Bài tập về các đường trong tam giác

Nội dung bài học sẽ giới thiệu đến các em khái niệm và tính chất củaTính chất ba đường trung tuyến của tam giác - Luyện tập​​cùng với những dạng bài tập liên quan. Bên cạnh đó là những bài tập có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em nắm được phương pháp giải các bài toán liên quan đề hai góc đối đỉnh.

Bạn đang xem: Các bài tập về đường trung tuyến trong tam giác


1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đường trung tuyến của tam giác

1.2. Tính chất ba đường trung điểm của tam giác

2. Bài tập minh hoạ

3. Luyện tập Bài 4 Chương 3 Hình học 7

3.1. Trắc nghiệm vềTính chất ba đường trung tuyến của tam giác

3.2. Bài tập SGK về Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác

4. Hỏi đáp Bài 4 Chương 3 Hình học 7


Đoạn thẳng AM đối đỉnh A của tam giác ABC với trung điểm M của cạnh BC gọi là đường trung tuyến.

Đường thẳng AM cũng gọi là đường trung tuyến của tam giác ABC.

Mỗi tam giác có ba đường trung tuyến

Bài tập về các đường trong tam giác


Định lý:

Ba đường trung tuyến của một tam giác cùng đi qua một điểm.

Điểm đó cách mỗi đỉnh một khoảng bằng \(\frac{2}{3}\) độ dài trung tuyến đi qua đỉnh ấy.

Giao điểm của ba đường trung tuyến được gọi là trọng tâm của tam giác.

Ví dụ 1: Cho hai đường thẳng x’x và y’y cắt nhau ở O. Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho A nằm giữa O và B, AB = 20A. Trên y’y lấy 2 điểm L và M sao cho O là trung điểm của đoạn thẳng LM. Nối B với L, B với M và gọi là P là trung điểm của đoạn thẳng MB, Q là trung điểm của đoạn thẳng LB. Chứng minh các đoạn thẳng LP và MQ đi qua A.

Giải

Bài tập về các đường trong tam giác

Ta có O là trung điểm của LM (gt)

Suy ra BO là đường trung tuyến của \(\Delta BLM\,{\,^{(1)}}\)

Mặt khác BO = BA + AO vì A nằm giữa O, B hay BO = 2AO + AO = 3AO vì AB =2AO (gt)

Suy ra \(AO = \frac{1}{3}BO\,\,hay\,\,BA = \frac{2}{3}BO{\,^{\,(2)}}\)

Từ (1) và (2) suy ra A là trọng tâm của \(\Delta BLM\) (tính chất của trọng tâm)

Mà LP và MQ là các đường trung tuyến của \(\Delta BLM\) vì P là trung điểm của đoạn thẳng MB (gt) và O là trung điểm của đoạn thẳng LB (gt)

Suy ra các đoạn thẳng LP và MQ đều đi qua A (tính chất 3 đường trung tuyến).

Ví dụ 2: Cho \(\Delta ABC\) có BM, CN là hai đường trung tuyến cắt nhau tại G. Kéo dài BM lấy đoạn ME = MG. Kéo dài CN lấy đoạn NF = NG. Chứng minh:

a. EF = BC

b. Đường thẳng AG đi qua trung điểm BC.

Giải

Bài tập về các đường trong tam giác

a. Ta có BM và CN là 2 đường trung tuyến cặp nhau tại G nên G là trọng tâm \(\Delta ABC \Rightarrow GC = 2GN\)

Mà \(FG{\rm{ }} = {\rm{ }}2GN \Rightarrow GC = GF.\)

Tương tự BG, GE và \(\widehat {{G_1}} = \widehat {{G_2}}\) (đđ). Do đó \(\Delta BGC = \Delta EGF\,\,(c.g.c)\)

Suy ra BC = EF

b. G là trọng tâm nên AG chính là đường trung tuyến thứ ba trong \(\Delta ABC.\)

Nên AG đi qua trung điểm của BC.

Xem thêm: 300+ Lời Chúc Sinh Nhật Ý Nghĩa Nhất Dành Cho Mọi Đối Tượng, Lời Chúc Sinh Nhật Ngắn Gọn Mà Hay

Ví dụ 3: Kéo dài trung tuyến AM của \(\Delta ABC\) một đoạn thẳng MD có độ dài bằng \(\frac{1}{3}\) độ dài AM. Gọi G là trọng tâm của \(\Delta ABC\). So sánh các cạnh của \(\Delta BGD\) với các trung tuyến của \(\Delta ABC.\)

Giải

Bài tập về các đường trong tam giác

Gọi N, P lần lượt là trung điểm của AC, AB.

