Báo cáo khả thi dự án là gì năm 2024

Nghiên cứu khả thi (tiếng Anh: Feasibility Study) là bước sàng lọc lần cuối cùng để lựa chọn được dự án tối ưu. Ở giai đoạn này phải khẳng định cơ hội đầu tư có khả thi hay không? Có vững chắc, có hiệu quả hay không?

Báo cáo khả thi dự án là gì năm 2024

Hình minh hoạ (Nguồn: imsmarketing)

Nghiên cứu khả thi trong công tác lập dự án đầu tư

Khái niệm

Nghiên cứu khả thi trong tiếng Anh được gọi là Feasibility Study.

Nghiên cứu khả thi là bước sàng lọc lần cuối cùng để lựa chọn được dự án tối ưu.

Nghiên cứu khả thi là việc đưa tất cả các yếu tố có liên quan đến dự án vào phân tích, bao gồm các khía cạnh như kinh tế, kĩ thuật, pháp lí và lên kế hoạch để xác định khả năng thành công của dự án.

Ở giai đoạn này phải khẳng định cơ hội đầu tư có khả thi hay không? Có vững chắc, có hiệu quả hay không?

Ở bước nghiên cứu này, nội dung nghiên cứu cũng tương tự như giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi nhưng khác nhau ở mức độ chi tiết hơn, chính xác hơn.

Mọi khía cạnh nghiên cứu đều được xem xét ở trạng thái động, tức là có tính đến các yếu tố bất định có thể xảy ra theo từng nội dung nghiên cứu.

Xem xét tính vững chắc về hiệu quả của dự án trong điều kiện có sự tác động của các yếu tố bất định và đưa ra các biện pháp tác động đảm bảo cho dự án có hiệu quả.

Nội dung

Nội dung nghiên cứu của giai đoạn này cũng tương tự như nội dung nghiên cứu ở giai đoạn tiền khả thi, gồm những vấn đề sau:

- Nghiên cứu các điều kiện kinh tế - xã hội có liên quan đến sự hình thành và thực hiện của dự án đầu tư

- Nghiên cứu các vấn đề về thị trường tiêu thụ sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ của dự án

- Nghiên cứu khía cạnh kĩ thuật của dự án

- Nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lí và nhân sự của dự án

- Phân tích khía cạnh tài chính của dự án

- Phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội của dự án

Kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu các nội dung này được cụ thể hóa trong báo cáo nghiên cứu khả thi. Theo qui chế quản lí đầu tư và xây dựng hiện nay, nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi gồm: phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.

Nội dung thiết kế cơ sở của dự án phải thể hiện được giải pháp thiết kế chủ yếu, đảm bảo đủ điều kiện để xác định tổng mức vốn đầu tư và triển khai các bước thiết kế tiếp theo, bao gồm thuyết minh và các bản vẽ.

(Tài liệu tham khảo: Tổng quan về dự án đầu tư và công tác lập dự án đầu tư, Trung tâm đào tạo từ xa, Đại học Kinh tế Quốc dân. Investopedia)

Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng bao gồm nội dung nghiên cứu theo phương án thiết kế cơ sở được lựa chọn, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư về sự cần thiết, mức độ khả thi, hiệu quả đầu tư xây dựng. Vậy thẩm định báo cáo khả thi phải chuẩn bị những gì? Loại báo cáo này có quan trọng đối với việc lập hồ sơ môi trường không?

Báo cáo nghiên cứu khả thi có liên quan gì đến HSMT không?

Thẩm định báo cáo ĐTM:

  • Dự án đầu tư xây dựng thuộc đối tượng được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi thì chủ đầu tư trình đồng thời hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM với hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi.
  • Thời điểm trình nộp do chủ đầu tư quyết định trước khi có kết quả thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi.

Cấp giấy phép môi trường:

  • Dự án đầu tư không thuộc đối tượng lập ĐTM thì phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp GPMT gồm bản sao báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương.

Nội dung báo cáo khả thi bao gồm những gì?

Thiết kế cơ sở đạt được mục tiêu phù hợp với công trình xây dựng thuộc dự án, đảm bảo đồng bộ giữa các công trình trước khi khai thác, sử dụng. Thiết kế cơ sở bao gồm các văn bản với nội dung chính liên quan như:

  • Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục, quy mô, loại, cấp công trình thuộc tổng mặt bằng xây dựng.
  • Xác định các phương án chọn công nghệ, kỹ thuật và thiết bị.
  • Giải pháp kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, kích thước, kết cấu chính của công trình xây dựng.
  • Giải pháp xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng, ước tính chi phí xây dựng cho từng công trình.
  • Xây dựng các phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình, giải pháp phòng, chống cháy nổ.
  • Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng và kết quả khảo sát xây dựng thiết kế cơ sở.

