Bạn sẽ gắn bó với công ty bao lâu

Một khảo sát cách đây không lâu của Anphabe đối với 26.000 người làm việc tại Việt Nam, chỉ có 13,8% nhân viên thực sự gắn kết với công ty, 46,9% nhân viên gắn kết, 36,8% thờ ơ và 2,5% rất không gắn kết.

Thực tế, những người gắn bó với 1 công ty trong hơn 10 năm từ khi tốt nghiệp đại học khá hiếm hoi. Phần lớn các công ty khó giữ chân được nhân viên giỏi và tài năng dù chế độ đãi ngộ và môi trường làm việc tốt. Thậm chí, với những người được coi là công việc ổn định khi gắn bó với 1 chỗ làm kể từ khi ra trường, họ vẫn luôn canh cánh trong lòng khi bạn bè họ liên tục đổi chỗ làm với. Những người này tự hỏi liệu sự "ổn định" của mình có phải là một bước đi tồi trong con đường sự nghiệp hay không?

Người lao động có xu hướng làm 1 công việc trong bao lâu?

Thời gian trung bình một người làm việc nhận lương thường gắn bó với chủ lao động có xu hướng giảm nhẹ từ 4,6 năm (tháng 1/2014) còn 4,2 năm (tháng 1/216), theo Cục thống kê lao động Mỹ.

Nếu bạn làm một công việc trong 4 năm, không được trả lương xứng đáng, không được đánh giá cao hoặc không thể thăng tiến, đó là quãng thời gian thật dài. Vì thế, bạn chắc chắn nên đổi việc. Nhưng trước khi xin nghỉ việc, bạn nên biết rằng, những lần bạn nhảy việc sẽ được lưu lại trong hồ sơ và ảnh hưởng đến đánh giá của nhà tuyển dụng tiềm năng của bạn.

"Nếu bạn đổi việc trong vòng 1 năm, điều đó cũng không quá tệ. Nhưng nếu bạn chỉ làm các công việc bán thời gian, không hợp đồng, kéo dài không quá 1 năm, các nhà tuyển dụng sẽ không thích điều này", James Philip người sáng lập và giám đốc điều hành của JMJ Philip Holdings cho biết. Các nhà tuyển dụng sẽ không thích những ứng viên không gắn bó lâu dài với công việc.

Bạn nên gắn bó với một công việc trong bao lâu?

Bạn sẽ gắn bó với công ty bao lâu

Nhày việc liên tục sẽ ảnh hưởng đến đánh giá của những nhà tuyển dụng tiềm năng của bạn trong tương lai.

Lý tưởng nhất, bạn nên cố gắng gắn bó với một công việc trong ít nhất 2 năm, theo chuyên gia tư vấn nghề nghiệp Amanda Augustine của TopResume. "Khoảng thời gian và chi phí cần thiết để tìm được một ứng viên phù hợp, chi phí đào tạo nhân viên mới khá tốn kém, không người chủ lao động nào muốn phạm sai lầm và thấy nhân viên của họ lần lượt nghỉ việc", Augustine nói.

Bên cạnh yếu tố chi phí, vấn đề lớn khác là các nhà tuyển dụng và người quản lý tuyển dụng có thể nghi ngờ năng lực làm việc của bạn. Nếu hồ sơ của bạn liệt kê đầy những công việc ngắn hạn, gián đoạn, nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi về khả năng phán đoán, mục tiêu nghề nghiệp cũng như hiệu suất công việc của bạn.

Nếu bạn gặp khó khăn trong công việc cũ, ông chủ của bạn là một người kinh khủng, gây sự căng thẳng và ức chế nghiêm trọng nơi làm việc, hoặc đơn giản là bạn muốn thay đổi loại hình công việc khi quyết định nhảy việc thì quyết định nhảy việc là đúng đắn.

Augustine chia sẻ rằng: "Nếu tất cả các dấu hiệu đều chứng tỏ bạn đã chọn sai công việc, lựa chọn đổi việc là đúng đắn". Miễn là, nhảy việc có ý nghĩa với mục tiêu công việc tổng thể và dài hạn của bạn. Và hãy bắt đầu tìm kiếm công việc mới ngay khi bạn cảm thấy cần thiết.

Bạn cần làm gì trước khi nhảy việc?

Bạn sẽ gắn bó với công ty bao lâu

Ảnh minh họa: The Context Of Things.

Những công việc trước đây của bạn thế nào? Hay nói cách khác, đây là lần đầu hay lần thứ 20 bạn không hài lòng với công việc? Hãy nhớ, các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những ứng viên gắn bó với công việc trong ít nhất 3 - 5 năm.

Lĩnh vực công việc của bạn chấp nhận điều gì? Mỗi lĩnh vực sẽ có đặc thù khác nhau. Lĩnh vực công nghệ, quảng cáo đòi hỏi sự năng động có thể chấp nhận việc thay đổi công việc thường xuyên hơn.

