Hướng dẫn cách bó bột

Bó bột là một trong những phương pháp được chỉ định nhằm điều trị gãy xương hoặc sai khớp khá phổ biến. Sau khi bó bột thì bệnh nhân thường được theo dõi và chăm sóc tại nhà vì vậy để chăm sóc tốt nhằm hỗ trợ việc hồi phục thì người chăm sóc cũng cần có các lưu ý đặc biệt. Dưới đây là một số vấn đề cần biết liên quan đến bó bột sau gãy xương. Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé.

1. Tại sao cần bó bột sau gãy xương?

Chức năng của bột là để bảo vệ và bất động vững chắc vùng xương hay khớp chấn thương. Nó giúp giữ các xương bị gãy ở trục thích hợp theo giải phẫu bình thường. Từ đó giúp xương lành ở hình dạng thích hợp để thực hiện được các hoạt động thường ngày.

Bột cũng có tác dụng làm giảm đau vùng xương hay khớp chấn thương. Bởi vì chúng ngăn cản vận động vùng tổn thương, giúp vùng mô không bị căng quá mức khi di chuyển.

Hướng dẫn cách bó bột

2. Tư vấn chăm sóc bệnh nhân bó bột

  • Hướng dẫn người bệnh tập vận động chi bệnh trong mức độ cho phép, gồng cơ giúp cơ khỏe và tránh teo cơ, trợ giúp người bệnh tập luyện chi bệnh.
  • Nếu bó bột chi dưới, hướng dẫn người bệnh đi nạng an toàn, đi tì chống phần chân không đau và giải thích với người bệnh chi bó bột rất nặng để người bệnh cẩn thận nâng đỡ khi di chuyển, khi xuống giường hay xuống ghế cần để chi lành xuống trước chi bó bột.
  • Đối với người già cần có sự hỗ trợ khi đi lại, nâng đỡ chi khi xuống giường hay khi bước xuống ghế tránh để người bệnh té ngã. Nếu bó bột chi trên, điều dưỡng giúp người bệnh treo tay lên vai một cách an toàn và thoải mái, dùng dây treo bản rộng tránh tỳ đè vùng cổ.
  • Thực hiện dùng thuốc giảm đau, thăm khám lại vùng bó bột. Nếu người bệnh đau tăng lên nhiều hơn, tê, giảm cảm giác, thay đổi nhiệt độ chi, mất mạch… thì báo cáo bác sỹ ngay và thực hiện xẻ bột hay thay bó mới. Kê cao chi trên gối giúp máu hồi lưu tốt, giúp giảm sưng nề. Vận động nhẹ nhàng thường xuyên giúp máu lưu thông tốt và giảm sưng nề chi.
  • Cho người bệnh uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ.
  • Hướng dẫn người bệnh không dùng vật cứng đưa vào trong bột để gãi. Khi ngứa người bệnh dùng tay gõ lên bột, lấy vụn bột, lau rửa sạch sẽ hai đầu da vùng bó bột. Hướng dẫn người bệnh tự vệ sinh vùng da bên ngoài. Giữ bột sạch không ẩm ướt. Tránh che phủ bột vì dễ gây ẩm bột do mồ hôi. Giữ vệ sinh sạch sẽ bột.
  • Hướng dẫn người bệnh nhìn vào gương để xem những vùng không nhìn được. Để người bệnh ở trong phòng có nhiệt độ thích hợp.

