Bảo hiểm bắt buộc gồm những loại nào

- Bảo hiểm bắt buộc là sản phẩm bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội.

- Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:

+ Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;

+ Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;

+ Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;

+ Bảo hiểm bắt buộc quy định tại luật khác đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.

- Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc có nghĩa vụ mua bảo hiểm bắt buộc và được lựa chọn tham gia bảo hiểm bắt buộc tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai.

- Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc không được từ chối bán khi tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện mua bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật.

2. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

Tại Điều 6 Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định về Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới như sau:

- Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự giữa chủ xe cơ giới với doanh nghiệp bảo hiểm.

Mỗi xe cơ giới được cấp 1 Giấy chứng nhận bảo hiểm. Chủ xe cơ giới bị mất Giấy chứng nhận bảo hiểm phải có văn bản đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm (nơi đã cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm) cấp lại Giấy chứng nhận bảo hiểm.

- Khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, chủ xe cơ giới được doanh nghiệp bảo hiểm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cho chủ xe cơ giới khi chủ xe cơ giới đã đóng đủ phí bảo hiểm hoặc có thỏa thuận với chủ xe cơ giới về thời hạn thanh toán phí bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính.

- Trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 03/2021/NĐ-CP.

3. Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng

Tại Điều 3 Nghị định 119/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 20/2022/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tham gia bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng như sau:

- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm và tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài phải đáp ứng điều kiện triển khai bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định 119/2015/NĐ-CP.

- Doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng khi bên mua bảo hiểm đáp ứng đầy đủ điều kiện năng lực xây dựng quy định tại Luật Xây dựng và quy định pháp luật liên quan.

- Chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng (bên mua bảo hiểm) và doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng theo trách nhiệm, mức phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

- Chi phí mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định sau:

+ Đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng: Phí bảo hiểm được tính vào tổng mức đầu tư xây dựng;

+ Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: Phí bảo hiểm được tính vào giá thành sản phẩm tư vấn;

+ Đối với bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba: Phí bảo hiểm được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh

- Ngoài việc tham gia bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng theo trách nhiệm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định này, bên mua bảo hiểm có thể tham gia bảo hiểm với trách nhiệm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm cao hơn trên cơ sở thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm và phù hợp với các quy định của pháp luật. Chi phí mua bảo hiểm phát sinh thêm (nếu có) thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 119/2015/NĐ-CP.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm bắt buộc theo quy định tại Nghị định 119/2015/NĐ-CP mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng trên cơ sở thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm và phù hợp với các quy định pháp luật liên quan.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Trên thị trường hiện nay, các loại bảo hiểm được phân chia khá đa dạng dựa trên đặc điểm đối tượng hoặc kỹ thuật bảo hiểm. Thực tế cho thấy, mỗi cá nhân đều sở hữu ít nhất một loại bảo hiểm nhất định. Bài chia sẻ dưới đây góp phần cung cấp những thông tin bổ ích, giúp bạn hiểu rõ các loại hình bảo hiểm thông dụng ở nước ta.

Các loại bảo hiểm thương mại

Bảo hiểm thương mại là loại bảo hiểm có mục đích kinh doanh sinh lời, được triển khai bởi các doanh nghiệp bảo hiểm. Theo đó, người mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm để duy trì hợp đồng, còn doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ bồi thường theo như thỏa thuận cho người thụ hưởng hoặc người được bảo hiểm nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Hiện nay, bảo hiểm thương mại được chia thành 3 loại, bao gồm:

Bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọ là giải pháp bảo vệ người tham gia trước rủi ro liên quan tới sức khỏe, thân thể và tính mạng, từ đó giúp giảm áp lực tài chính, chu toàn cuộc sống ổn định. Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, nhu cầu mua bảo hiểm nhân thọ ngày càng gia tăng, nhằm tạo điểm tựa vững chắc, giúp mỗi người trong xã hội được an tâm vui sống.

Chị L (30 tuổi, Hải Phòng) dẫn chứng từ câu chuyện của bản thân: “Tôi mua bảo hiểm nhân thọ cho bản thân và bố vào năm 2016. Đến năm 2017, bố tôi không may nhập viện vì tai nạn. Lúc đó, nhờ có bảo hiểm nhân thọ đã chi trả toàn bộ viện phí, đồng thời hỗ trợ nguồn tài chính để gia đình tôi có thể trang trải sinh hoạt. Đối với tôi, điều này mang lại giá trị tinh thần rất lớn giúp tôi và những người thân yêu có thể tận hưởng cuộc sống tốt đẹp.”

