Bài tập lợi nhuận và rủi ro có lợi giải năm 2024

Học viện TACA mời bạn đọc theo dõi bài viết tổng hợp các dạng bài tập môn tài chính kỳ thi cpa dưới đây.

1. Câu hỏi lý thuyết thường gặp trong đề thi Tài chính doanh nghiệp

Câu hỏi lý thuyết của phần thi này thường bao gồm 2 phần: phần lý thuyết đơn thuần và phần liên hệ thực tế. Phạm vi ra đề cũng không cố định mà sẽ rải rác qua hầu hết chương hoặc phần trong đề cương ôn tập cho nên khá là khó để dự đoán cách ra đề.

Tuy nhiên, khi tham khảo các lượt tìm kiếm trên mạng thì có khá nhiều các chia sẻ về từ khóa “câu hỏi lý thuyết mẫu”. Dựa vào đó, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng để phân tích trọng âm ôn thi phần lý thuyết và ôn luyện cách trả lời câu hỏi.

Công thức chuẩn của một câu trả lời “ăn trọn điểm” phần bài tập này đó là:

  1. Nêu Định nghĩa của các khái niệm được đề cập trong câu hỏi
  2. Giải thích ý nghĩa, công thức tính nếu có
  3. Trả lời vào nội dung chính của câu hỏi: liệt kê và phân tích từng ý trả lời

\>> Xem Video: Phương pháp ôn thi CPA hiệu quả [chia sẻ từ chuyên gia kiểm toán cao cấp]

Đây chính là công thức “xương máu” của các lớp sĩ tử đi trước đúc kết ra sau khi đã chinh chiến hàng loạt kỳ thi cam go, vậy nên, các bạn hãy ghi nhớ 3 bước tối quan trọng này để tối đa hóa điểm cho câu hỏi lý thuyết.

\>> Xem thêm:

  • Muốn đạt điểm cao trong kỳ thi CPA nhất định phải biết điều này
  • Chiến thuật vượt qua “điểm mù” một cách hoàn hảo trong kỳ thi CPA

2. Dạng bài tập thường gặp trong đề thi Tài chính doanh nghiệp

Dạng bài tập của ôn thi cpa môn tài chính là những kiến thức xoay quanh 3 chương mà hầu như năm nào cũng có:

– Rủi ro và tỷ suất sinh lời – Chương 3

– Quyết định đầu tư vốn của doanh nghiệp – Chương 6

– Chi phí sử dụng vốn và hệ thống đòn bẩy – Chương 8

Dạng 1: Dạng bài rủi ro và tỷ suất sinh lời

Dạng bài này tương ứng với Chương 3 như đã nêu ở trên và là 1 trong 3 dạng bài được các sĩ tử tặng cho cái tên là “thần thánh” tính đến thời điểm hiện tại. Lý do vì sao lại gọi dạng bài này là “thần thánh” bởi vì vấn đề khó khăn nhất chúng ta gặp phải khi ôn thi môn Tài chính là không được gặp trong thực tế nên khi đọc các khái niệm liên quan, các bạn thường cảm thấy lạ lẫm. Dạng bài này thường xoay quanh 2 tình huống:

– Tính tỷ suất sinh lời kỳ vọng và độ chênh lệch chuẩn; so sánh mức độ rủi ro của từng cổ phiếu/ danh mục đầu tư.

– Xác định rủi ro thị trường của cổ phiếu/ danh mục đầu tư.

Tình huống 1: Tính tỷ suất sinh lời kỳ vọng, độ lệch chuẩn và so sánh rủi ro

Dạng bài này liên quan đến rủi ro riêng biệt của từng khoản đầu tư (rủi ro phi hệ thống). Chúng ta hãy nhìn vào tình huống giả định Câu 5 trong Đề chẵn nằm trong đề thi CPA năm 2014 dưới đây.

  • Yêu cầu 1: Tính tỷ suất sinh lời kỳ vọng và độ lệch chuẩn của từng cổ phiếu

Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ phiếu là tỷ suất sinh lời kỳ vọng trung bình của cổ phiếu trên 3 điều kiện thị trường khác nhau.

Độ lệch chuẩn của cổ phiếu là độ lệch giữa tỷ suất sinh lời kỳ vọng trung bình với tỷ suất sinh lời kỳ vọng riêng tương ứng với từng điều kiện thị trường.

  • Yêu cầu 2: Tính tỷ suất sinh lời kỳ vọng và độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư

Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của danh mục chính là tỷ suất sinh lời trung bình của 3 cổ phiếu trong danh mục. Công thức tính như sau:

Tỷ suất sinh lợi trung bình của danh mục đầu tư = r (A) * % A trong danh mục + r (B) * % B trong danh mục + r (C) * % C trong danh mục

Độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư có công thức tính như sau:

  • Yêu cầu 3: So sánh mức độ rủi ro của từng cổ phiếu/ Danh mục đầu tư

Trong yêu cầu này, để so sánh được rủi ro giữa các cổ phiếu hoặc các danh mục đầu tư, các bạn sẽ cần dùng đến Hệ số biến thiên Cv đã đề cập ở trên.

Cv = Độ lệch chuẩn của danh mục / Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của danh mục

Lưu ý nhỏ:

Ngoài 3 yêu cầu cơ bản bày, đề bài có thể hỏi thêm 1 câu ngoài lề đó là: Rủi ro của danh mục sẽ tăng lên/ giảm đi khi đầu tư vào 1 cổ phiếu cá biệt. Khi đó, chúng ta chỉ cần so sánh Cv của danh mục với Cv của từng cổ phiếu. Nếu Cv của cổ phiếu nào < Cv của danh mục thì nghĩa là đầu tư riêng biệt vào cổ phiếu đó sẽ làm giảm rủi ro của danh mục và ngược lại.

Tình huống 2: Xác định rủi ro thị trường của cổ phiếu/ danh mục đầu tư

Tình huống 2 cũng sẽ đưa ra 2 yêu cầu

  • Yêu cầu 1: Tính hệ số beta của danh mục

Như ở trên đã đề cập, rủi ro thị trường được đo lường bằng hệ số beta. Tuy nhiên, việc tính hệ số này không hề đơn giản. Do đó, khả năng cao đề bài sẽ chỉ yêu cầu tính Hệ số beta của danh mục đầu tư dựa trên số liệu về Hệ số beta của từng cổ phiếu trong danh mục. Công thức tính:

Tổng của beta từng cổ phiếu * Tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục

  • Yêu cầu 2: Xác định có nên đầu tư vào 1 loại cổ phiếu cụ thể hay không?

Với các thông tin cho sẵn về:

– Tỷ suất sinh lợi đòi hỏi của thị trường Rm (tỷ suất sinh lời trung bình)

– Hệ số beta

– Chi phí vốn trong điều kiện không có rủi ro Rf (lãi suất trái phiếu chính phủ)

Từ đó ta sử dụng công thức CAPM để tính Tỷ suất sinh lợi đòi hỏi của khoản đầu tư Ri:

Ri = Rf + ßi (Rm – Rf)

Tỷ suất sinh lợi đòi hỏi của khoản đầu tư Ri là tỷ suất sinh lợi đòi hỏi để bù đắp được rủi ro của thị trường đối với khoản đầu tư này. Như vậy:

– Nếu Ri < Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của nhà đầu tư: Lợi nhuận kỳ vọng mang lại bù đắp được rủi ro thị trường. Do vậy nên đầu tư.

– Nếu Ri > Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của nhà đầu tư: Lợi nhuận kỳ vọng mang lại còn không đủ để bù đắp rủi ro thị trường. Do vậy không nên đầu tư.

\>> Xem thêm: Trọng Tâm Đề Thi CPA Chứng Chỉ Kiểm Toán_ Môn Tài Chính

Dạng 2: Dạng bài Đánh giá dự án đầu tư

Tình huống 1: Đánh giá dự án đầu tư theo các chỉ tiêu NPV/IRR/PP/PI/DPP

Đối với bài có nhiều thông tin tính toán thường chỉ yêu cầu tính NPV/IRR còn bài có ít thông tin tính toán thì thường kết hợp với yêu cầu tính PP/DPP/PI. Nhưng dù đề bài có yêu cầu tính gì đi chăng nữa, việc xác định dòng tiền thuần của dự án cũng phải thực hiện đầu tiên.

Dòng tiền thuần của dự án = Dòng tiền thu được/vào – Dòng tiền đầu tư/ra

Trong đó:

Dòng tiền đầu tư = Tiền đầu tư 1 lần + Tiền vốn lưu động + Vốn bổ sung nếu có

Dòng tiền vào = Lợi nhuận kinh doanh sau thuế cộng trừ các khoản điều chỉnh

Để xác định dòng tiền thuần của dự án, mình thường làm qua 4 bước sau:

Bước 1: Tính dòng tiền vốn lưu động cần bổ sung hàng năm (nếu có)

Bước 2: Tính dòng tiền từ thanh lý tài sản khi kết thúc dự án (nếu có)

Bước 3: Lập bảng tính kết quả kinh doanh

Bước 4: Lập bảng xác định dòng tiền thuần của dự án

Sau đó, tùy vào chỉ tiêu đánh giá cần sử dụng để áp dụng công thức tính.

Tình huống 2: Đánh giá dự án đầu tư thay thế theo NPV hoặc IRR

Trong tình huống này, đề bài thường sẽ đưa ra thông tin về kế hoạch thay thế máy móc hoặc nhà xưởng. Để đánh giá được rằng có nên thực hiện dự án thay thế hay không, các bạn cần tính toán tất cả các ảnh hưởng của việc thay thế đến dòng tiền thuần của dự án hiện tại như vốn cần bổ sung thêm, chênh lệch chi phí khấu hao, thu từ thanh lý tài sản cũ, tài sản mới…

Công thức 6 bước quan trọng xử lý dạng bài tình huống này:

Bước 1: Tính chênh lệch chi phí khấu hao hàng năm (nếu có)

Bước 2: Tính dòng tiền vốn lưu động cần bổ sung hàng năm (nếu có)

Bước 3: Tính dòng tiền từ thanh lý tài sản cũ

Bước 4: Lập bảng tính kết quả kinh doanh mới

Bước 5: Lập bảng xác định dòng tiền thuần của dự án

Bước 6: Chiết khấu dòng tiền thuần về hiện tại và tính NPV/IRR tùy yêu cầu

Sau thực hiện 6 bước trên, chúng ta có thể đưa ra kết luận như sau:

– Nếu yêu cầu đánh giá theo NPV: cứ NPV > 0 là được chọn

– Nếu yêu cầu đánh giá theo IRR: cứ IRR > Chi phí sử dụng vốn là được chọn

Dạng 3: Dạng bài Điểm gãy và Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC

Các bạn có thể tham khảo Câu 5 trong đề thi lẻ, kỳ thi CPA môn tài chính năm 2016 để thấy được rõ tính điển hình của dạng bài này. Đề bào sẽ đưa ra thông tin về: cơ cấu vốn cần duy trì, kế hoạch huy động vốn từ các nguồn như vay, phát hành cổ phiếu ưu đãi/thường, lợi nhuận giữ lại…Và yêu cầu chúng ta xác định điểm gãy và WACC cho từng khoảng vốn tương ứng (chi phí sử dụng vốn cận biên)

Để xử lý dạng bài này, ta thực hiện 3 bước sau:

  • -Bước 1: Tính chi phí sử dụng vốn của từng nguồn huy động

Các nguồn huy động vốn thường gặp:

  1. Huy động từ vốn vay

Chi phí sử dụng vốn từ nguồn vay chính là Chi phí lãi vay sau thuế. Sở dĩ phải tính sau thuế vì chi phí lãi vay là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Ví dụ: Doanh nghiệp phát sinh chi phí lãi vay 10 đồng, thì được trừ 2 đồng khi tính thuế. Do đó, chi phí sử dụng vốn vay thực tế chỉ là 8 đồng.

  1. Huy động vốn từ phát hành cổ phiếu thường hoặc ưu đãi

Cổ phiếu thường: Rs = d1/[Po*(1-e)] + g

Cổ phiếu ưu đãi: Rp = d/[Po*(1-e)]

  1. Huy động vốn từ sử dụng lợi nhuận giữ lại

Lợi nhuận giữ lại chính là lợi ích của các nhà đầu tư. Thay vì trả cổ tức, doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận để đầu tư. Nhà đầu tư sẽ mong đợi nhận được lợi ích tương lai từ việc đầu tư này. Như vậy, chi phí sử dụng vốn của nguồn lợi nhuận giữ lại chính là tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp.