3. Những lưu ý sau khi tháo bột

  • Rửa sạch da, sử dụng kem làm ẩm da, phơi nắng. Tập cơ bằng cách vận động, xoa bóp chi. Sau tháo bột chi người bệnh thường sưng phù do tình trạng lưu thông máu chưa ổn định do vậy người bệnh rất cần được giảm phù nề như kê chi cao, tập vận động, đi lại.
  • Hướng dẫn người bệnh tập đi nạng hỗ trợ, an toàn. Nhưng để cho cơ chắc khỏe cần cho người bệnh ăn uống có dinh dưỡng cao. Cung cấp vitamin A, D, C, Kali, Protide. Ngoài ra điều dưỡng hướng dẫn người bệnh phơi nắng để giúp chuyển hóa vitamin D giúp lành xương.
  • Hướng dẫn người bệnh ăn những thức ăn có nhiều Calci, giàu dinh dưỡng như nghêu, sò, cua, tôm, sữa… uống nhiều nước.
  • Vận động đi lại: sau khi tháo bột không nên cho người bệnh đi lại ngay. Hướng dẫn cho người bệnh đong đưa chi nhẹ nhàng, vận động chi cho tuần hoàn lưu thông tốt. Sau đó cho người bệnh đi nạng chống chi bệnh nhẹ nhàng. Dần dần khi người bệnh thích nghi thì hướng dẫn người bệnh đi lại nhưng nếu quá đau thì ngưng lại, khi thấy hết đau thì tập đi nạng lại.

Hướng dẫn cách bó bột

4. Thời gian bó bột

Thời gian bó bột thường phụ thuộc thời gian lành xương và các mô mềm xung quanh. Tùy theo xương gãy, vị trí gãy, mức độ gãy cùng những yếu tố kèm theo (tổn thương mô mềm xung quanh, tình trạng dinh dưỡng, bệnh lý đi kèm), thời gian lành xương của mỗi người sẽ có sự khác biệt.

Để đảm bảo xương đã lành, người bệnh sẽ được thăm khám lâm sàng, chụp x-quang để kiểm tra. Sau khi có kết quả lành xương, bác sĩ mới tiến hành cắt bột.

Hướng dẫn cách bó bột

Để được tư vấn chi tiết về các gói khám cũng như cách đặt lịch khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, quý khách vui lòng liên hệ số HOTLINE:

Bó bột là phương pháp điều trị gãy xương phổ biến và hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình bó và mang bột cần được thực hiện đúng kỹ thuật. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để tiến hành bó bột, ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng.

Băng bó bột và nẹp bột được dùng để bất động và bảo vệ trong các chấn thương xươngvà mô mềm. Khi bệnh nhân bị gãy xương, bác sĩ sẽ nắn chỉnh các mảnh gãy lại vào đúngvị trí. Băng bó bột hoặc nẹp bột sẽ cố định vùng xương gãy trong quá trình liền xương.Chúng còn giúp giảm đau, giảm sưng và co thắt cơ. Băng bó bột và nẹp bột cũng đượcáp dụng trong các trường hợp tổn thương mô mềm, viêm gân v.v.Trong một số trường hợp, băng bó bột và nẹp bột được sử dụng sau phẫu thuật.Nẹp bột có tác dụng bất động vùng tổn thương ít hơn băng bó bột. Tuy nhiên, nẹp bộtcó thể tuỳ chỉnh cho phù hợp với chỗ sưng do chấn thương dễ dàng hơn băng bó bột.Bác sĩ sẽ quyết định loại hỗ trợ tốt nhất cho bạn.

CÁC LOẠI NẸP BỘT VÀ BĂNG BÓ BỘT

Băng bó bột được làm riêng cho từng bệnh nhân. Chúng phải vừa khít với hình dạng của tay hoặc chân bị tổn thương để hỗ trợ tốt nhất. Băng bó bột có thể được làm bằng thạch cao hoặc sợi thủy tinh (là loại nhựa có thể tạo hình).

Hướng dẫn cách bó bột

Nẹp bột cũng có thể được làm riêng cho từng bệnh nhân, đặc biệt khi cần thật vừa khít. Các trường hợp khác sẽ sử dụng nẹp bột làm sẵn. Nẹp bột làm sẵn này được làm với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau để có thể sử dụng dễ dàng và nhanh chóng. Một số loại có kèm dây đai Velcro® để giúp mang vào, tháo ra và điều chỉnh nẹp bột dễ dàng. Để tạo khoảng trống cho vùng bị sưng, phần cứng của nẹp bột sẽ không quấn hết quanh vùng tổn thương. Nó được giữ cố định bằng băng quấn đàn hồi hoặc vật liệu khác.

