Bệnh đốm sọc vi khuẩn trên lúa là gì năm 2024

BHG - Vụ Xuân năm 2022, toàn tỉnh gieo cấy 9.279 ha lúa. Hiện nay, trà lúa sớm và chính vụ đang trong giai đoạn đứng cái, cuối đẻ nhánh rộ. Thời gian qua, do ảnh hưởng của thời tiết, bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn phát sinh, phát triển và gây hại trên lúa.

![Nông dân xã Quang Minh (Bắc Quang) phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại lúa ](https://i0.wp.com/baohagiang.vn/file/4028eaa4679b32c401679c0c74382a7e/4028eaa57d592b24017d5a5e979736bf/042022/anh_lua_20220415153749.jpg) Nông dân xã Quang Minh (Bắc Quang) phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại lúa

Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn trên lúa phát sinh tại 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Diện tích bị nhiễm chiếm khoảng 10% tổng diện tích lúa. Bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn gây hại chủ yếu trên các giống lúa: Nhị ưu 838, Nhị ưu 725, HKT 99…

Trước tình hình trên, các địa phương đã chủ động kiểm tra, nắm bắt sâu bệnh hại cây lúa, cử cán bộ khuyến nông cùng bà con nông dân chủ động thăm đồng, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp, diễn biến thời tiết và sâu bệnh hại cây trồng từ nay đến cuối vụ còn hết sức phức tạp, khó lường, UBND các huyện, thành phố tiếp tục phân công lãnh đạo, cán bộ chuyên môn thường xuyên bám sát cơ sở, theo dõi sát biến động của thời tiết, hướng dẫn người dân các biện pháp xử lý sâu bệnh đạt hiệu quả, đảm bảo năng suất, sản lượng lúa.

Biểu hiện ban đầu của bệnh vàng lá do đốm sọc vi khuẩn, là những sọc dọc theo gân lá, dài từ 0,5 đến 1,5cm. Vào buổi sáng, trên vết bệnh thường tiết dịch màu trắng, sau một ngày, những hạt dịch li ti này khô đi và chuyển sang màu vàng. Khi bệnh nặng, lá lúa chuyển sang màu đỏ rực, lá lúa bị tổn thương, khô, rách, xơ xác. Trong trường hợp này, nếu bàn con dùng phân bón lá để phun, cây lúa sẽ xanh trở lại trong khoảng thời gian rất ngắn, sau đó bệnh sẽ trầm trọng hơn.

Bệnh đốm sọc vi khuẩn trên lúa là gì năm 2024

Nếu như cây lúa bị vàng lá sinh lý, sẽ không có những đặc điểm như trên.

Khi phát hiện bệnh bà con nên sử dụng ngay các loại thuốc đặc trị đốm sọc vi khuẩn như: Totan 200WP và Tilt Super 300EC, Ychatot 900SP để phun ngay, phòng ngừa sự lây lan của dịch bệnh và hỗ trợ cây lúa phát triển tốt.

Bà con nên sử dụng thuốc theo công thức: 1 gói Totan 200 WP + 1 cốc Tilt Super 300EC pha cho bình 16 – 18 lít phun ướt đều lá lúa.

Khi sử dụng công thức Totan 200 WP + 1 cốc Tilt Super 300EC, cùng lúc bà con phòng trừ được các bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra, như: khô vằn, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, và lem lép hạt.

Bệnh đốm sọc vi khuẩn thường gây hại đúng thời kỳ lúa đang làm đòng. Bởi vậy, bà con cần phun thuốc phòng trừ kịp thời, tránh tổn thương cho bộ lá lúa, ảnh hưởng đến quá trình nuôi đòng. Thời điểm phun tốt nhất là lúc chiều mát. Bệnh vi khuẩn trên lúa là gì, bao gồm những loại bệnh phổ biến nào? Bài viết ngày hôm nay, Tây Đô JSC sẽ thông tin đến bà con nông dân một số bệnh vi khuẩn trên lúa, cũng như cung cấp các phương pháp phòng trừ lúa bị vi khuẩn hiệu quả. Cùng nhau tìm hiểu về các thông tin bổ ích dưới đây, để chăm sóc cho những đồng rộng tốt nhất và mang đến hiệu quả kinh tế tốt nhất nhé.

