Bao nhiêu ngày kể từ 4/3/2022

Tình hình dịch bệnh COVID-19 ngày 4/10  

Hà Nội (TTXVN 4/10)--


  Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 27/9 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 235,84 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 4,81 triệu người không thể qua khỏi. Số bệnh nhân bình phục hiện đã lên tới 212,75 triệu người. Châu Á là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với 76,32 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Âu với 59,44 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận 53,53 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là 37,87 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Phi (8,41 triệu ca nhiễm) và châu Đại Dương (238.851 ca nhiễm).
Tình hình dịch bệnh tại châu Á đã có những dấu hiệu cải thiện, đặc biệt tại các nước như Nhật Bản và Indonesia. Nhiều nước cũng đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế khi tỷ lệ tiêm vaccine phòng bệnh được cải thiện với mục tiêu sống chung an toàn với COVID-19. Trong 24 giờ qua, Ấn Độ, Iran, Philippines, Thái Lan vẫn là những nước ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất khu vực này, dao động từ khoảng 10.000 đến 20.000 ca. 
Ngày 4/10, Indonesia đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 thấp kỷ lục với chỉ 922 ca trong 24 giờ qua. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 11/6/2020, số ca xét nghiệm dương tính tại quốc gia Đông Nam Á này xuống dưới ngưỡng 1.000 ca/ngày. Tỷ lệ xét nghiệm dương tính trong ngày chỉ ở mức 0,006%, thấp hơn nhiều so với mức đỉnh hơn 30% vào giữa tháng 7 vừa qua.
  Đến nay, quốc gia đông dân thứ tư thế giới này đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho hơn 147 triệu người, trong đó 94,2 triệu người được tiêm mũi một và 53 triệu người được tiêm đầy đủ hai mũi.
      Cùng ngày, thủ đô Tokyo của Nhật Bản đã ghi nhận 87 ca mắc COVID-19 mới. Đây là ngày đầu tiên kể từ tháng 11/2020, Tokyo ghi nhận số ca mắc mới dưới 100 ca/ngày. Theo báo cáo, số các ca mắc mới trung bình trong 7 ngày qua tại Tokyo ở mức 196,7 ca/ngày. 
Tại Malaysia, từ ngày 4/10, khoảng 143.000 học sinh trên toàn quốc, ngoại trừ các bang Kedah và Johor, đã quay trở lại trường học sau khoảng 6 tháng gián đoạn học tập hoặc học trực tuyến do tác động của đại dịch COVID-19. Bộ trưởng Giáo dục Malaysia, Tiến sĩ Radzi Jidin, cho biết việc đưa học sinh trở lại trường cũng là để hệ thống giáo dục hoạt động trở lại. Về phía phụ huynh, bên cạnh những phản ứng tích cực cũng có một số ý kiến cho rằng hiện chưa phải là thời điểm thích hợp để học sinh trở lại trường học. Tuy nhiên, theo ông Radzi, phụ huynh có quyền lựa chọn cho con đi học trực tiếp hoặc để các em ở nhà học trực tuyến nhưng cần thông báo trước cho nhà trường.
   Trong Chương trình Tiêm chủng quốc gia ngừa COVID-19 cho thanh thiếu niên, giới chức y tế Malaysia đặt mục tiêu đến tháng 11 tới sẽ tiêm ít nhất một mũi cho 60% thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 12-17 và tiêm đầy đủ cho 80% số này trước khi đến mùa tựu trường năm học mới 2022-2023.
  Tại Hàn Quốc, ngày 4/10, giới chức cảng Incheon thông báo sẽ dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với tàu du lịch quốc tế từ tháng 3/2022, hơn hai năm sau khi lệnh trên được áp đặt đối với tàu du lịch. Chính phủ Hàn Quốc áp đặt lệnh cấm nhập cảnh đối với các tàu hạng sang vào tháng 2/2020 nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 sau khi phát hiện 130 ca bệnh trên một tàu du lịch được cách ly ngoài khơi bờ biển Nhật Bản gần thành phố Yokohama.
Tại châu Âu, Nga đang là điểm nóng của dịch COVID-19. Ngày 4/10, nước này ghi nhận 25.781 ca mắc mới - cao nhất kể từ ngày 2/1/2021. Hiện giới chức Nga đã hối thúc người dân nước này đi tiêm chủng, khẳng định đây là biện pháp duy nhất để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Một số địa phương có kế hoạch ban hành quy định yêu cầu người tới các khu vực công cộng cần trình chứng nhận đã tiêm chủng, hoặc kết quả xét nghiệm âm tính và bằng chứng đã miễn dịch COVID-19. 
   Tại Đức, nhiều bang bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế, trong đó có quy định đeo khẩu trang tại trường học để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Tuy nhiên, Bộ trưởng Giáo dục liên bang Anja Karliczek khuyến cáo nếu dỡ bỏ hoàn toàn các quy định về bắt buộc đeo khẩu trang, các trường cần đảm bảo tiếp tục thực hiện các xét nghiệm COVID-19 và thậm chí là tăng tần suất xét nghiệm nhằm đề phòng nguy cơ bùng phát dịch bệnh tại môi trường có nhiều rủi ro này./.