Vật liệu

Vật liệu sợi thủy tinh hoặc thạch cao tạo thành lớp cứng hỗ trợ trong nẹp bột và băng bó bột.

Sợi thủy tinh có trọng lượng nhẹ hơn và cứng hơn thạch cao. Ngoài ra, tia X có thể “nhìn xuyên qua” sợi thủy tinh tốt hơn lớp thạch cao. Điều này rất quan trọng vì bác sĩ có thể cần chụp lại X-quang sau khi đã làm nẹp bột hoặc bó bột. Chụp X-quang có thể cho biết ổ gãy đang liền xương tốt hay là đã di lệch.

Thạch cao rẻ hơn và dễ tạo hình hơn sợi thủy tinh cho một số mục đích sử dụng.

Ứng dụng

Cả nẹp bột và băng bó bột bằng sợi thủy tinh và thạch cao đều sử dụng lớp đệm, thường là bông, làm lớp bảo vệ gần sát da. Cả hai vật liệu đều có dạng dải mỏng hoặc cuộn được ngâm trong nước và đắp lên trên lớp đệm che phủ vùng tổn thương. Trong một số trường hợp, có thể sử dụng băng bó bột và lớp đệm làm bằng vật liệu chống nước đặc biệt. Bác sĩ sẽ thông báo cho bạn biết nếu băng bó bột được làm và đệm bằng vật liệu chống nước này.

Nẹp bột hoặc băng bó bột phải vừa khít với hình dạng của tay hoặc chân bị thương để hỗ trợ tốt nhất có thể. Thông thường, nẹp bột hoặc băng bó bột phải cố định cả hai khớp phía trên và phía dưới ổ gãy.

Trong nhiều trường hợp, nẹp bột được sử dụng trước cho chấn thương mới. Khi đã giảm sưng, có thể thay nẹp bột bằng băng bó bột toàn phần. Nếu băng bó bột được chỉ định từ đầu trong chấn thương, bột có thể bị “rạch dọc” để dự phòng sưng nề, gây chèn ép trong bột, sau đó được điều chỉnh trong lần tái khám đầu tiên.

Đôi khi, băng bó bột có thể cần được thay do tình trạng sưng nề giảm khiến cho băng bó bột trở nên lỏng lẻo. Khi đã liền xương, băng bó bột có thể được thay bằng nẹp bột để thực hiện các bài tập vật lý trị liệu dễ dàng hơn.

LÀM QUEN VỚI NẸP BỘT HOẶC BĂNG BÓ BỘT

Sưng nề sau chấn thương có thể gây chèn ép trong nẹp bột hoặc băng bó bột trong 48 đến 72 giờ đầu tiên. Điều này có thể làm cho tay hoặc chân bị tổn thương có cảm giác bó chặt hoặc căng tức trong nẹp bột hoặc băng bó bột. Nếu sử dụng nẹp bột, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách điều chỉnh để phù hợp với tình trạng sưng của bạn. Việc giảm sưng rất quan trọng vì nó giúp giảm đau và lành chấn thương. Để giúp giảm sưng:

Nâng cao tay hoặc chân: cần nâng cao tay hoặc chân bị tổn thương trong 24 đến 72 giờ đầu tiên. Nâng cao tay hoặc chân bị tổn thương trên mức tim bằng cách đặt lên gối hoặc một số dụng cụ hỗ trợ khác. Bạn sẽ phải nằm hoặc ngồi tựa lưng nếu có nẹp bột hoặc băng bó bột ở chân. Nâng cao tay hoặc chân giúp chất dịch và máu hồi lưu tốt, “chảy ngược” về tim dễ dàng;

Tập thể dục: cử động các ngón tay hoặc ngón chân không bị tổn thương nhưng bị sưng một cách nhẹ nhàng và thường xuyên để tránh cứng khớp.