Ta có AM, BN, CP cắt nhau tại G(tính chất đường trung tuyến) và có

\(BG = \frac{2}{3}BN;CG = \frac{2}{3}CP;AG = \frac{2}{3}AM.\)

\(\begin{array}{l}\Delta BMG = \Delta CMD\,\,(c.g.c) \Rightarrow GB = DC\\\Delta GMC = \Delta DMB\,\,(c.g.c) \Rightarrow GC = DB\end{array}\)

Xét \(\Delta BGD\) và \(\Delta CDG\) có:

GB = DC

BD = DG

GD cạnh chung

Nên \(\Delta BGD = \Delta CDG\,(c.c.c) \Rightarrow BD = CG = \frac{2}{3}CP\)

Ta cũng có: \(GD = \frac{2}{3}AM\)

Ta có \(\Delta BGD\) có các cạnh lần lượt bằng \(\frac{2}{3}\) các trung tuyến của \(\Delta ABC\)


Bài 1:Cho \(\Delta ABC\). Trên cạnh BC lấy điểm T sao cho \(TB = \frac{2}{3}BC\). Trên tia đối của tia CA lấy điểm D sao cho CD = CA. Đường thẳng DT cắt cạnh AB tại E. Chứng minh EA = EB.

Giải

Bài tập về các đường trong tam giác

Trong \(\Delta ABD\) có: BC là trung tuyến vì CA = CD.

Và \(TB = \frac{2}{3}BC,\) do đó T là trọng tâm của \(\Delta ABD\).

Suy ra DT là đường thẳng chứa trung tuyến xuất phát từ D nên phải qua trung điểm E của AB.

Vậy EA = EB.

Bài 2:Cho \(\Delta ABC\), AC > AB. Gọi BE và CD là các trung tuyến.

Chứng minh: CD > BE.

Giải

Bài tập về các đường trong tam giác

Gọi F là trung tuyến của BC thì ba đường trung tuyến AF, BE, CD cắt nhau ở M. Vì AC > AB nên \(\widehat {{F_1}} > \widehat {{F_2}}\) (do \(\Delta AFB\) và \(\Delta AFC\)có AF cạnh chung, FB = FC và AC > AB)

Từ \(\widehat {{F_1}} > \widehat {{F_2}}\)từ hai tam giác MFB và MFC có: MF cạnh chung, FB = FC ta suy ra MC > MB.

Hay \(\frac{2}{3}CD > \frac{2}{3}BE.\) Vậy CD > BE.

Bài 3:Cho \(\Delta ABC,BC = a,CA = b,AB = c.\) Kẻ trung tuyến AM. Đặt \(AM = {m_a}.\)


Tài liệu gồm 16 trang, trình bày lý thuyết trọng tâm, các dạng toán và bài tập chuyên đề tính chất ba đường cao trong tam giác, có đáp án và lời giải chi tiết, hỗ trợ học sinh lớp 7 trong quá trình học tập chương trình Toán 7 phần Hình học chương 3: Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác, các đường đồng quy trong tam giác.

Mục tiêu: Kiến thức: + Nắm được khái niệm về đường cao của tam giác, tính chất ba đường cao trong tam giác và các đường đồng quy trong tam giác cân. Kĩ năng: + Vận dụng được các tính chất của đường cao để giải toán.

I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM


II. CÁC DẠNG BÀI TẬP
Dạng 1: Xác định trực tâm của tam giác. Để xác định trực tâm của tam giác, ta đi tìm giao điểm của hai đường cao trong tam giác đó.

Dạng 2: Chứng minh hai đường thẳng vuông góc.

Cách 1. Sử dụng tính chất ba đường cao trong tam giác đồng quy tại một điểm. Cách 2. Sử dụng định lí trong tam giác cân thì đường trung tuyến, đường phân giác ứng với cạnh đáy đồng thời là đường cao. Cách 3. Hai đường thẳng song song với nhau thì cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba.

Dạng 3: Các bài toán tổng hợp.


Sử dụng tính chất ba đường cao trong tam giác đồng quy tại một điểm.

Hiện nay có rất nhiều các bạn học sinh không nắm được khái niệm đường trung tuyến là gì? Đường trung tuyến trong tam giác, các tính chất đường trung tuyến hay công thức đường trung tuyến như thế nào? Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ kiến thức tổng quát về đường trung tuyến và những dạng toán thường gặp của đường trung tuyến để các bạn cùng tham khảo nhé

Đường trung tuyến là gì?

Đường trung tuyến của một đoạn thẳng là đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng đó.

Đường trung tuyến trong tam giáclà một đoạn thẳng nối từ đỉnh của tam giác tới trung điểm của cạnh đối diện. Mỗi tam giác đều có ba trung tuyến.

Đối với tam giác cân và tam giác đều, mỗi trung tuyến của tam giác chia đôi các góc ở đỉnh với hai cạnh kề có chiều dài bằng nhau.

Tính chất đường trung tuyến trong tam giác

Ví dụ: Tam giác ΔABC có D, E, F là BC, CA, AB. Khi đó AD, BE, CF lần lượt là các đường trung tuyến xuất phát từ ba đỉnh A, B, C. AD, BE, CF đồng quy ở G.

Ta có G là trọng tâm của tam giác ΔABC.

Theo định nghĩa, AE=EC, CD=DB, BF= FA, do đó:

SΔAGE = SΔCGE; SΔBGD = SΔCGD; SΔAGF = SΔBGF trong đó kí hiệu SΔABC là diện tích của tam giác ABC.

