Bài thi kiến thức liên môn môn ngữ văn 6 năm 2024

  • 1. QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu: 1.1. Lí do chọn đề tài. Như chúng ta đã biết mục tiêu giáo dục trung học của nước ta hiện nay là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản nhằm phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Và để thực hiện được mục tiêu đó, chương trình giáo dục Việt Nam nói chung và chương trình cấp THPT nói riêng đang không ngừng cải tiến và đổi mới cả về nội dung và phương pháp giảng dạy. Một trong những thay đổi của việc dạy học trong nhà trường là dạy học theo hướng tích hợp, liên môn. Đây chính là một hình thức dạy học mới nhằm định hướng, hình thành một số năng lực cho người học, thực hiện yêu cầu giảm tải và tránh trùng lặp về kiến thức giữa các môn học. Có thể nói dạy học theo hướng tích hợp là một xu hướng đang được nhiều nước trên thế giới chú trọng. Còn ở Việt Nam, nhất là trong bối cảnh đang đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo như hiện nay thì dạy học theo hướng tích hợp là một hướng đi đúng đắn và tất yếu. Chương trình THPT môn Ngữ văn do Bộ Giáo dục và Đào tạo dự thảo đã chỉ rõ: “Lấyqua điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức chương trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn phương pháp dạy học”. Như vậy ở nước ta hiện nay vấn đề đặt ra trong lí luận và phương pháp dạy học bộ môn là phải tiếp cận, nguyên cứu và vận dụng dạy học tích hợp trong dạy học Ngữ văn ở THPT nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo của bộ môn. Ngoài việc dạy học tích hợp những nội dung trong các phân môn của môn Ngữ văn thì trong hoạt động dạy học hiện nay, chúng ta còn tích hợp với một số nội dung khác như: môi trường, kĩ năng sống, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cũng như kiến thức của một số môn học như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân…. Trong thực tế dạy học những nội dung này đều là những kiến thức quan trọng cần thiết trong việc giáo dục, bồi dưỡng, hoàn thiện nhân cách cho người học. Do đó dạy học tích hợp là một tất yếu trong nhà trường THPT hiện nay. Bên cạnh những lí do trên trong thực tế giảng ở trường phổ thông những năm qua, tôi nhận thấy dạy học tích hợp là cách thức dạy học có nhiều ý nghĩa tích cực cho cả người dạy và người học. Nó giúp học sinh tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức, có thể tránh được biểu hiện cô lập, tách rời từng phương tiện kiến thức đồng thời phát huy tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức linh hoạt vào các yêu cầu môn học, phân môn cụ thể trong chương trình theo nhiều cách khác nhau. Từ đó học sinh nắm vững kiến thức
  • 2. hệ thống và bền vũng hơn. Hơn nữa Ngữ văn lại là môn học có liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều môn học khác. Vì thế trong dạy học môn học này có thể tích hợp được nhiều nội dung. Và cũng nhờ vào những nội dung tích hợp ấy bài học Ngữ văn sẽ thêm phần hấp dẫn, thuyết phục. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học không phải giáo viên nào cũng hiểu hết được ý nghĩa của việc dạy học tích hợp. Vì thế dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn mặc dù đã được thực hiện nhưng chưa đạt được hiệu quả tối ưu. Bởi kiến thức cần cung cấp trong môn Ngữ văn là không nhỏ trong khi thời gian để thực hiện khi có nội dung tích hợp lại không thay đổi. Ngoài ra với đối tượng học sinh của Trường THPT Trần Hưng Đạo khả năng tiếp thu chậm nên nhiều khi giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp những kiến thức văn học, ít chú ý đến việc tích hợp những nội dung khác. Từ thực tế trên kết hợp với những điều đã đúc kết được trong quá trình giảng dạy, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT, ứng dụng vào giảng dạy tác phẩm “Tây Tiến” (Quang Dũng) nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo của bộ môn. 1.2. Mục đích của đề tài. Là một giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn, tôi hiểu rõ vai trò to lớn của văn học. Với khả năng giúp con người có thể sống chan hoà, chiếm lĩnh được thiên nhiên và nhận thức sâu sắc hơn về xã hội. Văn học giúp chúng ta hiểu biết, khám phá và sáng tạo chủ thể xã hội, từ đó xây dựng tư tưởng, tình cảm, bồi đắp tâm hồn con người. Nhờ có văn học mà chúng ta vươn tới cái Chân – Thiện – Mỹ trong cuộc đời. Vì vậy để học sinh tiếp nhận kiến thức một cách hiệu quả thì dạy học theo hướng tích hợp là cách thức tối ưu. Qua đề tài này, tôi muốn giúp học thấy được mối liên hệ giữa kiến thức môn Ngữ văn với các nội dung cũng như những môn học khác. Từ đó việc tiếp thu kiến thức của học sinh cũng trở nên hệ thống, khoa học và sâu sắc hơn. Hơn nữa qua việc tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng dạy học theo hướng tích hợp, chúng tôi có thời gian tiếp cận cách thức, phương pháp dạy học mới nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của nước ta trong bối cảnh hiện nay. 2. Tên sáng kiến: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT. Ứng dụng vào thực tiễn dạy học tác phẩm “Tây Tiến” (Quang Dũng) 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Nguyễn Thị Thuý. - Địa chỉ: Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0989 879 061 - Email: [email protected] 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thuý. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