Công thức tính: Re = d1/Po + g

  • Bước 2: Xác định điểm gãy

Áp dụng công thức tính điểm gãy:

BP = Tổng số vốn có chi phí sử dụng vốn thấp hơn của nguồn vốn i / Tỷ trọng của nguồn vốn i trong cơ cấu vốn

  • Bước 3: Xác định WACC cho từng khoảng vốn

Có (n) điểm gãy thì sẽ có (n+1) khoảng vốn cần tính WACC

Nhìn vào công thức tính, ta thấy để tính được WACC chúng ta cần xác định:

– Cơ cấu vốn (wi) tương ứng với từng khoảng vốn. Ví dụ: trong khoảng vốn từ 0 đến 3000 tỷ thì bao nhiêu là vốn vay, bao nhiêu là vốn chủ.

– Chi phí sử dụng vốn (ri) tương ứng cho từng phần vốn. Nếu vốn vay/ vốn chủ được chia làm nhiều mức có chi phí sử dụng vốn khác nhau, thì chọn theo nguyên tắc: đồng vốn có chi phí sử dụng vốn thấp hơn sẽ được sử dụng trước.

Dạng 4: Dạng bài Đánh giá hiệu quả hoạt động và Ảnh hưởng của đòn bẩy

Đề bài sẽ đưa ra thông tin về vốn kinh doanh, chi phí cố định, chi phí biến đổi , giá bán của 2 phương án kinh doanh và yêu cầu xác định:

– Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu; Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

– Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính DFL? Khi EBIT thay đổi thì ROE thay đổi như nào?

– Công ty có nên điều chỉnh cơ cấu nợ hay không?

Để xử lý nhanh gọn và chính xác các yêu cầu trên chúng ta cần nắm vững những kiến thức sau:

  1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh/ hoạt động

Với phần bài tập này, kiến thức từ môn Phân tích sẽ được sử dụng tới rất nhiều. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh các bạn cần nhớ trong phần này bao gồm:

Áp dụng các công thức trên, chúng ta dễ dàng giải quyết được yêu cầu 1 của đề bài như sau:

  1. Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy

Có 3 cách sử dụng đòn bẩy cho doanh nghiệp, đó là

– Đòn bẩy kinh doanh: đầu tư vào TSCD để gia tăng EBIT

Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh DOL:

DOL = Q * (g-v) / (Q * (g-v) – F)

Đo lường sự tác động của đòn bẩy kinh doanh:

Tỷ lệ thay đổi EBIT = DOL * Tỷ lệ thay đổi Doanh thu/ Sản lượng tiêu thụ

– Đòn bẩy tài chính: sử dụng vốn vay để gia tăng ROE

Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính DFL:

DFL = (Q * (g-v) – F) / (Q * (g-v) – F – I)

Đo lường sự tác động của đòn bẩy tài chính:

Tỷ lệ thay đổi ROE = DFL * Tỷ lệ thay đổi EBIT

– Đòn bẩy hỗn hợp: kết hợp cả 2 phương án trên

Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy hỗn hợp DTL:

DTL = Q * (g-v) / (Q * (g-v) – F – I)

Áp dụng các công thức trên, chúng ta giải quyết được yêu cầu 2

  1. Có nên điều chỉnh cơ cấu nợ hay không?

Để xác định có nên điều chỉnh cơ cấu nợ hay không, chúng ta cần xác định chỉ tiêu BEP – Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản.

ROE = [BEP + D/E * (BEP – Rd)] * (1-t)

Suy ra, BEP chính là giới hạn của hệ số nợ trong tổng vốn của doanh nghiệp

– Khi BEP > Rd: Doanh nghiệp tăng vay nợ => ROE càng tăng, đồng thời gia tăng rủi ro tài chính.

– Khi BEP = Rd: Doanh nghiệp tăng vay nợ nhưng ROE không thay đổi, đồng thời gia tăng rủi ro tài chính.

– Khi BEP < Rd: Doanh nghiệp tăng vay nợ => ROE giảm, đồng thời gia tăng rủi ro tài chính.

Với yêu cầu 3 của đề bài: BEP = EBIT/A = 48.5%

Suy ra, doanh nghiệp nên điều chỉnh tăng nợ vì hiện tại hệ số nợ = 40% < giới hạn hệ số nợ (48.5%) và hệ số nợ TB ngành là 65%.