Triển vọng nghề nghiệp khi bạn nhảy việc thế nào? Nhiều người thường chọn cách tìm được một công việc mới tốt hơn mới quyết định nghỉ việc cũ. Điều đó giúp bạn có lợi thế cạnh tranh và điều kiện để thương lượng các vấn đề với nhà tuyển dụng tốt hơn. Philip nói rằng: "Bạn có thể mạo hiểm bỏ việc trước khi tìm được công việc mới, nhưng hãy nhớ rằng khi bạn không có việc làm, bạn sẽ khó thương lượng với các nhà tuyển dụng hơn".

Bạn bao nhiêu tuổi? Nếu bạn đã trở thành một chuyên gia thì các nhà tuyển dụng có thể sẽ không chú ý đến việc bạn chuyển đổi việc nhiều lần khi còn trẻ. Vì dù sao, bạn cũng đã tìm ra con đường đúng đắn cho sự nghiệp của mình.

Chuyện nhảy việc đã không còn xa lạ trong môi trường làm việc hiện đại. Luôn sẵn có rất nhiều cơ hội việc làm vẫy gọi bạn, nhưng điều quan trọng không phải là bạn có trung thành hay không với một công ty, mà chính là thái độ với công việc và những nỗ lực cống hiến của bạn cho công việc. Hãy tự hỏi bản thân về định hướng nghề nghiệp của mình, điều mình thực sự mong muốn và khả năng thực sự của mình trong công việc trước khi quyết định nhảy việc.

Phỏng vấn xin việc có thể khiến bạn rất căng thẳng, nhất là khi bạn đã đi phỏng vấn ở nhiều công ty khác nhau mà chưa nơi nào chấp nhận. Và có thể bạn sẽ bất ngờ khi nhà tuyển dụng hỏi "nếu trúng tuyển bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu". Theo các chuyên gia từ phần mềm xin việc vn.joboko.com (https://vn.joboko.com, trước đây có tên miền là GoodCV.vn) bạn có thể cảm thấy bất ngờ, xen kẽ chút hi vọng khi được nghe câu hỏi này. Vậy, làm thế nào để biến hi vọng thành hiện thực? Cách tốt nhất là chuẩn bị một câu trả lời thật thông minh để tạo lòng tin đối với nhà tuyển dụng.
 

Cách trả lời nếu trúng tuyển bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?
 

Mục đích của câu hỏi

Đừng để mất cảnh giác khi nghe câu hỏi này. Đôi khi, bạn sẽ vô tình thốt lên câu trả lời rằng bạn chỉ đang tìm việc tạm thời, và muốn được làm việc ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam, thay vì ổn định tại một chỗ. Những câu trả lời như thế này có thể sẽ khiến bạn bị gạch ngay khỏi danh sách ứng viên tiềm năng.

Tuyển dụng và đào tạo nhân viên không phải là điều đơn giản, nếu như không muốn nói rằng nó thậm chí còn rất tốn kém. Khi quyết định tuyển dụng bạn, phía công ty sẽ phải đầu tư cho bạn một khoảng thời gian và tiền bạc đáng kể. Phần lớn thời gian và công sức của họ sẽ bị lãng phí nếu như bạn chỉ có ý định làm việc 6 tháng hay 1 năm. Do đó, bạn cần phải tạo cho họ niềm tin rằng những khoản đầu tư của họ chắc chắn sẽ được đền đáp.
 

Mục Lục bài viết:
1. Những câu trả lời hay.
2. NHững bí quyết chinh phục.
3. Những lỗi cần tránh.


Khi được hỏi "nếu trúng tuyển bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?" hay "Kế hoạch 5 năm tới của bạn là gì?", đừng nghĩ gì nói nấy. Trước khi đến phỏng vấn, hãy dành một chút thời gian chuẩn bị một câu trả lời thật tuyết phục. Nếu bạn muốn được tuyển, thì đừng coi nhẹ vấn đề này hay cho đây chỉ là kế hoạch trong ngắn hạn của bạn.

Kể cả bạn không có ý định gắn bó lâu dài với công ty thì bạn cũng không nhất định phải nói ra điều này một cách quá thẳng thắn; vì như vậy bạn sẽ để lại ấn tượng xấu trong mắt nhà tuyển dụng. Bất cứ kế hoạch nào đều có thể thay đổi và luôn có những điều bất ngờ xảy ra. Thay vì trình bày hàng loạt lí do rằng bạn không thể làm việc lâu dài, hãy đưa ra một câu trả lời tích cực hơn, để thể hiện nhiệt huyết của bạn với công ty và vị trí mà bạn đang ứng tuyển.