Có thể thấy, bảo hiểm nhân thọ là lựa chọn lý tưởng, mang đến giá trị bảo vệ cao cho người tham gia. Vì thế, hãy chủ động mua bảo hiểm càng sớm càng tốt, đặc biệt là tuổi 20 hoặc tuổi 30, để vừa tiết kiệm phí đóng, vừa tăng thời gian tích lũy tài sản lâu dài.

Bảo hiểm bắt buộc gồm những loại nào

\>> Xem thêm: Ý nghĩa nhân văn của bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm phi nhân thọ

Bảo hiểm phi nhân thọ là loại hình bảo hiểm hỗ trợ chi trả, bồi thường tổn thất khi người tham gia gặp phải những thiệt hại về vật chất như cháy nổ, thiên tai (lũ lụt, bão, động đất), trộm cắp hoặc tai nạn khi đi du lịch. Có thể xem bảo hiểm phi nhân thọ như một công cụ giảm thiểu tối đa hậu quả do các biến cố không mong muốn gây ra. Qua đó, thể hiện tính cộng đồng, tương trợ, giúp đỡ những người đang phải đối diện với rủi ro một mình.

Hiện nay, bảo hiểm phi nhân thọ được chia thành 9 nghiệp vụ chính, bao gồm:

  • Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại: Đây là sản phẩm bảo hiểm cho đối tượng tài sản, bao gồm tiền bạc, giấy tờ có giá trị quy đổi bằng tiền và các quyền tài sản.
  • Bảo hiểm xe cơ giới: Đây là loại bảo hiểm cung cấp tiền bồi thường cho chủ xe nếu có rủi ro về con người, xe hay đồ đạc trên xe.
  • Bảo hiểm trách nhiệm: Khi người được bảo hiểm làm hư hỏng, tổn hại đến cá nhân hay tổ chức thì công ty bảo hiểm chịu trách nhiệm pháp lý và bồi thường thiệt hại cho cá nhân, tổ chức.
  • Bảo hiểm xe hàng hóa: Trong quá trình vận chuyển hàng hóa (vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không hay đường thủy) nếu có rủi ro gây hư hỏng hàng hóa thì người tham gia được bồi thường thiệt hại.
  • Bảo hiểm nông nghiệp: Đây là bảo hiểm dành cho người làm trong nông/lâm nghiệp, thủy sản, hỗ trợ bồi thường thiệt hại khi gặp phải rủi ro.
  • Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu: Bảo hiểm thân tàu chịu trách nhiệm bồi thường nếu phần thân, máy móc và thiết bị của tàu bị hư hỏng.
  • Bảo hiểm hàng không: Đây là bảo hiểm chịu trách nhiệm về hoạt động của máy bay, vận chuyển bằng đường hàng không (con người và hàng hóa).
  • Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh: Đây là bảo hiểm chịu rủi ro về tài sản khi một doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh.
  • Bảo hiểm tín dụng và rủi ro: Bảo hiểm chịu rủi ro cho các khoản vay của người vay nợ ngân hàng, nếu không may họ gặp biến cố.
  • Bảo hiểm cháy nổ: Bên bảo hiểm sẽ bồi thường cho cơ sở được bảo hiểm nếu như tài sản bị thiệt hại do cháy nổ, hỏa hoạn.

\>> Xem thêm: So sánh bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ

Bảo hiểm sức khỏe

Sức khỏe là “vàng” nên người Việt ngày nay có xu hướng tham gia bảo hiểm bảo vệ sức khỏe. Bảo hiểm sức khỏe là loại hình bảo hiểm hỗ trợ thanh toán các chi phí y tế, trong trường hợp người tham gia chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện hoặc gặp phải rủi ro liên quan tới tai nạn, nằm viện, bệnh hiểm nghèo, tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn.

Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, các loại hình bảo hiểm sức khỏe gồm có: bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế. Tùy vào nhu cầu của bản thân mà bạn nên lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp, để gia tăng chất lượng cuộc sống, chủ động vượt qua những rủi ro bệnh tật không mong muốn.

Không chỉ cho phép khách hàng chủ động lựa chọn, trải nghiệm dịch vụ y tế tiên tiến, bảo hiểm sức khỏe còn có thể sử dụng cho cả gia đình và áp dụng ở mọi nơi, không phân biệt đúng tuyến hay trái tuyến.

\>> Xem thêm: Tiêu chí xác định bảo hiểm sức khỏe nào tốt?