Bệnh đốm sọc vi khuẩn trên lúa là gì năm 2024

Có nhiều loại bệnh vi khuẩn trên lúa và gây hại đến năng suất cùng như hiệu quả kinh tế. Dưới đây là 2 loại bệnh vi khuẩn trên lúa phổ biến mà bà con nông dân thường gặp phải:

Bệnh đốm sọc vi khuẩn trên lúa

Bệnh đốm sọc vi khuẩn hại lúa xuất hiện trên lá lúa có dấu hiệu ban đầu là những vết đốm sọc mờ, có thể xuất hiện ở chóp lá, mép lá hoặc phiến lá. Những vết đốm này sau đó mở rộng theo chiều dọc, kéo dài hai bên theo gân lớn của lá. Khi điều kiện ẩm ướt, trên bề mặt của vết bệnh có thể thấy dấu vết của vi khuẩn, và khi vùng đó khô đi, chúng tạo thành những hạt nhỏ màu vàng rải rác trên vùng vết sọc. Những hạt này dễ dàng rơi khỏi lá xuống đất hoặc bị mưa và gió đưa đi xa, gây sự truyền lan bệnh trong ruộng. Lúc này, các vết bệnh chuyển sang màu nâu nhạt.

Trong giai đoạn muộn hơn của bệnh, lá lúa có thể bị biến màu nâu và chết hoàn toàn. Khi bệnh nặng, các vết bệnh có thể trở nên bạc màu và có nhiều vi sinh vật cư trú. Ở giai đoạn này, bệnh trở nên khó phân biệt với bệnh vàng lá do vi khuẩn. Vì thế bà con cần tham ruộng thường xuyên hơn để nhận biết đúng bệnh vi khuẩn trên lúa, từ đó có cách tiếp cận và quản lý hiệu quả nhất.

Bệnh vàng lá vi khuẩn trên lúa

Bệnh vàng lá vi khuẩn trên lúa là bệnh do vi khuẩn Xanthomonas oryzae và Xanthomonas oryzicola gây ra. Triệu chứng của bệnh này bắt đầu bởi việc phía bìa lá chuyển sang màu vàng, sau đó màu vàng lan tỏa từ phần chóp lá và lan rộng như một lớp vỏ của quả mo cau. Các vết bệnh lan dần vào trong theo đường gợn sóng màu vàng, trong khi mô bệnh trở nên xanh tái và vàng lục. Ở phần giữa của mô bệnh và mô khỏe, có một đường ranh giới rõ ràng theo đường gợn sóng màu vàng, đôi khi chỉ có một đường viền màu nâu đứt quãng. Triệu chứng này có thể dễ dàng nhầm lẫn với bệnh vàng lá vi khuẩn trên lúa với bệnh khô đầu lá do yếu tố sinh lý của cây lúa.

Vi khuẩn gây bệnh thường xâm nhiễm cây lúa qua vết thương cơ giới, qua các vết thương khi lúa tiếp xúc và cọ xát vào nhau. Phần mép lá thường bị tổn thương trước và nhiễm bệnh trước, dẫn đến hiện tượng người ta gọi là “bệnh cháy bìa lá”. Ngoài các nguyên nhân trên, điều kiện thời tiết bất lợi như mưa nắng không ổn định, gió mạnh, sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, đất ẩm và sâu trũng đọng nước, cũng làm cây lúa trở nên dễ nhiễm bệnh vàng lá sinh lý.

Phương pháp chung phòng trừ các bệnh vi khuẩn trên lúa

Để đối phó với các bệnh vi khuẩn trên lúa, có những biện pháp quan trọng sau:

  • Lựa chọn giống lúa sạch bệnh: Chọn và sử dụng các giống lúa có sự kháng bệnh đốm lá sọc vi khuẩn để giảm nguy cơ bệnh xuất hiện.
  • Vệ sinh đồng ruộng: Thực hiện công việc vệ sinh đồng ruộng bằng cách loại bỏ cỏ dại và cỏ bờ lúa để giảm nguồn lây nhiễm bệnh.
  • Xử lý hạt giống: Trước khi gieo hạt, xử lý hạt giống để diệt trừ vi khuẩn tồn tại trong hạt. Có thể sử dụng các phương pháp như xử lý hạt giống bằng thuốc hóa học hoặc bằng nước nóng ở nhiệt độ 54°C.
  • Biện pháp kỹ thuật canh tác: Áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác như chăm sóc cây và bón phân hợp lý. Khi ruộng lúa đã bị bệnh, hạn chế việc tăng cường bón đạm. Rắc tro bếp hoặc vôi bột 60-80kg/ha có thể giúp kiểm soát khả năng phát triển của bệnh trên đồng ruộng.
  • Sử dụng thuốc BVTV: Khi ruộng lúa đã bị nhiễm bệnh đốm sọc vi khuẩn, có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học để phun phòng trừ bệnh, tuân thủ liều lượng và hướng dẫn sử dụng đúng cách.
  • Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên: Đảm bảo thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện bệnh sớm và ngăn chặn sự phát triển thành đợt dịch. Tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách khi sử dụng thuốc BVTV.

Những biện pháp trên sẽ giúp giảm nguy cơ và kiểm soát bệnh vi khuẩn trên lúa một cách hiệu quả.

\> Xem thêm: Top 5 giống lúa OM – [Giống khỏe – sach bệnh] – Tây Đô JSC

Giới thiệu một số thuốc điều trị các bệnh vi khuẩn trên lúa

Dưới đây là một số loại thuốc trị bệnh vi khuẩn trên lúa tiêu biểu được nguyên cứu và sản xuất bởi Tây Đô JSC, mời bà con tham khảo:

  • KamycinUSA 76WP: Hoạt chất Kasugamycin và Ningnanmycin là những thuốc trừ nấm và kháng vi khuẩn cao cấp, được đăng ký và sử dụng đặc biệt để điều trị nhiều bệnh hại trên cây trồng khác nhau. Chúng bao gồm việc điều trị đốm sọc vi khuẩn bị lúa, bệnh lem lép hạt, bệnh bạc lá vàng lá chín sớm trên lúa, đạo ôn, nấm hồng hại trên cây cao su, thán thư gây hại ớt, cũng như kiểm soát các bệnh gây chết nhanh và chết chậm trên hồ tiêu. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để chống lại bệnh phấn trắng gây hại cho cây bầu bí và nhiều loại cây trồng khác.
    \>> Liều lượng sử dụng để điều trị đốm sọc vi khuẩn trên lúa: 400g/ha. Lượng nước phun 500 lít/ha. Phun thuốc khi tỷ lệ bệnh khoảng 5 – 10%.
  • KAMYCINUSA 75SL: tương tự KamycinUSA 76WP cũng chứa 2 hợp chất Kasugamycin và Ningnanmycin. KAMYCINUSA 75SL có dạng nước, giúp đẩy nhanh quá trình hòa tan và thẩm thấu. Mang đến hiệu quả tối ưu cho bà con nông dân.

Trên là các thông tin về một số bệnh vi khuẩn trên lúa. Thông qua các kiến thức trên, Tây Đô JSC mong rằng bà con có thể trang bị thêm cho mình để phòng ngừa và điều trị các bệnh hại lúa do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên trước những diễn biến nặng, hoặc ngoài vùng kiểm soát, bà con có thể hỏi ý kiến của kỹ sư nông nghiệp tại địa phương. Tránh làm dụng và sử dụng các loại thuốc BVTV tùy tiện, gây ảnh hưởng không tốt đến lúa và gây ảnh hưởng đến môi trường.

Tây Đô JSC kính chúc bà con nông dân luôn có những vụ mùa thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.