  Lan Phương

Việt Nam phát hiện ca bệnh COVID-19 đầu tiên vào ngày 23/1/2020. 100 ngày qua là sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng quân đội, công an, y tế, truyền thông, các nhà khoa học và người dân.

Bao nhiêu ngày kể từ 4/3/2022

Ngày 4/5/2020, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình đã làm thủ tục xuất viện cho bệnh nhân mắc COVID-19 cuối cùng điều trị tại bệnh viện sau 4 lần xét nghiệm cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2. (Nguồn: TTXVN)

Ngày 3/5 là đúng 100 ngày kể từ khi Việt Nam phát hiện ca bệnh đầu tiên, ngày 23/1/2020-3/5/2020.

Tổng số ca bệnh được phát hiện tại Việt Nam là 271, trong đó có 131 ca mắc được cách ly sau khi nhập cảnh. Đã có 219 ca khỏi bệnh, 52 ca bệnh đang điều trị ở các cơ sở y tế, chưa có ca tử vong.

Sau đây là một số dấu mốc trong chặng đường 100 ngày qua:

- Ngày 23/01/2020 (29 Tết), Bệnh viện Chợ Rẫy xác nhận 2 bệnh nhân COVID-19 đầu tiên là hai cha con người Vũ Hán, Trung Quốc, là nơi xuất phát các ca bệnh đầu tiên trên thế giới. Kể từ đó đánh dấu cuộc chiến chống COVID-19 chính thức bắt đầu.

- Ngày 30/01/2020, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 170/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra, do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam làm Trưởng Ban Chỉ đạo.

- Ngày 31/01/2020, WHO tuyên bố sự bùng phát chủng corona mới từ Vũ Hán, Trung Quốc là Tình trạng khẩn cấp y tế công cộng quốc tế (PHEIC).

- Từ ngày 23/1 đến 13/2/2020, cả nước có 16 người mắc bệnh COVID-19, tất cả đều có nguồn lây nhiễm liên quan đến ổ dịch tại Vũ Hán, Trung Quốc.

Ngày 1/2/2020, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây ra.

Đặc biệt, ngày 13/2/2020 ổ dịch ở xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc với 11 ca dương tính với SARS-CoV-2 phải phong tỏa, gần 11.000 người dân trong xã cách ly.

- Ngày 26/2/2020, toàn bộ 16/16 bệnh nhân mắc bệnh COVID-19 khỏi bệnh. Ngày 4/3/2020 xã Sơn Lôi dỡ phong toả sau 21 ngày cách ly.

[18 ngày liên tiếp Việt Nam không có ca mắc mới trong cộng đồng]

- Tối ngày 6/3/2020, Hà Nội công bố ca bệnh đầu tiên, BN17 là một bệnh nhân nữ 26 tuổi trên chuyến bay VN0054 từ London về Hà Nội vào ngày 2/3/2020, lây cho 3 người là bác, người giúp việc và lái xe; mở đầu cho cuộc chiến chống dịch với các ca bệnh xâm nhập từ các quốc gia vào Việt Nam.
Những ngày sau đó liên tiếp ghi nhận các bệnh nhân đi trên các chuyến bay từ các nước Anh, Pháp, Hàn Quốc...