Báo cáo khả thi dự án là gì năm 2024

Nội dung nghiên cứu

Căn cứ theo khoản 11 Điều 1 của Luật xây dựng sửa đổi 2020 thì dự án đầu tư xây dựng được thẩm định với các nội dung liên quan như:

  • Sự phù hợp về quy hoạch, mục tiêu, quy mô đầu tư và yêu cầu khác được xác định trong quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng.
  • Đánh giá chi tiết sự phù hợp của giải pháp thiết kế cơ sở với nhiệm vụ thiết kế danh mục tiêu chuẩn áp dụng.
  • Tiến hành lựa chọn giải pháp tổ chức thực hiện dự án, kinh nghiệm và năng lực quản lý dự án của chủ đầu tư, phương án giải phóng mặt bằng, hình thức triển khai dự án theo kế hoạch ban đầu.
  • Yếu tố đảm bảo tính hiệu quả dự án gồm xác định tổng mức đầu tư xây dựng, nguồn vốn, khả năng huy động vốn theo tiến độ, phân tích rủi ro, hiệu quả tài chính, kinh tế – xã hội.

Nội dung theo quy định

Các nội dung khác của quy định pháp luật có liên quan và yêu cầu của người quyết định đầu tư, cụ thể:

+ Nêu rõ lý do và sự cần thiết cùng với chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng và diện tích sử dụng đất, quy mô công suất và hình thức đầu tư xây dựng dự án cần thực hiện.

+ Khả năng đảm bảo các yếu tố thực hiện dự án như sử dụng tài nguyên, lựa chọn công nghệ thiết bị, sử dụng lao động, hạ tầng kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, yêu cầu khai thác sử dụng, thời gian thực hiện, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng, vận hành, sử dụng công trình và bảo vệ môi trường.

+ Đánh giá tác động của dự án liên quan đến thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư, an toàn trong xây dựng, phòng chống cháy nổ, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái theo đúng quy định.

+ Tổng mức đầu tư, huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro, chi phí khai thác sử dụng công trình, đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội,…

Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án

  • Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi (Mẫu số 01 của Phụ lục I Nghị định 15/2021/NĐ-CP).
  • Chủ trương đầu tư xây dựng.
  • Phương án thiết kế kiến trúc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  • Văn bản/quyết định phê duyệt và bản sẽ kèm theo như quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành, phương án tuyến công trình, vị trí; quy hoạch phân khu xây dựng.
  • Văn bản về giải pháp PCCC, kết quả thực hiện thủ tục đánh giá tác động môi trường gửi đến cơ quan chuyên môn xây dựng trước thời hạn thông báo kết quả thẩm định.
  • Văn bản thỏa thuận, xác nhận đấu nối hạ tầng kỹ thuật, chấp thuận độ cao công trình.
  • Hồ sơ khảo sát xây dựng, thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thiết kế cơ sở, danh mục tiêu chuẩn áp dụng,…
  • Danh sách nhà thầu cùng với chứng chỉ năng lực nhà thầu, mã số chứng chỉ hành nghề, chủ trì bộ phận thiết kế, xác định tổng mức đầu tư hoặc bộ phận thẩm tra.
  • Dự án đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công có xem xét đến tổng mức đầu tư, hồ sơ tờ trình thẩm định với tổng mức đầu tư, thông tin, số liệu về giá, định mức, báo giá, kết quả thẩm định.

Nếu Quý KH cần tư vấn hướng dẫn thêm về việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi phục vụ cho quá trình thực hiện thủ tục hồ sơ môi trường thì hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 của Dịch vụ tư vấn môi trường Hợp Nhất.

Báo cáo tiền khả thi dự án là gì?

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi, tính hiệu quả, dự kiến nguồn vốn và mức vốn của dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.

Báo cáo khả thi dự án tiếng Anh là gì?

Feasibility Study (FS) – nghiên cứu khả thi là một báo cáo phân tích chi tiết tất cả các khía cạnh quan trọng của một dự án được đề xuất để xác định khả năng thành công của dự án đó.

Báo cáo nghiên cứu khả thi do ai phê duyệt?

  1. Căn cứ hồ sơ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư và hồ sơ thẩm định của đơn vị thẩm định, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi.

Tính khả thi của dự án là gì?

Một dự án là khả thi và có thể thực hiện được nếu hai bên cân bằng. Có một vài chi phí cơ bản, cố định để tạo các tòa nhà mới. Yêu cầu phải bao gồm nhiều các các lợi ích và ưu tiên cộng đồng làm cho chi phí xây dựng tăng lên.