  • 3. trình Ngữ văn ở bậc THPT có rất nhiều bài học, tiết học có thể tích hợp. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ nghiên cứu, tích hợp ở tác phẩm Tây Tiến (Quang Dũng) trong chương trình Ngữ văn 12 THPT, Ban cơ bản. - Về phía học sinh, tôi lựa chọn học sinh các lớp 12A1, 12A5 trường THPT Trần Hưng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc, do tôi trực tiếp giảng dạy năm học 2018 - 2019. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Năm học 2018 - 2019. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG TRƯỜNG THPT I. Cơ sở lí luận. I.1. Khái niệm tích hợp. Tích hợp là một khái niệm rộng, không chỉ dùng trong lí luận dạy học. Tích hợp trong Tiếng Anh Integration có nguồn gốc từ tiếng Latin Integration có nghĩa là xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sơ những bộ phận riêng lẻ. Theo từ điển Tiếng Việt: Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc những thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hoà hợp, sự kết hợp. Theo từ điển Giáo dục học: Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học. I.2. Quan điểm tích hợp trong dạy học nói chung. Như chúng ta đã biết, tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế để xác định nội dung và chương trình dạy học ở nhiều nước trên thế giới. Thực tiễn đã cho thấy việc thực hiện quan điểm tích hợp trong dạy học đã giúp phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc học những môn học được thực hiện riêng rẽ. Như vậy tích hợp chính là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực người học, giúp đào tạo những người có đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết vấn đề của cuộc sống hiện đại. Ở Việt Nam quan điểm dạy học tích hợp cũng đã xuất hiện từ những năm đầu thế kỉ XXI. Và đến hiện nay quan điểm dạy học này đã được áp dụng trong tất cả các cấp học và bước đầu đã cho thấy hiệu quả tích cực. Đã có nhiều nội dung được Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo đưa vào quá trình giảng dạy các môn học như: Giáo dục đạo đức, pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia, tài nguyên, môi trường, biên giới, biển, đảo, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh…
  • 4. hiện nay, dạy học tích hợp còn là sự lồng ghép những môn học khác có nội dung liên quan vào môn học nào đó, giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa các môn học, từ đó có thể hiểu một cách sâu sắc nội dung bài học. Ví dụ như khi dạy môn Ngữ văn, giáo viên có thể tích với kiến thức của các môn: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân,… Như vậy trong dạy học bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn học mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học. I.3. Quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn. Như chúng ta đã biết ngày nay lí thuyết hiện đại về quá trình học tập đã nhấn mạnh rằng hoạt động của học sinh trước hết là học cách học. Theo ý nghĩa đó, quan điểm dạy học tích hợp đòi hỏi giáo viên phải có cách dạy chú trọng phát triển ở học sinh cách thức lĩnh hội kiến thức và năng lực, phải dạy cho học sinh cách thức hành động để hình thành kiến thức và kĩ năng cho chính mình, phải có cách dạy học buộc học sinh phải tự đọc, tự học để hình thành thói quen tự đọc, tự học để hình thành thói quen tự đọc, tự học suốtđời coi đó là một hoạt động đọc hiểu trong suốt quá trình học tập ở nhà trường. Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn là một tất yếu trong dạy học hiện đại. Chính vì thế để thiết kế bài học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp không chỉ chú trọng đến nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt học sinh từng bước thực hiện để chiếm lĩnh đối tượng học tập, nội dung học tập, đồng thời hình thành và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm duy nhất. Giờ học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung bài học, chứ không phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng riêng rẽ lên một nội dung riêng rẽ thuộc nội bộ phân môn. Tóm lại, quan điểm tích hợp cần được hiểu toàn diện và phải được quán triệt trong toàn bộ môn học từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn, quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học, quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt học tập, tích hợp trong chương trình, tíchhợp trong sách giáo khoa, tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên và tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh. Quan điểm lấy học sinh làm trung tâm đòi hỏi thực hiện việc tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong mọi mặt, trên lớp và ngoài giờ, đồng thời cần phải bồi dưỡng lòng tin để các em tự tin và tự học, khi đó hoạt động dạy học mới thật sự có ý nghĩa. II. Cơ sở thực tiễn. II.1. Nhận thức về dạy học tích hợp.
  • 5. định rằng dạy học tích hợp là một xu thế dạy học hiện đại. Bởi vậy hầu hết giáo viên đang làm công tác giảng dạy ở nhà trường phổ thông đều nhận thức được đây là một phương pháp, cách thức dạy học mang lại hiệu quả tích cực. Hơn nữa Ngữ văn lại là môn học có khả năng tích hợp được với nhiều nội, nhiều môn học khác nhau. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, giáo viên đã có ý thức tìm hiểu và áp dụng. Trong những năm gần đây, Sở Giáo dục và Đào tạo rất chú trọng đến dạy học tíchhợp. Vì vậy, dưới sự quán triệt, chỉ đạo của Sở giáo viên ở các trường phổ thông cũng đã được bồi dưỡng, tập huấn dạy học tích hợp với nhiều nội dung như tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh, Dân số, Môi trường, Kỹ năng sống, Pháp luật cũng như tích hợp các kiến thức liên môn trong một số môn học trong đó có môn Ngữ văn. II.2. Thực trạng dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT Trần Hưng Đạo. Giáo viên trường THPT Trần Hưng Đạo nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của dạy học tích hợp. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy hiện nay, vẫn còn giáo viên chưa thực sự hiểu rõ về tích hợp. Chính vì chưa hiểu kĩ về khái niệm này nên trong quá trình giảng dạy giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc lồng ghép hoặc đưa ra một vài chỗ liên hệ trong bài học dẫn đến việc tích hợp trở nên khiên cưỡng. Cũng có khi trong quá trình dạy học giáo viên lại quá lạm dụng tích hợp dẫn đến một giờ học Ngữ văn nhưng lại ôm đồm quá nhiều nội dung hoặc kiến thức của những môn học khác làm cho bài học trở nên cồng kềnh dẫn đến phá vỡ thời lượng của bài học. Từ đó còn làm cho bài học không có trọng tâm, thiếu chiều sâu, thiếu tính hệ thống hoặc biến giờ học văn thành giờ học của các môn khác. Từ thực trạng trên cho thấy việc áp dụng không đúng cách thức dạy học tích hợp thì sẽ dẫn đến những hậu quả tất yếu. Cụ thể là: - Học sinh sẽ không nhận ra được mối liên quan, sự tác động giữa những kiến thức của các môn học. - Học sinh không cảm nhận được chiều sâu, tính hệ thống và cái hay, cái đẹp riêng của tác phẩm văn chương. - Ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bài viết của học sinh như viết lan man, lạc đề không trọng tâm. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập. - Ngoài ra còn ảnh hưởng đến phương pháp và năng lực cảm thụ văn học của học sinh. ……
  • 6. KINH NGHIỆM DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG MÔN NGỮ VĂN I.1. Trước hết phải hiểu thế nào là dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn. Tích hợp trong quá trình dạy học là sự phối kết hợp các tri thức của một số môn học có những nét chính, tương đồng xoay quanh một chủ đề nào đó. Nói cách khác, tích hợp là phương pháp phối hợp một cách riêng lẻ các môn học khác nhau, các nội dung khác nhau theo những hình thức, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu, mục đích yêu cầu cụ thể nào đó của tiết học. Tích hợp trong môn Ngữ văn không chỉ là sự kết nối tri thức của ba phân môn: Tiếng Việt, Đọc hiểu, Làm văn mà đó còn là sự tích hợp những kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân hay những nội dung riêng lẻ khác như tư tưởng Hồ Chí Minh, môi trường, ….vào từng bài học, từng vấn đề cụ thể. Đây chính là phương pháp dạy học tiếp cận từ việc khái thác những tri thức của nhiều nội dung, nhiều môn học khác có liên qua đến môn Ngữ văn. Từ đó để tăng thêm tính thuyết phục, tính phong phú, hấp dẫn và mối liên hệ, liên quan lẫn nhau của những môn học. I. 2. Xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học tích hợp. Để vận dụng phương pháp dạy học tích hợp có hiệu quả, người dạy cần phải xác định chính xác, đúng đắn mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp, nội dung dạy tích hợp trong bài dạy. Theo kinh nghiệm của tôi, cụ thể như sau: * Mục tiêu: (Trả lời câu hỏi: Sử dụng dạy học tích hợp trong bài dạy để làm gì?) Để khắc sâu kiến thức thức bài học. Để thấy được mối liên quan, liên hệ giữa kiến thức của môn Ngữ văn với các nội dung và các môn học khác. Rèn kỹ năng tiếp nhận văn học cho học sinh. * Nội dung: (Trong bài dạy, nội dung nào cần phải dạy theo hướng tích hợp?) Các nội dung kiến thức có những điểm liên quan với các nội dung, những môn học khác. Các nội dung kiến thức cần đến những kiến thức liên môn của các môn học khác để làm phương tiện, công cụ khai thác. * Nguyên tắc: (sử dụng phương pháp dạy học tích hợp xuất phát từ những cơ sở nào?) Căn cứ vào mục tiêu cần đạt của bài học Căn cứ vào những nội dung cần kiến thức của các môn học khác để làm sáng tỏ. * Phương pháp: (Cách thức sử dụng phương pháp dạy học tích hợp như thế nào?)
