Bàn phím windows phone sử dụng là bàn phím gì năm 2024

Vừa qua Microsoft đã giới thiệu đến toàn bộ giới công nghệ ứng dụng bàn phím trên Windows Phone 8. Nhà sản xuất đến từ Mỹ đã đưa ra cái nhìn toàn diện nhất về tất cả những gì nổi bật hơn về công nghệ bàn phím của Windows Phone 8 so với “thế hệ cũ” của nó là Windows Phone 7, cũng như đã “giải tỏa” tất cả những dự đoán mập mờ về những công nghệ mà hệ điều hành này sử dụng.

Ứng dụng này đã được Microsoft nghiên cứu rất kĩ để có thể cập nhật nhiều tính năng hơn, cung cấp những tiện ích cho phép dễ dàng sử dụng hơn đối với nhiều ngôn ngữ và có thể sử dụng tiếng lóng đối với mỗi vùng miền. Đặc biệt, gã khổng lồ xứ Redmond đã chú trọng vào những đối tượng khách hàng “quá khổ”, khi mà trước kia họ phải khổ sở vì những ngón tay quá to của mình.

Bàn phím windows phone sử dụng là bàn phím gì năm 2024

Đầu tiên phải kể đến tính năng Word Flow, một phiên bản cải tiến mới của Quick Correct. Tính năng nổi bật của ứng dụng này là giảm tối đa số lượng lỗi chính tả mà một người dùng có thể gặp phải bằng cách lưu trữ nhiều hơn những từ ngữ phổ thông mà một người hay nói, bao gồm cả tiếng lóng địa phương.

Để làm được điều này, Microsoft đã chọn ra 600.000 từ phổ biến nhất trong hơn 2,5 tỉ những từ được xem xét, cho phép Windows Phone 8 có khả năng tự động sửa lỗi chính tả với độ chính xác lên tới 94%.

Một trong những ví dụ mà nhà sản xuất đưa ra để minh họa cho việc Windows Phone 8 sẽ dự đoán như thế nào khi người dùng viết các kí tự: “h-a-p-p”. Có rất nhiều từ được dự đoán như “happy” (hạnh phúc) hay “happen” (xảy ra), tuy nhiên hệ điều hành tự động xác định từ “happy” thường được sử dụng nhiều hơn, chính vì vậy nó sẽ hiện ra trước tiên.

Ngoài ra điểm thú vị trên hệ điều hành này là nó lưu trữ rất nhiều tiếng lóng địa phương cũng như cách sử dụng trên thực tế của nó đơn cử như các đánh vần không chuẩn. Windows Phone 8 làm điều này như một cuốn từ điển ngôn ngữ, được hình thành trên cơ sở nguồn gốc từ các dữ liệu đánh máy thu thập được từ những người sử dụng Windows Phone. Bên cạnh đó, Microsoft cũng sử dụng các mạng xã hội và Wikipedia để cập nhật thêm vào khối lượng lưu trữ những từ tiếng lóng mới nhất.

Tính năng hỗ trợ cho người dùng có ngón tay quá khổ.

Còn vấn đề đối với những người có ngón tay to được Microsoft giải quyết thông qua tính năng cho phép họ lựa chọn các từ được dự đoán trong một “vùng mục tiêu”. Một “vùng mục tiêu” là một khu vực nhạy cảm xung quanh những từ thay đổi dựa trên dự đoán từ mà người dùng đang muốn gõ. Điều này giúp Windows Phone 8 dự đoán những gì mà bạn đang muốn gõ. Bạn có thể thấy một ví dụ về công nghệ này trong đoạn video trên.

Theo trang tin The Verge, Microsoft đang cho triển khai dùng thử bàn phím Word Flow, vốn là một ưu điểm của các điện thoại Windows Phone, tới những người dùng iPhone.

Trong một bức thư điện tử gửi tới một số người dùng thử trong chương trình Windows Insider mà tờ The Verge có được, Microsoft đang tìm kiếm những người dùng iPhone dùng thử bàn phím Word Flow. Không rõ khi nào Word Flow sẽ được chính thức phát hành tới hệ điều hành di động iOS của Apple nhưng Microsoft đã thực sự sẵn sàng để thử nghiệm bàn phím này một cách rộng rãi hơn nên nhiều khả năng ứng dụng bàn phím này sẽ "cập bến" iOS trong vài tháng tới. Phiên bản bàn phím Word Flow trên điện thoại Windows Phone của Microsoft bao gồm tính năng tự động sửa chính tả, các cử chỉ và khả năng chuyển đổi các chế độ gõ chữ. Bên cạnh trợ lý ảo Cortana, bàn phím Word Flow của Windows Phone là một trong những tính năng độc đáo của hệ điều hành di động do Microsoft phát triển và có lẽ việc "Gã khổng lồ" phần mềm đưa ứng dụng bàn phím này tới các nền tảng hệ điều hành của các đối thủ sẽ gây ra sự thất vọng cho những người hâm mộ. Tuy nhiên, việc đưa các ứng dụng như Word Flow và Cortana tới các hệ điều hành khác sẽ tốt hơn cho Microsoft hơn là giữ chúng chỉ có ở trên Windows Phone, đặc biệt trong bối cảnh hãng vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng mảng kinh doanh điện thoại di động.