- Ngày 10/3/2020, BN34 nữ 51 tuổi bay từ Washington (Mỹ) về Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. BN34 đã lây cho 11 người, trong đó có 5 người thân, 3 người tiếp xúc trực tiếp và 3 người tiếp xúc với người tiếp xúc của BN34.

Bao nhiêu ngày kể từ 4/3/2022
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (bên phải) tặng hoa cho bệnh nhân Li Ding trong vòng vây. Ảnh: Đinh Hằng – TTXVN

- Tối 11/3/2020, WHO chính thức công bố Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) là đại dịch toàn cầu.

- Ngày 16/3/2020, yêu cầu tất cả mọi người thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng có tập trung đông người

- Ngày 18/3/2020 Thủ tướng quyết định tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam; hạn chế các chuyến bay từ vùng dịch.

- Ngày 20/3/2020, Bộ Y tế thông báo hai nữ điều dưỡng của Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai mắc bệnh COVID-19 (BN86, BN87), từ đây có tổng cộng 46 bệnh nhân liên quan, trong đó Công ty Trường Sinh có 27 người (kể cả 1 người nhà nhân viên).

- Ngày 20/3/2020, Bộ Y tế thông tin một bệnh nhân là phi công người Anh (BN91) có liên quan đến quán Bar Buddha, Thành phố Hồ Chí Minh. Kể từ đó, phát hiện tất cả 18 bệnh nhân (12 nguyên phát và 6 thứ phát).

- Ngày 31/3/2020, Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 16 về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Chỉ thị có hiệu lực thi hành từ 00 giờ ngày 01/4/2020 trên phạm vi toàn quốc. Cả nước thực hiện cách ly toàn xã hội (giãn cách xã hội) trong vòng 15 ngày.

- Ngày 6/4/2020, Bộ Y tế thông tin ca bệnh BN243 tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội. Kể từ đó đến 15/4/2020 có 13 bệnh nhân được phát hiện.

Ngày 8/4/2020, thôn Hạ Lôi với khoảng 13.000 người được cách ly 28 ngày.

- Ngày 15/4/2020 Thủ tướng yêu cầu 28 tỉnh, thành phố “nguy cơ cao” và “nguy cơ” lây nhiễm tiếp tục cách ly xã hội đến ít nhất hết ngày 22/4/2020.

- Ngày 24/4/2020, Thủ tướng ban hành Chỉ thị 19/CT-TTg về việc tiếp tục thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Đất nước chuyển sang giai đoạn chống dịch dài hơi hơn, nới lỏng các biện pháp hạn chế, từng bước khôi phục hoạt động kinh tế xã hội.

- Trong 100 ngày, Thường trực Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, các Bộ, ngành, chính quyền địa phương thường xuyên họp để triển khai các chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Ban Bí thư, của Chính phủ, của Thường trực Chính phủ, của Ban Chỉ đạo, của Bộ, ngành, của Chính quyền địa phương nhằm triển khai kịp thời, hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh.

100 ngày qua là sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng quân đội, công an, y tế, truyền thông báo chí, các nhà khoa học... đặc biệt là sự chung sức, đồng lòng và ủng hộ của người dân trong cuộc chiến này.

Cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 sẽ còn tiếp tục, đề nghị tất cả mọi người chung tay đồng hành với các cấp, các ngành thực hiện nghiêm các quy định và khuyến cáo của ngành y tế.

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến 210 quốc gia, lãnh thổ. Tính đến 6h ngày 4/5, thế giới ghi nhận 3.561.887 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và 248.084 ca tử vong.

Dịch COVID-19 đe doạ đến tình hình kinh tế của thế giới, của các quốc gia, dân tộc. Hậu quả của đại dịch chắc còn kéo dài, chưa biết khi nào kết thúc vì chưa có vắcxin phòng bệnh cũng như thuốc điều trị đặc hiệu./.

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn