấy hoại tử cơ tim, chẩn đoán được có sự tổn thương cơ tim. Ngoài ra các chỉ số NT-proBNP, lactat máu cũng cần thiết để đánh giá mức độ suy tim, khả năng tưới máu tới cơ quan.
  • Chụp động mạch vành qua da: thực hiện ở những bệnh nhân có đau ngực kèm các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành, có tăng men tim để loại trừ nhồi máu cơ tim nếu có thể.

Phương pháp điều trị viêm cơ tim

Mục tiêu điều trị viêm cơ tim là điều trị chính xác nguyên nhân và điều trị triệu chứng viêm cơ tim và ngăn ngừa xảy ra biến chứng.

Trong trường hợp viêm cơ tim do nguyên nhân là virus, vi khuẩn, ký sinh trùng thì phải dùng thuốc diệt khuẩn, ký sinh trùng. Trong trường hợp nguyên nhân do tiếp xúc với hóa chất độc hại, do thuốc hay tia xạ thì cần ngừng tiếp xúc, ngừng sử dụng thuốc và dùng thuốc chống độc.

Các triệu chứng và biến chứng cần được điều trị càng sớm càng tốt bao gồm: điều trị tình trạng viêm, các rối loạn nhịp, suy tim, dự phòng tắc mạch, thở oxy… Một số trường hợp bệnh nhân hiếm gặp có thể cần phải ghép tim thích hợp.

Người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều trong thời gian điều trị này, chế độ ăn cần giảm muối. Đối với trường hợp bị viêm cơ tim do bạch hầu hay thấp tim thì tốt nhất nên nằm một chỗ điều trị để tránh tai biến.

Bệnh tim không đặc hiệu là gì năm 2024
Lối sống lành mạnh giúp tim được nghỉ ngơi và hồi phục sau điều trị

Ngoài ra, cần thay đổi lối sống lành mạnh hơn để tim được nghỉ ngơi và phục hồi sau điều trị. Tránh tập thể dục nặng hay chơi thể thao trong một khoảng thời gian hoặc có thể luyện tập rất nhẹ nhàng. Không hút thuốc lá, hạn chế uống bia rượu hay các chất kích thích khác. Bác sĩ điều trị sẽ trao đổi cụ thể với từng bệnh nhân về vấn đề này.

Về việc phòng ngừa đặc hiệu bệnh viêm cơ tim, rất khó để tìm cách thay đổi lối sống hay phương pháp y tế nào có thể can thiệp. Do vậy, để giảm nguy cơ bị viêm cơ tim, cần phải khám sức khỏe định kỳ đều đặn, phát hiện và điều trị kịp thời, đồng thời kiểm soát các tình trạng gây viêm cơ tim.

Một số thắc mắc thường gặp về bệnh viêm cơ tim

Bệnh viêm cơ tim có chữa khỏi được không?

Điều trị kịp thời và phát hiện đúng nguyên nhân để điều trị thì bệnh có tiến triển rất tốt. Do vậy, bệnh nhân cần phối hợp với bác sĩ và sử dụng thuốc đúng đơn kê.

Triệu chứng viêm cơ tim tế bào khổng lồ nguy hiểm thế nào?

Viêm cơ tim tế bào khổng lồ là một dạng hiếm gặp với diễn biến cấp tính. Bệnh nhân có các biểu hiện nguy hiểm như shock rối loạn nhịp thất kháng trị hoặc block tim hoàn toàn. Bệnh có tiên lượng xấu và cần điều trị kịp thời để có thể có thể giúp cải thiện tỷ lệ sống.

Những loại thuốc nào có tác dụng phụ gây viêm cơ tim?

Ngoài các tác dụng điều trị chính thì các thuốc sau đây có thể là nguyên nhân gây ra viêm cơ tim do tác dụng không mong muốn của chúng: Clozapine, thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch, penicillin, thuốc lợi tiểu thiazid,… Tuy nhiên, việc gặp tác dụng phụ là tùy cơ địa mỗi người, không phải ai dùng những thuốc trên cũng sẽ gặp tác dụng phụ này.

Nhịp tim chậm bao nhiêu là nguy hiểm?

Nhịp tim chậm dưới 60 lần/phút trong một khoảng thời gian dài được đánh giá là nguy hiểm. Nhịp tim chậm trong thời gian dài nếu không được điều trị có thể dẫn đến các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.nullNhịp tim bao nhiêu là nguy hiểm? Nhanh hoặc chậm đều đáng lohellobacsi.com › van-de-tim-mach-khac › nhip-tim-bao-nhieu-la-nguy-hiemnull

Nhịp tim bao nhiêu là tốt nhất?

Nhịp tim lúc nghỉ ngơi là số lần tim đập mỗi phút khi một người không hoạt động. Nếu nhịp tim lúc nghỉ ngơi cao hơn 100 nhịp/phút thì được gọi là nhịp tim nhanh; dưới 60 nhịp/phút được gọi là nhịp tim chậm. Các chuyên gia xác định, nhịp tim nghỉ ngơi lý tưởng là từ 60 – 70 nhịp/phút.nullNhịp tim bình thường của người già là bao nhiêu? Khi nào là nguy hiểm?tamanhhospital.vn › nhip-tim-binh-thuong-cua-nguoi-gianull

Nhịp tim bao nhiêu để đột quỵ?

Biến chứng của nhịp tim nhanh trên 100 Dễ ngất xỉu hoặc bất tỉnh: do nhịp tim nhanh trên 100 kéo dài dễ khiến huyết áp tụt đột ngột. Tạo ra cục máu đông có thể gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ: do các biến chứng bệnh tim mạch có thể gây ra cơn rung nhĩ.nullNhịp tim thường xuyên trên 100 có nguy hiểm không? - Vinmecwww.vinmec.com › nhip-tim-thuong-xuyen-tren-100-co-nguy-hiem-khongnull

Nhịp tim 104 là bao nhiêu?

Người trưởng thành khỏe mạnh bình thường có nhịp tim đập nằm trong khoảng 60-100 nhịp/ phút. Tim đập trên 100 nhịp/ phút được coi là nhịp tim nhanh. Nếu bạn thường xuyên có nhịp tim cao hơn 100 nhịp/ phút thì đây có thể dấu hiệu báo động tình trạng sức khỏe bất ổn của trái tim.nullNhịp tim nhanh là bao nhiêu và có nguy hiểm không? - Long Châunhathuoclongchau.com.vn › bai-viet › nhip-tim-nhanh-la-bao-nhieu-va-co...null