Theo thông tin trên mạng, MUMK có thể kết nối cùng lúc 3 thiết bị chạy 3 hệ điều hành khác nhau: iOS, Android, Windows Phone nhưng mình thấy hợp hơn cả khi đá cặp với iPad! Bên cạnh đó, chất lượng pin cũng vô cùng tuyệt vời, mình xài từ đợt mới mua (27/8/2019) đến thời điểm 3/2/2020 mà chưa hề phải sạc pin lần nào. MUMK không xài pin tiểu như một số loại bàn phím khác, mà tích hợp sẵn cổng Micro USB nên thật sự quá tiện khi cần sạc! Với mức giá 1.000.000đ để sở hữu em nó (dù là second-hand), mình vẫn thấy hoàn toàn mãn nguyện! Đây thực sự là một công cụ rất hữu hiệu trong việc soạn thảo mail, gõ nhanh những đoạn văn bản với nội dung dài khi không tiện dùng laptop! Mỗi khi mở nắp bàn phím thì chỉ trong 3-5s, MUMK tự động kết nối với thiết bị đã connect trước đó, duy nhất lần đầu phải kết nối thủ công qua bluetooth, sau đó thì mọi thao tác chỉ đơn thuần là mở ra & xài! Mặc dù vậy, vài ba nhược điểm khiến mình thấy hơi cấn ở em nó: khoảng cách giữa các phím hơi nhỏ nên nếu chưa quen tay sẽ cho cảm giác nhanh mỏi, lớp nhung & nhựa bên ngoài của nắp dễ bẩn & bám bụi, nếu để xước (dù là xước bóng) sẽ rất khó trở lại trạng thái ban đầu! Tuy nhiên, chấp nhận được vài nhược điểm trên thì đây thực sự là chiếc bàn phím rất đáng đồng tiền bát gạo.

I. THIẾT KẾ:

  • Kích thước dài/rộng của bàn phím tương ứng là 24.2/10.8cm, ngắn hơn chút đỉnh so với bàn phím mặc định của Macbook Pro 13" (27.3cm) & gần ngang ngửa với chiều dài của iPad 2018 Gen 6 (23.9cm) mình đang sử dụng, độ dày gồm cả nắp là 1.7cm, khi tháo nắp chỉ còn 0.8cm.
  • Toàn thân bàn phím được phủ bởi một màu đen duy nhất, trong đó chữ cái cũng như biểu tượng các phím nóng: Volume, Lock, Next/Prev, Play/Stop, Search... được thiết kế với gam sáng màu tương phản nên rất nổi bật. Ngay ở phía dưới các cụm phím nóng có một rãnh dài 20.4cm để ôm chặt phần gờ của nắp khi gập.
  • Mặt trên là nhựa bóng dễ dính bụi & không chống vân tay, riêng bề mặt nút phím được phủ một lớp nhám đem lại cảm giác thích thú khi gõ. Mặt đáy làm bằng nhựa sần chống bám vân tay nhưng dễ xước bóng, ở mạn này tích hợp 2 miếng nệm cao su giúp tôn bàn phím lên chút đỉnh khi đặt trên mặt phẳng, ngoài ra còn có vài dòng chữ & biểu tượng được dập nổi hết tinh tế.
  • Chiếc nắp đậy được Microsoft phủ một lớp nhung cả mặt trong lẫn ngoài, ban đầu mình thấy thích nhưng không lâu sau đó lại khá phiền vì dễ dính bụi, hơn nữa cầm nắm ở khu vực này cứ dinh dính kiểu gì á. Góc bên phải phía ngoài của chiếc nắp có đề tên hãng với gam màu trắng đục, bên trong có gờ giữ tablet/smartphone dài 20.1cm (tương đương với chiều dài của iPad Mini phiên bản 7.9"), khi cần có thể chủ động tháo rời nắp khỏi bàn phím.
  • Nút nguồn & cổng sạc chân Micro USB được thiết kế ngay sát nhau ở cạnh rìa bên phải, trong đó nút nguồn đồng thời là nút kích hoạt bluetooth khi cần pair lần đầu với các thiết bị.
  • Phần bản lề của bàn phím là nơi Microsoft cho hiển thị khá nhiều thông tin với 3 ngôn ngữ là Anh, Pháp, Trung Quốc, cụ thể gồm: tên model, xuất xứ, số serial, dung lượng pin, cảnh báo khi sử dụng. Chiếc bản lề này cho phép xoay 270 độ nhưng chỉ có thể gắn với bàn phím khi phần thông tin được hướng ra ngoài.
  • Bàn phím & nắp đậy được liên kết với nhau qua cơ chế nam châm với lực hút rất mạnh, mình đã thử cầm phần nắp (sau khi gắn với bàn phím) & vung vẩy nhưng chỉ khi tác động một lực đủ lớn mới khiến 2 thứ này bị tách ra.