Nếu bạn đang có kế hoạch chuyển chỗ ở trong 2 năm tới, thì bạn có thể trình bày với nhà tuyển dụng, đồng thời thể hiện mong muốn rằng công ty sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng để bạn vẫn có thể làm việc cho họ, chỉ là ở một chi nhánh khác.
 

1. Những câu trả lời hay

Những câu trả lời dưới đây sẽ giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, thể hiện nhiệt huyết với công ty, mà lại không cần phải đưa ra một lịch trình làm việc quá cụ thể.

Tôi đã nghe nói đến sự phát triển không ngừng nghỉ của công ty trong những năm vừa qua và thấy được rất nhiều cơ hội để phát triển tại đây. Những yêu cầu đối với vị trí này cũng rất phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của tôi. Tôi mong muốn được làm việc và đóng góp cho công ty trong thời gian dài nhất có thể.

Chồng tôi làm trong quân đội và chúng tôi có thể sẽ phải chuyển tới nơi ở mới trong vòng 2-3 năm nữa. Tuy nhiên, trước mắt tôi muốn có một công việc ổn định ở đây. Và nếu có thể, tôi mong có cơ hội tiếp tục làm việc cho một chi nhánh khác của công ty ở nơi mà chúng tôi chuyển đến.

Nếu có thể, tôi mong được làm việc lâu dài cho công ty mình. Thời gian làm việc linh hoạt và chế độ đãi ngộ của công ty thực sự rất hấp dẫn.

Tôi muốn làm việc lâu dài cho công ty và sẽ cố gắng hết mình để được thăng chức lên cấp quản lý. Tôi cũng hi vọng được tạo điều kiện để phát huy và chứng minh năng lực của mình.

Tôi thực sự thích công việc này và sẽ chọn làm việc lâu dài nếu như mình có nhiều cơ hội để phát triển và ngày càng tiến bộ.
 

2. Bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng với câu hỏi này

- Thể hiện tâm lý tích cực: Luôn tỏ ra tích cực trong câu trả lời của mình, rằng bạn rất hứng thú với công việc này và sẽ rất vui nếu như được tạo điều kiện làm việc lâu dài trong công ty.

- Nhắc tới văn hóa công ty: Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn sẽ là một nhân viên tốt trong môi trường công sở và sẽ tích cực phát triển bản thân trong môi trường ấy.

- Nhấn mạnh bạn là ứng viên phù hợp nhất: Bạn có thể nói tới một ngành nghề nào đó của công ty gần đây phát triển rất mạnh và chứng minh nó phù hợp với kĩ năng, kinh nghiệm, và cả mục tiêu của bạn.
 

3. Những lỗi cần tránh

- Nói dối: Khi nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi "nếu trúng tuyển bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu" việc đầu tiên là bạn đừng nói dối hay đưa ra câu trả lời phi thực tế. Nếu bạn biết chắc chắn rằng mình sẽ chuyển đi nơi khác trong vòng 2-3 năm tới, hãy cho nhà tuyển dụng biết. Không ai có thể đoán biết trước được tương lai, bất kể điều gì cũng có thể xảy ra, và tất cả những gì tốt nhất bạn nên làm là trung thực với nhà tuyển dụng.

- Trình bày dài dòng: Đưa ra câu trả lời trung thực là điều cần thiết nhưng đừng quá dài dòng. Hãy đưa ra câu trả lời ngắn gọn, tránh biện minh, giải thích cho câu trả lời của mình.

Hãy trả lời ngắn gọn, rõ ràng, và trung thực. Nếu vì một lý do nào đó mà bạn không thể làm việc lâu dài, thì bạn không nên tạo cho nhà tuyển dụng niềm tin rằng bạn sẽ gắn bó mãi mãi với công ty của họ. Hãy gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng nhiệt huyết và quyết tâm cống hiến của mình. Trong quá trình phỏng vấn có rất nhiều câu hỏi mà nhà tuyển dụng quan tâm như mục tiêu ngắn hạn và dài hạn khiến bạn cảm thấy bất ngờ. Hãy chú ý khi đưa ra những câu trả lời khiến nhà tuyển dụng tin tưởng và hài lòng vào khả năng của chính mình nhé.

Khi được hỏi "Nếu trúng tuyển bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?" hay "Kế hoạch 5 năm tới của bạn là gì?", đừng nghĩ gì nói nấy; hãy chuẩn bị một câu trả lời thật thuyết phục cho dù bạn chỉ có ý định làm việc tại đây 2-3 năm.

Chỉ tiêu tuyển sinh Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2022 Chỉ tiêu tuyển sinh Viện Đại học Mở Hà Nội 2022 Hướng dẫn khai báo tạm trú cho người nước ngoài qua mạng Cách chặn thông báo trên Cốc Cốc Hình ảnh tuyển dụng đẹp, hình đăng tin tuyển dụng Cách ẩn và bật thông báo từ chuỗi hội thoại trong Gmail