Các nhóm ngàng dịch vụ chủ đạo là gì năm 2024

Trong hiện thực ngày nay, qua các chương trình truyền thông và báo chí, tất cả chúng ta đều có thể nhận thấy rõ ràng được về sự phát triển mạnh mẽ và vượt bậc của nền kinh tế toàn cầu. Với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, đã ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Việt Nam – một nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ, hội nhập và hợp tác quốc tế cũng đã có sự chuyển dịch cơ cấu ngành một cách vô cùng rõ rệt. Cụ thể, nước ta đã giảm tỉ trọng của khu I (Nông Lâm Ngư), tăng tỉ trọng khu II (Công Nghiệp) và phát triển mạnh mẽ về khu III (Dịch Vụ). Vậy tại sao lại có sự thay đổi như vậy? Điều đó có ảnh hưởng như thế nào đến cơ cấu và xu hướng nghề trong tương lai? Hãy cùng tham gia vào buổi Sinh hoạt lớp Hướng nghiệp của Chi đoàn 12A2 để tìm hiểu một trong những ngành đang phát triển mạnh mẽ toàn diện nhất hiện nay – Ngành Dịch Vụ.

.png)

Dưới sự cố vấn của cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Sim chúng em đã chuẩn bị và tổ chức sinh hoạt vào tiết chào chiều thứ 2 vừa qua, với sự có mặt đầy đủ 45 thành viên chi đoàn 12A2 kết hợp trực tiếp và trực tuyến qua ứng dụng Teams. Buổi sinh hoạt được dẫn dắt, trình bày bởi MC kiêm lớp trưởng 12A2 vui tính Trần Thành Doanh đã khiến bầu không khí buổi sinh hoạt trở nên vô cùng vui nhộn và sôi nổi.

.jpg)

.jpg)

Đầu tiên, MC Thành Doanh khái quát qua một chút về thông tin của ngành dịch vụ. “Như đã biết, với sự phát triển vượt bật của nền kinh tế thì những năm vừa qua nhóm ngành dịch vụ ở nước ta tăng trưởng mạnh và có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, các ngành dịch vụ còn là cầu nối, là động lực thúc đẩy cho các ngành khác phát triển cũng như tận dụng kết quả từ các ngành khác làm nền tảng phát triển bền vững cho ngành nghề. Có thể nói, nhóm ngành dịch vụ của nước ta khá đa dạng. Cũng từ sự đa dạng này mà nhóm ngành này đã tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, bao gồm cả việc làm cho lao động tri thức và việc làm cho lao động phổ thông. Trong đó, dịch vụ ăn uống, du lịch, nhà hàng, khách sạn, kinh doanh, bán hàng… luôn nằm trong top những ngành nghề cần rất nhiều nguồn nhân lực.”

Để tìm hiểu rõ hơn về nhóm ngành dịch vụ, bạn Doanh cùng các thành viên trong lớp phải trả lời được một số câu hỏi như sau:

  1. Dịch vụ là gì?
  2. Cơ cấu và vai trò của các ngành dịch vụ?
  3. Cơ hội việc làm của nhóm ngành dịch vụ?
  4. Cần có kỹ năng gì để làm việc trong ngành dịch vụ?
  5. Các trường đại học đào tạo nhóm ngành dịch vụ và phương thức xét tuyển?

.png)

Đến với câu hỏi đầu tiên “Dịch vụ là gì”, BTC đã tìm hiểu vô cùng kĩ lưỡng về các định nghĩa và khái niệm của ngành dịch vụ. Từ đó đưa ra 3 khái niệm và định nghĩa phổ biến nhất của ngành dịch vụ:

- Theo trang Wikipedia: Dịch vụ trong quốc tế được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất. Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và những sản phẩm thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản phẩm nằm trong khoảng giữa sản phẩm hàng hóa – dịch vụ.

- Dịch vụ là mọi hành động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một cái gì đó. Sản phẩm của nó có thể có hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất. (Philip Kotler)

- Theo kinh tế học: Dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất.

- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật giá 2012: Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật.

.png)

Có thể thấy, dịch vụ có một khái niệm và định nghĩa vô cùng đặc biệt và trừu tượng. Như vậy có thể hiểu chung nhất về dịch vụ là hoạt động sáng tạo có tính đặc thù riêng của con người trong xã hội phát triển, có sự cạnh tranh cao, có yếu tố bùng phát về công nghệ, minh bạch về pháp luật, minh bạch chính sách của chính quyền.

Bản chất của dịch vụ là quá trình vận hành các hoạt động, hành vi dựa vào các yếu tố vô hình nhằm giải quyết các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng. Nó gắn liền với hiệu suất/thành tích bởi mỗi dịch vụ đều gắn với mục tiêu là mang lại giá trị nào đó cho người tiêu dùng. Hiệu suất ở đây được hiểu là những tiện ích, giá trị và giá trị gia tăng mà khách hàng nhận được sau khi sử dụng dịch vụ. Dịch vụ diễn ra theo một trình tự nhất định bao gồm nhiều giai đoạn, nhiều bước khác nhau. Trong mỗi giai đoạn đôi khi sẽ có thêm nhiều dịch vụ phụ, dịch vụ cộng thêm.

Tiếp theo, để trả lời cho câu hỏi thứ 2 là “Cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ”. MC Thành Doanh tại đây đã trình bày cơ cấu của ngành dịch vụ. Hiện nay cơ cấu của dịch vụ có thể chia ra thành 3 thành phần chính. Đó là: Dịch vụ kinh doanh sản xuất - Dịch vụ tiêu dùng - Dịch vụ công.

.png)

Vai trò của ngành dịch vụ vô cùng đa dạng và rất quan trọng trong quá trình kinh doanh sản xuất, tiêu dùng và hợp tác phát triển của mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực trong xã hội hiện tại. Đầu tiên, dịch vụ thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác, giao lưu quốc tế; thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nước nhà. Thứ hai sử dụng tốt nguồn lao động, tạo việc làm. Thứ ba khai thác tốt các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử và các thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại phục vụ con người.

Vậy bạn cần có những kỹ năng và yếu tố gì để có thể đáp ứng, theo học nhóm ngành dịch vụ. Dịch vụ như đã nói đóng một vai trò quan trọng để đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội ngày nay. Bạn có thể hiểu rằng: “Dịch vụ là một sợi dây liên kết giữa sản phẩm và người tiêu dùng, giữa doanh nghiệp và khách hàng, nhằm giải đáp và đáp ứng nhu cầu của khách hàng tiêu dùng”. Chính vì thế, để theo học các ngành nghề dịch vụ, bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp cực tốt để tư vấn bán hàng, chăm sóc khách hàng cũng như thuyết phục khách hàng mua sản phẩm và tin tưởng sử dụng sản phẩm. Kỹ năng đàm phán, kỹ năng xử lý tình huống và khả năng sử dụng ngôn ngữ tích cực là điều vô cùng cần thiết để bạn xử lí mọi trường hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng phải là người kiên nhẫn, có sự chu đáo và tinh thần luôn sẵn sàng học hỏi để có thể chiều lòng khách hàng cũng như có cơ hội phát triển trong ngành này.

Tiếp theo hãy cùng đến với các trường đào tạo nhóm ngành này nhé. Trước tiên, hãy cùng xem ngành dịch vụ có các ngành nhỏ gì nhé!

.png)

Bạn có thể thấy được rằng, ngành dịch vụ được sử dụng trong mọi lĩnh vực từ ngành Y, ngành Luật, cho đến ngành Du lịch, Kinh doanh, Truyền thông… Sau đó, MC Thành Doanh đã đưa ra một số trường đào tạo ngành Dịch vụ theo từng khu vực:

- Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Thương mại
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Hà Nội
  • Đại học Hòa Bình
  • Đại học Thăng Long
  • Đại học Thương Mại

- Khu vực miền Trung:

  • Đại học Duy Tân
  • Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
  • Khoa Du lịch - Đại học Huế Đại học Nha Trang
  • Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
  • Đại học Hà Tĩnh
  • Đại học Đà Lạt
  • Đại học Đông Á

- Khu vực miền Nam:

  • Đại học Tài chính - Marketing
  • Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM
  • Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM
  • Đại học Văn Lang
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
  • Đại học Kinh Tế TP.HCM

.png)

.png)

Cũng như các ngành nghề khác, ngành dịch vụ có có rất nhiều phương thức tuyển sinh tùy theo mỗi trương mà bạn có thể tham khảo. Và hãy thử tham khảo dưới đây phương thức tuyển sinh của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

.png)

Ngoài việc có thể theo học các trường Đại học thì các bạn học sinh cũng có rất nhiều lựa chọn như đi học các trường đào tạo Nghề như:

  • Hướng nghiệp Á Âu (HNAAU)
  • Trường Trung cấp Kinh tế – Du lịch TP.HCM (CET)
  • Trường đào tạo nghề AVA
  • Trường trung cấp nghề Nấu ăn – Nghiệp vụ Du lịch và Thời trang Hà Nội…

Lợi ích của việc học nghề sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và tiền bạc so với việc theo học cao đẳng, đại học. Các bạn có thể theo đuổi con đường sự nghiệp từ rất sớm, ngay từ sau khi tốt nghiệp THCS mà vẫn được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để theo đuổi sự nghiệp tương lai. Các bạn cũng sẽ được định hướng rõ ràng ngay từ sớm và có rất nhiều ngành nghề để lựa chọn. Những đối tượng đi học trung cấp nghề ngay sau khi tốt nghiệp THCS sẽ được Nhà nước xem xét miễn giảm học phí theo quy định. Đồng thời, có cơ hội tìm kiếm việc làm cao vì ngày nay doanh nghiệp chú trọng năng lực hơn bằng cấp. Nhưng theo thực tế của xã hội ngày nay thì hầu như theo học nghề thì sau khi học xong công việc sẽ vất vả hơn so với những người lao động trí óc của học Đại học. Mức thu nhập có thể coi là thấp hơn tùy từng vị trí công việc và ngành nghề.

Cơ hội việc làm của ngành Dịch vụ? Có một câu nói vui như thế này “Học dịch vụ không lo thất nghiệp”. Mặc dù chỉ là một nói vui nhưng lại phản ánh thực tế chứng minh được độ viral ngành dịch vụ ngày nay. Để đáp ứng với sự phát triển của đất nước, nhu cầu xã hội và công cuộc hội nhập quốc tế, ngành dịch vụ đã và đang ngày càng được mở rộng và đầu tư nhiều hơn, yêu cầu nguồn nhân lực lớn với trình độ chuyên môn cao. Do đó, có rất nhiều lựa chọn các lĩnh vực dịch vụ để các bạn trẻ theo đuổi, cơ hội việc làm trong và ngoài nước là rất lớn. Và tất nhiên, vưới một ngành nghề nào cũng thế, bạn có thể tìm được một công việc ổn định lương cao hay không thì điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào chính bản thân bạn đã có thể đáp ứng được nhu cầu của công việc đo, việc làm đó hay chưa!

Buổi sinh hoạt mặc dù không có sự góp mặt trực tiếp của cô giáo chủ nhiệm nhưng buổi sinh hoạt vẫn diễn ra vô cùng suôn sẻ, nhộn nhịp. Qua buổi sinh hoạt, các bạn đều đã có được thêm nhiều thông tin và kiến thức hữu ích khác của một ngành học khác - ngành Dịch vụ. Mong rằng qua đó, các thành viên của lớp 12A2 cũng như các bạn học sinh khác đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, có thêm được một lựa chọn nghề phù hợp với bản thân mình hơn. Chúc các bạn sẽ thành công lựa chọn được một con đường hoàn hảo cho tương lai của chính mình!