DẤU HIỆU CẢNH BÁO Sưng nề có thể gây chèn ép bên trong băng bó bột hoặc nẹp bột. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng.

HÃY ĐẾN NGAY KHOA CẤP CỨU nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Đau tăng thêm và có cảm giác nẹp bột hoặc băng bó bột quá chặt
  • Tê bì và châm chích ở bàn tay hoặc bàn chân. Điều này có thể do chèn ép nhiều lên dây thần kinh
  • Đau rát và nhói, cảm giác đau hoặc khó chịu như bị cọ xát hoặc có vết phồng rộp bên trong bột.
  • Điều này có thể do chèn ép nhiều lên da, có thể dẫn đến loét do tì đè
  • Sưng nề nhiều phần ngọn chi phía dưới vị trí bó bột. Điều này có thể do băng bó bột làm giảm lưu thông máu
  • Có mùi khó chịu hoặc dịch tiết ra từ băng bó bột
  • Sưng, lạnh, hoặc xanh tím các ngón tay hoặc ngón chân
  • Tê bì hoặc không thể tự cử động các ngón chân hoặc ngón tay
  • Khó thở và/hoặc đau ngực (trong trường hợp có băng bó bột hoặc nẹp bột ở chân).

CHĂM SÓC NẸP BỘT HOẶC BĂNG BÓ BỘT

Bác sĩ sẽ giải thích những hạn chế khi sử dụng tay hoặc chân bị tổn thương trong quá trình lành thương. Bạn phải tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ một cách cẩn thận để đảm bảo liền xương đúng cách. Thông tin sau đây chỉ cung cấp các hướng dẫn chung và không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ.

Sau khi đã mang nẹp hoặc bó bột trong vài ngày đầu, cần giữ nẹp bột hoặc băng bó bột trong tình trạng tốt.

Chăm sóc nẹp bột hoặc băng bó bột. Độ ẩm làm mềm lớp thạch cao và lớp đệm gần sát da có thể gây kích ứng. Sử dụng 2 lớp nhựa hoặc các tấm chắn chống nước để giữ nẹp bột hoặc băng bó bột khô ráo trong khi tắm. Cho dù đã bao phủ, không được ngâm hoặc để máng bột dưới vòi nước đang chảy. Một lỗ nhỏ trên lớp bao phủ băng bó bột cũng có thể làm cho vùng chi tổn thương bị thấm nước.

Đi lại trên bột. Đối với bột ở chân, không đi trên bột cho đến khi bột khô và cứng hoàn toàn. Mất khoảng 1 giờ để sợi thủy tinh và 2 đến 3 ngày để thạch cao đủ cứng để có thể đi lại. Bạn sẽ được cung cấp “giày bảo vệ” để mang bên ngoài băng bó bột đi bộ. Giày giúp bảo vệ phần bàn chân của bột..

Tránh bụi bẩn. Không để bụi, cát và bột bám vào bên trong nẹp bột hoặc băng bó bột.

Lớp đệm. Không kéo lớp đệm ra khỏi nẹp bột hoặc băng bó bột.

Ngứa. Không dùng các vật dụng như móc áo luồn vào bên trong nẹp bột hoặc băng bó bột để gãi ngứa. Không thoa phấn hoặc chất khử mùi lên vùng da bị ngứa. Nếu ngứa kéo dài, hãy liên hệ với bác sĩ. Nếu mắc kẹt vật gì bên trong băng bó bột, nó có thể gây kích ứng da, vì vậy hãy liên hệ với bác sĩ.

Cắt gọt. Không bẻ các cạnh thô ráp của băng bó bột hoặc cắt gọt băng bó bột khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Da. Kiểm tra vùng da quanh băng bó bột. Nếu da trở nên đỏ hoặc sần sùi quanh băng bó bột, hãy liên hệ với bác sĩ.

Kiểm tra băng bó bột thường xuyên. Nếu bị nứt hoặc nổi các đốm mềm, hãy liên hệ với bác sĩ.

