Bài tập về các thành phần biệt lập trong câu

STT

 Thành phần biệt lập

Khái niệm

Công dụng

Dấu hiệu

Ví dụ

1

Thành phần tình thái

Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu

Đánh giá sự vật, sự việc của người nói (viết) về nội dung được nói đến trong câu

Những từ chỉ mức độ

Chắc chắn, có lẽ, ắt hẳn,…

2

Thành phần cảm thán

Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói( vui , buồn, mừng, giận…)

Bộc lộ cảm xúc

Các từ ngữ cảm thán

Ồ, trời ơi, ôi,…

3

Thành phần gọi- đáp

Thành phần gọi- đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp. Qua đó cũng thể hiện được thái độ của người nói(viết) với người nghe

(người đọc)

+ Duy trì cuộc giao tiếp

+ Thể hiện được thái độ của người nói(người viết) đối với người người nghe (người đọc)

Từ ngữ gọi đáp

Này, ơi, Thưa ông, thưa bà, …

4

Thành phần phụ chú

Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu

Bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu

Thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc

đơn, giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy, sau dấu hai chấm.

Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

2. Xác định các thành phần biệt lập (gọi tên) và cho biết công dụng ý nghĩa của chúng trong từng câu sau đây

a.     Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

(Ca dao)

 b.  Cô bé nhà bên( có ai ngờ)

      Cũng vào du kích

      Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

      Mắt đen tròn ( thương thương quá đi thôi)

(Giang Nam – O du kích)

 c. Móng Cái- quê tôi là nơi đặt nét bút đầu tiên trên bản đồ hình chữ S Việt Nam

 d. Mày ơi, đi ăn chè với tao đi!

 e. Trời ơi, tôi không thể ngờ được rằng chính anh ta lại là hung thủ gây ra sự việc này.

 f.  Có lẽ tôi đã sai khi không chịu nghe lời ba mẹ

 g. Thi đại học, tôi đã đỗ thủ khoa năm ấy

 h. Với tôi, gia đình là quan trọng nhất

 i. Tôi yêu anh ấy, có lẽ vậy.

 k. Ôi, anh ấy ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ

  • Bài tập về các thành phần biệt lập trong câu
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu 1: Tác dụng của thành phần tình thái

   A. Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói tới trong câu

   B. Thành phần tình thái không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu là thành phần biệt lập

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Cả A và B sai

Hiển thị đáp án

Câu 2: Thành phần cảm thán được sử dụng làm gì?

   A. Bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận…)

   B. Bộc lộ suy nghĩ thầm lặng của con người

   C. Bộc lộ quan điểm, thái độ đánh giá sự vật, hiện tượng của con người

   D. Cả 3 đáp án trên

Hiển thị đáp án

Câu 3: Câu văn nào dưới đây không chứa thành phần cảm thán?

   A. Chao ôi, bắt gặp con người như anh ta là một cơ hội hữu hạn cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là cả một chặng đường dài.

   B. Trời ơi, chỉ còn năm phút!

   C. Có lẽ khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

   D. Ôi, độ ấy sao mà vui tới thế.

Hiển thị đáp án

Câu 4: Câu văn “Ôi những cánh đồng quê chảy máu” (Nguyễn Đình Thi) bộc lộ tâm trạng gì của người nói?

   A. Giận dữ

   B. Buồn chán

   C. Thất vọng

   D. Đau xót

Hiển thị đáp án

Câu 5: Trong những từ dưới đây, từ ngữ có độ tân cậy cao nhất?

   A. Chắc là

   B. Có vẻ như

   C. Chắn hẳn

   D. Chắc chắn

Hiển thị đáp án

Câu 6: Thành phần biệt lập của câu là gì?

   A. Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu

   B. Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới của câu

   C. Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm… được nói tới trong câu

   D. Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu

Hiển thị đáp án

Câu 7: Câu nào sau đây không chứa thành phần biệt lập cảm thán?

   A. Chao ôi, bông hoa đẹp quá

   B. Ồ, ngày mai là chủ nhật rồi

   C. Có lẽ ngày mai mình sẽ đi pic-nic

   D. Kìa, trời mưa

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: C

Giải thích: Câu C có thành phần tình thái.

Câu 8: Gạch chân các thành phần tình thái hoặc cảm thán trong những câu sau:

1. Có vẻ như cơn bão đã đi qua

2. Tôi không rõ, hình như họ là hai mẹ con

3. Trời ơi, bên kia đường có một cây khô đã chết.

4. Không thể nào việc đó lại lặp lại lần nữa.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án:

1. Thành phần tình thái (có lẽ)

2. thành phần tình thái (hình như)

3. Thành phần cảm thán (trời ơi

4. Thành phần cảm thán (không thể nào)

Bài giảng: Các thành phần biệt lập - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:

Bài tập về các thành phần biệt lập trong câu

Bài tập về các thành phần biệt lập trong câu

Bài tập về các thành phần biệt lập trong câu

Loạt bài 1000 câu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 có đáp án được biên soạn bám sát theo nội dung từng bài học Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn Tập 1, Tập 2 giúp bạn nắm vững dễ dàng kiến thức môn Ngữ văn lớp 9 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

  • Bài tập về các thành phần biệt lập trong câu
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Bài giảng: Các thành phần biệt lập - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

1. Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu

VD: Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

2. Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói (vui, mừng, buồn, giận…)

VD: Ồ, sao mà độ ấy vui thế!

3. Thành phần gọi- đáp được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp

VD: Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.

4. Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

VD: Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.

Bài 1: Tìm các thành phần biệt lập trong các ví dụ dưới đây:

a,

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

b, Chắc hẳn trận đấu tối nay giữa tuyển Việt Nam với tuyển Thái Lan sẽ thu hút đông đảo người xem và cổ vũ.

c, Chúng tôi, mọi người- kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.

d,

Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)

g, Thưa bác, con mới từ Hà Nội về thăm gia đình ta ạ!

h, Này, chuyện lớp mình đạt giải nhất là thế nào vậy?

e, Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Gợi ý

Bài 1:

a, Thành phần tình thái (hình như) diễn đạt trạng thái mơ hồ, chưa xác định được trong khoảnh khắc giao mùa

b, Thành phần tình thái: diễn đạt sự phỏng đoán chưa chắc chắn ở trận đấu bóng

c, Thành phần phụ chú, từ kể cả anh được thêm vào làm rõ cho tập hợp “mọi người” được nói đến trong câu

d, Thành phần phụ chú: diễn đạt trạng thái bất ngờ, ngỡ ngàng khi cô bé hàng xóm là thanh niên xung phong (có ai ngờ) và cảm xúc khâm phục, yêu thương của nhân vật trữ tình trước vẻ đẹp của cô gái.

g, Thành phần gọi đáp: diễn đạt sự lễ phép trong giao tiếp với người hơn tuổi (thưa bác)

h, Thành phần gọi đáp: thu hút sự chú ý từ người nghe (này)

e, Thành phần tình thái: diễn tả sự nuối tiếc, vội vã của nhân vật khi thời gian ngắn ngủi sắp kết thúc

Xem thêm tài liệu Ngữ văn lớp 9 phần Tiếng Việt, Tập làm văn hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:

  • Bài tập về các thành phần biệt lập trong câu
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

Bài tập về các thành phần biệt lập trong câu

Bài tập về các thành phần biệt lập trong câu

Bài tập về các thành phần biệt lập trong câu

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Bài tập về các thành phần biệt lập trong câu

Bài tập về các thành phần biệt lập trong câu

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: fb.com/groups/hoctap2k7/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 9 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 9 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.