Các loại bảo hiểm do Nhà nước thực hiện

Bảo hiểm Nhà nước là bảo hiểm có mục đích vì lợi ích của người dân, được chia thành 3 loại phổ biến, bao gồm:

Bảo hiểm tiền gửi

Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền cho người tham gia trong một hạn mức quy định, khi tổ chức nhận tiền gửi (ngân hàng, tổ chức tài chính) lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả hoặc phá sản. Theo quy định của Luật bảo hiểm, số tiền được hoàn trả tối đa là 75 triệu đồng.

Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm chăm sóc sức khỏe cộng đồng, giúp người tham gia được hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ phí điều trị trong trường hợp gặp phải rủi ro ốm đau, bệnh tật.

\>>> Có thể bạn quan tâm: Khám sức khỏe tổng quát có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng tối đa bằng 4.5% tiền lương cơ sở tùy theo mỗi đối tượng. Ngoài ra, Nhà nước cũng sẽ hỗ trợ 30-100% tiền đóng bảo hiểm cho một số đối tượng đặc biệt như hộ gia đình cận nghèo, học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng...

Bảo hiểm bắt buộc gồm những loại nào

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là chế độ bù đắp nguồn tài chính cho người lao động trong trường hợp bị giảm thu nhập do ốm đau, bệnh tật, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ hưu hoặc tử vong. Bảo hiểm xã hội bao gồm hai loại: bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

  • Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Đây là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia. Mức phí chi trả mỗi tháng cho bảo hiểm là 8% tổng thu nhập, hoặc tiền lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
  • Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Đây là bảo hiểm cho phép người tham gia lựa chọn mức phí và cách thức đóng tiền phù hợp với tài chính của bản thân. Ngoài ra, Nhà nước còn cung cấp chính sách hỗ trợ phí đóng bảo hiểm xã hội, để người tham gia có thể được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Bài viết liên quan:

\>> Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm y tế khác nhau như thế nào?

\>> Có bảo hiểm xã hội rồi, có cần mua bảo hiểm nhân thọ không?

Tham gia bảo hiểm Nhà nước rồi, có nên tham gia bảo hiểm nhân thọ không?

Trên thực tế, dù sở hữu bảo hiểm Nhà nước nhưng nhiều người lựa chọn tham gia thêm bảo hiểm nhân thọ vì sản phẩm đã thực hiện những điều bảo hiểm Nhà nước chưa làm được. Cụ thể, mức phí và thời gian đóng phí của bảo hiểm nhân thọ vô cùng linh hoạt, cho phép người mua tự điều chỉnh kế hoạch tài chính và tham gia lâu dài.

Trong khi các loại bảo hiểm Nhà nước chỉ hỗ trợ chi phí cho duy nhất người tham gia thì bảo hiểm nhân thọ mang lại quyền lợi bảo vệ cao hơn, có thể dùng chung cho cả gia đình trên cùng một hợp đồng. Từ đó đáp ứng toàn diện nhu cầu chăm sóc sức khỏe, bảo vệ kế hoạch học vấn của con cũng như chuẩn bị tuổi hưu trí an nhàn cho bố mẹ.

Ngoài ra, sau khi một sản phẩm bảo hiểm nhân thọ kết thúc, người tham gia có thể nhận được quyền lợi đáo hạn lên đến 200% số tiền bảo hiểm tùy theo từng sản phẩm. Với nguồn tài chính sinh lời, bạn dễ dàng hoàn thành mục tiêu đề ra, chu toàn cuộc sống tốt đẹp.

Nhìn chung, các loại bảo hiểm hiện nay đều mang đến những quyền lợi nổi bật, giúp người tham gia được hỗ trợ tài chính, được bảo vệ toàn diện trước nhiều rủi ro. Hãy chọn và tham gia ngay một gói bảo hiểm bạn ấn tượng nhất, hoặc có thể kết hợp các loại hình bảo hiểm khác nhau để mở rộng quyền lợi bảo vệ, giúp những người thân yêu tận hưởng hành trình hạnh phúc và vui khỏe phía trước!

Bảo hiểm bắt buộc bao gồm những gì?

Như vậy theo quy định pháp luật có các bảo hiểm bắt buộc là: Bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới, bảo hiểm bồi thường tai nạn người lao động, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, bảo hiểm cháy nổ​.

Có bao nhiêu loại bảo hiểm bắt buộc?

Người lao động bắt buộc tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp và Bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm bắt buộc cho người lao động là gì?

Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

Bảo hiểm bắt buộc là sản phẩm nhằm mục đích gì?

Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội.