Bài tập vận dụng cho bài 16 lịch sử 12 năm 2024

Cùng làm 20 câu trắc nghiệm lịch sử 12 bài 16 mức độ thông hiểu để ôn lại kiến thức bài này nhé. Mỗi bài học bắt đầu từ câu hỏi nhận biết chúng ta cần phải nâng trình độ của mình lên các mốc khác nhau lên tầm thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Có như vậy chúng ta mới cải thiện điểm số để đạt điểm cao hơn được phải không nào. Lý thuyết Bài 16 lịch sử 12 Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945) – Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Quãng thời gian từ năm 1939-1945 diễn ra rất nhiều sự kiện quan trọng vì thế trong đề thi học kì, thpt quốc gia có khoảng 2,3 câu có trong giai đoạn này. Chính vì thế hãy ôn tập thật kỹ để không làm sai những câu tương tự các em nhé.

Tham khảo thêm:

12 câu trắc nghiệm lịch sử 12 bài 12 mức độ nhận biết

Trắc nghiệm lịch sử 12 theo từng bài

Bài tập vận dụng cho bài 16 lịch sử 12 năm 2024
trắc nghiệm lịch sử 12 bài 16 mức độ thông hiểu

20 câu trắc nghiệm lịch sử 12 bài 16 mức độ thông hiểu

1. Khi quân Nhật vượt biên giới Việt-Trung tiến vào miền Bắc Việt Nam, quân Pháp có thái độ và hành động gì?

  1. Kiên quyết đấu tranh chống quân Nhật.
  1. Phối hợp cúng nhân dân ta đấu tranh chống Nhật.
  1. Vừa chống Nhật, vừa bắt tay với chúng để đàn áp nhân dân Đông Dương.
  1. Nhanh chóng đầu hàng, cấu kết với Nhật cùng thống trị và bóc lột nhân dân.

2. Cách mạng tháng Tám 1945 đã góp phần vào chiến thắng chống phát xít của thế giới là vì

  1. đã giành chính quyền ở Hà Nội sớm nhất.
  1. đã lật đổ chế độ phong kiến và nền thống trị của Nhật.
  1. đã lật đổ nền thống trị của phát xít Nhật ở Việt Nam.
  1. đã lật đổ chế độ phong kiến và nền thống trị của Pháp, Nhật.

3. Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào (13-8-1945) đã thông qua quyết định quan trọng nào dưới đây?

  1. Quyết định khởi nghĩa ở Hà Nội.
  1. Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
  1. Thành lập Uỷ ban khởi nghĩa và hạ lệnh tổng khởi nghĩa.
  1. Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân.

4. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Tám 1945?

  1. Góp phần vào chiến thắng chống phát xít của phe Đồng minh.
  1. Mở ra một kỉ nguyên mới: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
  1. Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp-Nhật và phong kiến, đưa nhân dân nắm chính quyền.
  1. Buộc Pháp công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam

5. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 có vai trò như thế nào đối với Cách mạng tháng Tám 1945?

  1. Chủ trương thành lập Việt Minh.
  1. Củng cố được khối đoàn kết nhân dân.
  1. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
  1. Hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng.

6. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 6 đã xác định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Đông Dương là gì?

  1. Xác định đúng kẻ thù là phát xít Nhật.
  1. Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
  1. Mở rộng vấn đề dân chủ trên toàn cõi Đông Dương.
  1. Kịp thời giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

7. Hội nghị toàn quốc của Đảng (14–>15-8-1945) đã quyết định vấn đề cơ bản nào dưới đây?

  1. Phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước.
  1. Cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.
  1. Kêu gọi nhân dân đứng lên chuẩn bị tổng khởi nghĩa.
  1. Giành chính quyền trước khi Đồng minh vào Đông Dương.

8. Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân hợp nhất với tên gọi là

  1. Giải phóng quân.
  1. Việt Nam Giải phóng quân.
  1. Quân giải phóng Việt Nam.
  1. Quân đội nhân dân Việt Nam.

9. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thắng lợi từ nguyên nhân khách quan nào dưới đây?

  1. Hồng quân Liên Xô tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật.
  1. Nhật bị Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố.
  1. Quân Nhật và tay sai ở Đông Dương hoang mang, suy sụp.
  1. Hồng quân Liên Xô và Đồng minh đánh thắng phát xít Đức, Nhật.

10. Khu giải phóng Việt Bắc trở thành căn cứ chính của cách mạng cả nước và là hình ảnh thu nhỏ của

  1. thủ đô kháng chiến.
  1. nước Việt Nam mới.
  1. Chính phủ lâm thời.
  1. nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

11. Nội dung nào dưới đây không thuộc Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8?

  1. Tạm gác cách mạng ruộng đất.
  1. Kẻ thù của cách mạng là Pháp-Nhật.
  1. Nhiệm vụ chủ yếu là đấu tranh giai cấp.
  1. Nhiệm vụ chủ yếu là giải phóng dân tộc.

12. Sự kiện lịch sử thế giới nào có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam thời kì 1939-1945?

  1. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ.
  1. Chiến tranh lạnh chấm dứt.
  1. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
  1. Liên minh Châu Âu được thành lập.

13. Hình thức đấu tranh chống phát xít của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1939-1945 có điểm gì khác so với giai đoạn 1936-1939?

  1. Chủ yếu đấu tranh chính trị, ngoại giao.
  1. Kết hợp đấu tranh công khai và bí mật.
  1. Sử dụng khởi nghĩa vũ trang.
  1. Chủ trương đấu tranh công khai

14. Sự phát triển lực lượng chính trị của cách mạng Đông Dương trong thời kì 1939-1945 có đặc điểm là

  1. từ thành thị phát triển về nông thôn.
  1. từ miền núi phát triển xuống miền xuôi.
  1. từ miền xuôi phát triển lên miền ngược.
  1. từ nông thôn tiến về các thành thị

15. Trong giai đoạn 1939-1945, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương

  1. giành ruộng đất trước khi giành độc lập dân tộc.
  1. hoàn thành triệt để cách mạng dân tộc, dân chủ.
  1. hòa hoãn với Pháp để tập trung chống phát xít Nhật.
  1. đặt quyền lợi của dân tộc lên trên quyền lợi của giai cấp.

16. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (3-1945) và Hội nghị toàn quốc của Đảng (8-1945) đều

  1. phát động cuộc Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
  1. chú trọng nhiệm vụ đánh đổ phát xít xâm lược.
  1. xác định thời cơ khởi nghĩa ở nước ta đã chín muồi.
  1. nêu cao khẩu hiệu đánh đổ đế quốc Pháp – Nhật.

17. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng bước phát triển mới của phong trào dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 1939-1945 so với giai đoạn 1936-1939?

  1. Lực lượng chính trị của quần chúng tham gia đấu tranh.
  1. Có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
  1. Có nhiều cuộc đấu tranh sôi nổi trên phạm vi cả nước.
  1. Lực lượng vũ trang nhân dân hoạt động mạnh mẽ.

18. Trong giai đoạn 1939-1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khắc phục được một trong những hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930) qua chủ trương

  1. sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng.
  1. tập hợp lực lượng toàn dân tộc chống đế quốc.
  1. thành lập chính phủ công nông binh.
  1. xác định động lực cách mạng là công nông

19. Thời cơ “ngàn năm có một” để Nhân dân Việt Nam Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 xuất hiện khi

  1. Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện (15-8-1945).
  1. quân Đồng minh vào Đông Dương (9-1945).
  1. Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương (3-1945).
  1. Nhật nhảy vào Đông Dương (9-1940).

Tham gia group Tài Liệu Học Tập để lấy đề thi các bạn nhé !