Bao lâu thanh tra va kiem tra thue 1 lần

Theo quy định tại Điều 62 Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế, sau khi nhận được Quyết định kiểm tra, người nộp thuế vẫn có thể xin hoãn thời gian kiểm tra thuế.

Thủ tục

 – Soạn và gửi văn bản đề nghị hoãn thời gian thanh tra, kiểm tra (Ví dụ dưới đây)

 – Thời hạn: Khi nhận quyết định kiểm tra nhưng trước khi công bố quyết định kiểm tra

 – Nơi nhận: Cơ quan thuế nơi ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra

Kết quả

Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan thuế thông báo về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc hoãn thời gian kiểm tra.

CÔNG TY …

Số: 01/CV/…

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…

CÔNG VĂN

V/v xin hoãn thời gian kiểm tra thuế

Kính gửi: Phòng [Kiểm tra/Thanh tra/…] – [Chi Cục Thuế/Cục thuế…]

Công ty … được thành lập theo giấy phép số … do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố … cấp lần đầu ngày … (thay đổi …), mã số thuế: … tại địa chỉ: … Chúng tôi xin trình bày với quý Cơ quan thuế một số việc như sau:

Vào ngày … tháng … năm …, công ty nhận được Quyết định [kiểm tra/thanh tra thuế] … cho giai đoạn … theo quyết định số …, thời gian thực hiện từ ngày … đến ngày …

Tuy nhiên hiện nay, công ty chúng tôi đang [Liệt kê một số nguyên nhân bất khả kháng, ví dụ: Gặp tình thế cấp thiết, trình độ lạc hậu…/Khó khăn chủ quan: Tập trung giải quyết vấn đề tài chính, nhân sự, mua hàng, bán hàng, chuyển địa điểm…] có thể khó khăn trong khâu chuẩn bị tài liệu cũng như giải trình dữ liệu và kéo dài việc giải trình số liệu.

Do đó, bằng công văn này, công ty kính đề nghị Cơ quan thuế [Gia hạn/tạm lùi] thời gian thanh tra, kiểm tra tới khoảng cuối tháng….

Công ty cam kết sự trung thực về các thông tin kể trên và sẽ cố gắng hoàn thiện để tiếp đón đoàn kiểm tra trong thời nhanh nhất cũng như hợp tác tốt nhất.

Xin chân thành cảm ơn quý cơ quan đã hỗ trợ.

                                                                                                   CÔNG TY …

Trích dẫn: Công văn số 4900/CT-TTHT của Cục thuế TP Hồ Chí Minh

“…Trường hợp ngày 04/04/2012 Chi cục thuế có ban hành Quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của DNTN chế biến lương thực Ngọc Hà (doanh nghiệp), nhưng đến ngày 13/06/2012 doanh nghiệp có văn bản xin gia hạn thời gian kiểm tra quyết toán gửi Chi cục thuế, nếu Chi cục thuế chưa tiến hành kiểm tra thì khi nhận được văn bản xin hoãn thời gian tiến hành kiểm tra, trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hoãn thời gian kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra thuế phải xem xét và trình Chi cục trưởng Chi cục thuế ra văn bản chấp nhận hay không chấp nhận việc hoãn thời gian kiểm tra. Thời gian chấp nhận việc hoãn thời gian kiểm tra do Chi cục trưởng Chi cục thuế quyết định.

Trường hợp Chi cục thuế đang tiến hành kiểm tra hoặc đã tiến hành kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp thì Chi cục thuế không được chấp nhận hoãn thời gian kiểm tra theo đề nghị của doanh nghiệp…”

https://manaboxvietnam.com/kinh-nghiem-thanh-tra-kiem-tra-thue/

Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Manager

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

Tags hoãn kiểm tra thuếthủ tục xin hoãn kiểm tra thuế

Kiểm tra thuế và thanh tra thuế là hoạt động của cơ quan quản lý thuế. Hoạt động kiểm tra thuế và thanh tra thuế có những điểm khác nhau cơ bản sau:

Khái niệm

– Kiểm tra thuế là hoạt động thường xuyên mang tính nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế hoặc đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.

– Thanh tra thuế là hoạt động của cơ quan quản lý thuế nhằm đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế dựa trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế. 

Tính chất công việc

– Kiểm tra thuế là công việc thường xuyên mang tính nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế.

– Thanh tra thuế là công việc được tiến hành theo kế hoạch hoặc đột xuất của cơ quan quản lý thuế.

Phạm vi

– Kiểm tra thuế được tiến hành với bất kỳ người nộp thuế nào (Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế thực hiện thường xuyên đối với các hồ sơ thuế. Kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thực hiện với các trường hợp: 

  • Người nộp thuế không giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế hoặc giải trình, khai bổ sung không đúng, không chứng minh được số thuế phải nộp, số thuế miễn, giảm, hoàn đúng;
  • Các trường hợp kiểm tra sau thông quan gồm kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra chọn mẫu, kiểm tra đối với hàng hóa xuất nhập khẩu;
  • Kiểm tra đối với các đối tượng kiểm tra theo tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế.

– Thanh tra thuế được áp dụng khi:

  • Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế;
  • Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng;
  • Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế;
  • Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền.

Địa điểm thực hiện

– Kiểm tra thuế: Tại cơ quan thuế hoặc tại trụ sở của người nộp thuế.

– Thanh tra thuế: Chỉ thực hiện tại trụ sở của người nộp thuế.

Mục đích

– Kiểm tra thuế: Nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế hoặc đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế.

– Thanh tra thuế: Đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế; xác minh và thu thập, phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế.

Thời hạn

Thời hạn kiểm tra thuế và thanh tra thuế được quy định như sau:

Thời hạn kiểm tra thuế:

– Thời hạn kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế (thời hạn kiểm tra được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra); trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã quyết định kiểm tra có thể gia hạn 01 lần nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế;

– Lập biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra.

Thời hạn thanh tra thuế:

– Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 90 ngày. Đối với cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 150 ngày;

– Cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra bộ tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày;

– Cuộc thanh tra do Thanh tra huyện, Thanh tra sở tiến hành không quá 30 ngày; ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.

Trên đây là nội dung bài viết Sự khác nhau cơ bản giữa hoạt động kiểm tra thuế và thanh tra thuế. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.

Xem thêm:

Quy định về kiểm tra thuế theo Luật quản lý thuế 2019

Những vấn đề liên quan đến hoạt động thanh tra thuế