Điều này đúng bởi trong mỗi trường hợp hai tam giác có chiều dài đáy bằng nhau, và có cùng đường cao từ đáy, mà diện tích của một tam giác thì bằng 1/2 chiều dài đáy nhân với đường cao, khi ấy hai tam giác ấy có diện tích bằng nhau.

Chúng ta có:

SΔACG = SΔACD − SΔCGD; SΔABG = SΔABD − SΔBGD

Do đó ta có :SΔABG = SΔACG và SΔDBG = SΔDCG; SΔCDG = 12 SΔACG

Do SΔBGF = SΔAGF, SΔAGF = 12SΔACG = SΔBGF = 12SΔBCG

Do vậy, SΔAFG = SΔBFG = SΔBGD= SΔCGD

Sử dụng cùng phương pháp này. ta có thể chứng minh điều sau:

SΔAFG = SΔBFG = SΔBGD = SΔCGD = SΔCGE = SΔAGE

Tham khảo thêm:

Tính chất đường trung tuyến trong tam giác vuông

Tính chất đường trung tuyến trong tam giác cân

Tính chất đường trung tuyến trong tam giác đều

Trong tam giác đều đường thẳng đi qua một đỉnh bất kỳ và đi qua trọng tâm của tam giác sẽ chia tam giác đó thành 2 tam giác có diện tích bằng nhau.

3 đường trung tuyến của tam giác đều sẽ chia tam giác đó thành 6 tam giác có diện tích bằng nhau.

Công thức tính đường trung tuyến

Công thức tính độ dài đường trung tuyến của cạnh bất kỳ bằng căn bậc 2 của một phần hai tổng bình phương hai cạnh kề trừ một phần tư bình phương cạnh đối.

ma = √[2b2 + 2c2 – a2]/4

mb = √[2a2 + 2c2 – b2]/4

mc = √[2a2 + 2b2 – c2]/4

Trong đó:

Các dạng toán liên quan về đường trung tuyến

Ví dụ 1: Cho tam giác ABC có BC = a = 10 cm, CA = b = 8 cm, AB = c = 7 cm. Tính độ dài các đường trung tuyến của tam giác ABC.

Lời giải:

Gọi độ dài trung tuyến từ các đỉnh A, B, C của tam giác ABC lần lượt là ma; mb; mc.

Áp dụng công thức trung tuyến ta có:

Vì độ dài các đường trung tuyến [là độ dài đoạn thẳng] nên nó luôn dương, do đó:

Ví dụ 2: Cho tam giác ABC cân ở A có AB = AC = 17cm, BC= 16cm. Kẻ trung tuyến AM.

a] Chứng minh: AM ⊥ BC;
b] Tính độ dài AM.

Lời giải:

a. Ta có AM là đường trung tuyến ABC nên MB = MC

Mặt khác ABC cân tại A

=> AM vừa là đường trung tuyến vừa là đường cao

Vậy AM ⊥ BC

b. Ta có

BC = 16cm nên BM = MC = 8cm

AB = AC = 17cm

Xét tam giác AMC vuông tại M

Áp dụng Định lý Pitago có:

AC2 = AM2 + MC2 => 172= AM2 + 82 => AM2 = 172- 82= 225 =>AM= 15Cm.

Ví dụ 3: Cho hai đường thẳng x’x và y’y gặp nhau ở O. Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho A nằm giữa O và B, AB=2OA. Trên y’y lấy hai điểm L và M sao cho O là trung điểm của đoạn thẳng LM. Nối B với L, B với M và gọi P là trung điểm của đoạn thẳng MB, Q là trung điểm của đoạn thẳng LB. Chứng minh các đoạn thẳng LP và MQ đi qua A.

Lời giải

Ta có O là trung điểm của đoạn LM [gt]

Suy ra BO là đường trung tuyến của ΔBLM [1]

Mặt khác BO = BA + AO vì A nằm giữa O, B hay BO = 2 AO + AO= 3AO vì AB = 2AO [gt]

Suy ra AO= 1/ 3 BO, hay BA= 2/ 3 BO [2]

Từ [1] và [2] suy ra A là trọng tâm của ΔBLM [ tính chất của trọng tâm]

Mà LP và MQ là các đường trung tuyến của ΔBLM vì P là trung điểm của đoạn thẳng MB [gt]

Suy ra các đoạn thẳng LP và MQ đều đi qua A [ tính chất của ba đường trung tuyến]

Ví dụ 4: Gọi S = ma2 + mb2 + mc2 là tổng bình phương độ dài ba đường trung tuyến của tam giác ABC. Khẳng định nào sau đây là đúng? [cho BC = a, CA = b, AB = c]

Lời giải:

Áp dụng công thức trung tuyến trong tam giác ABC ta có:

Hy vọng với những về kiến thức về đường trung tuyến là gì? mà chúng tôi đã trình bày phía trên có thể giúp bạn nắm được tính chất và công thức tính để áp dụng giải các bài toán liên quan nhé

5/5 - [1 bình chọn]

XEM THÊM

Công thức tính thể tích khối chóp, các dạng bài tập có lời giải chuẩn 100%

Công thức đạo hàm log, logarit, căn bậc 3, căn x, lượng giác chuẩn 100%