Không đeo nhẫn trên các ngón tay của cánh tay bị tổn thương nếu có băng bó bột.

Hãy suy nghĩ rằng bạn bị chấn thương nghiêm trọng và cần phải bảo vệ băng bó bột khỏi bị hư hại để nó có thể bảo vệ vết thương của bạn khi đang lành.

Sau khi giảm sưng ban đầu, nẹp bột hoặc băng bó bột đúng quy cách sẽ cho phép bạn tiếp tục các hoạt động hàng ngày mà ít gây bất tiện nhất.

THÁO BỘT

Không tự tháo bột. Bạn có thể rạch vào da hoặc cản trở quá trình lành vết thương.

Bác sĩ sẽ sử dụng cưa để tháo bột. Lưỡi cưa chỉ rung nhưng không xoay. Nếu lưỡi cưa chạm vào lớp đệm bên trong vỏ cứng của băng bó bột, lớp đệm sẽ rung theo lưỡi cưa và sẽ bảo vệ làn da của bạn. Cưa sẽ gây tiếng ồn và có thể tạo cảm giác “nóng” do ma sát, nhưng không gây hại – “Lưỡi cưa trông có vẻ đáng sợ nhưng rất an toàn.”

Nếu bạn cảm thấy đau trong khi tháo bột, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc trợ lý biết để họ có thể điều chỉnh.

Sau khi tháo bột, thường sẽ thấy ở vùng xương và khớp bị bất động trước đó, tay hoặc chân bên bó bột nhỏ hơn bên còn lại và có một số thay đổi trên da (như da khô và nhiều lông).

Tắm vài lần bằng nước ấm sẽ làm da hết khô và bong tróc. Quá trình này có thể mất vài ngày, nhưng hãy kiên nhẫn và tránh chà xát da. Bạn có thể thoa một số loại sữa dưỡng da để làm mềm da, nếu muốn. Lông sẽ mọc bình thường trở lại trong vài tháng.

Hướng dẫn cách bó bột

Cưa chỉ rung nhưng không xoay.

Cưa gây tiếng ồn nhưng không gây hại.

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Trong quá trình mang băng bó bột hoặc nẹp bột, bạn có thể mất sức mạnh của cơ ở vùng bị tổn thương. Các bài tập trong quá trình lành thương và sau khi tháo bột là rất quan trọng. Chúng sẽ giúp bạn khôi phục lại sức mạnh cơ, vận động khớp và sự linh hoạt.

TÔI CÓ THỂ ĐI MÁY BAY NẾU BỊ BÓ BỘT KHÔNG?

Tốt nhất là nên kiểm tra với công ty du lịch hoặc hãng hàng không. Một số hãng hàng không yêu cầu bạn chờ 24 giờ sau khi bó bột thạch cao cho chuyến bay dưới 2 giờ và chờ 48 giờ cho các chuyến bay dài hơn. Điều này là do nguy cơ bị sưng sau khi bó bột thạch cao lần đầu tiên, từ đó có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn.

Nếu bạn dự định bay sau khi vừa mới bó bột thạch cao, bạn có thể cần rạch dọc bột. Điều này được thực hiện nhằm phòng ngừa sưng và giảm nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu và hội chứng chèn ép khoang, một tình trạng nghiêm trọng có thể xảy ra do sưng. Nếu chỉ bó bột phần trên cơ thể hoặc bó bột thạch cao dưới gối và vẫn có thể gập gối, bạn có thể ngồi trên ghế bình thường.

Nếu bó bột thạch cao quanh gối và bạn không thể gập gối, bạn cần dàn xếp với hãng hàng không để được sắp xếp chỗ ngồi đặc biệt.

Nếu bạn bó bột ở chân và cần xe lăn để di chuyển quanh sân bay và lên máy bay, hãy thông báo cho hãng hàng không càng sớm càng tốt. Hãng hàng không có thể sắp xếp xe lăn để hỗ trợ cho bạn ở đầu và cuối hành trình.