  • 7. thức để áp dụng phương pháp dạy học tích hợp trong quá trình dạy học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Tuỳ vào từng nội dung kiến thức của bài học mà người dạy sử dụng những cách thức tích hợp khác nhau. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, tôi thường sử dụng hai cách thức tích hợp sau: Tích hợp ngang: Là hình thức tích hợp liên môn, phân môn của môn Ngữ văn như Tiếng Việt, Làm văn, Lí luận văn học để giải mã, làm rõ những kiến thức của văn bản văn học và ngược lại. Ví dụ: Khi dạy bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, tôi đã sử dụng kiến thức của Tiếng Việt như luật thơ, thể thơ lục bát, kiến thức của văn học dân gian mà đặc biệt là ca dao để lí giải nhịp điệu, giọng điệu ngọt ngào tâm tình tha thiết, cách đối đáp giữa mình – ta. Từ đó giúp học sinh hiểu được tình cảm sâu nặng giữ người đi là những chiến sĩ cách mạng với người ở lại là nhân dân Việt Bắc, đồng thời giúp người đọc hiểu được tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc nói riêng và trong thơ Tố Hữu nói chung. Tích hợp dọc: Là kiểu tích hợp trên cơ sở liên kết hai hoặc nhiều môn học thuộc cùng một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực gần nhau. Ví dụ: Khi dạy tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng, để giúp học sinh hiểu cuộc sống vất vả những anh dũng, kiên cường của người lính Tây Tiến, tôi lồng ghép tích hợp kiến thức Lịch sử về cuộc kháng chiến chống Pháp, tích hợp với kiến thức Địa lí về khí hậu của miền núi phía Bắc. Ngoài ra tôi còn cung cấp cho học sinh những kiến thức về binh đoàn Tây Tiến, một đơn vị quân đội Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp….
  • 8. DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG TÁC PHẨM “TẤY TIẾN” (QUANG DŨNG) I. Nội dung tích hợp Như trên đã trình bày, trong môn Ngữ văn có nhiều bài học có nội dung cần phải dạy theo hướng tích hợp. Tuy nhiên không phải kiến thức nào trong bài học có nội dung tích hợp. Điều cốt lõi của tích hợp là phải chỉ ra được địa chỉ tích hợp. Vì thế trong khi chờ đợi chương trình mới, sách giáo khoa mới, giáo viên cần phải biết chọn lựa những kiến thức tích hợp như thế nào đó để bài học không trở nên cồng kềnh, mất thời lượng tiết học. Đồng thời những kiến thức tích hợp đó phải góp phần giúp bài học trở nên hấp dẫn, sâu sắc hơn. Trong chương trình ngữ văn 12, có rất nhiều bài học có thể dạy theo hướng tích hợp nhưng trong khuân khổ đề tài này, tôi chỉ chọn nghiên cứu tích hợp ở tác phẩm “Tây Tiến” (Quang Dũng) Đây là bài học cung cấp kiến thức cơ bản về tác giả Quang Dũng, cũng như giúp học sinh thấy được đây là tác phẩm tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Từ tác phẩm người đọc cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ, mĩ lệ của thiên nhiên miền Tây và nét hào hoa, dũng cảm, vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến. Nắm được mhững đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu. Để học sinh khắc sâu được những kiến thức của tác phẩm, giáo viên cần tích hợp với những môn học sau: Môn Lịch sử: Học sinh hiểu được những kiến thức về binh đoàn Tây Tiến Môn GDCD: Học sinh hiểu được thế nào là trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Lớp 10, Bài 14 Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc) Môn Địa lí: Học sinh hiểu được khí hậu ở vùng núi Tây Bắc (Địa lí lớp 12- Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa). Học sinh hiểu được vị trí địa lí, địa hình của vùng núi Tây Bắc nước ta (Địa lí lớp 12- Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du miền núi Bắc bộ) Tích hợp kĩ năng sống, giá trị sống: Giúp học sinh hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng tư duy, ra quyết định. Hiểu được các giá trị sống: Hoà bình, đoàn kết... Tích hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng quyết tâm bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. II. Giáo án thực nghiệm: Tiết 19-20 Đọc văn
  • 9. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ, mĩ lệ của thiên nhiên miền Tây và nét hào hoa, dũng cảm, vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ. - Nắm được mhững đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu. - Làm sáng tỏ kiến thức bài học qua việc tích hợp kiến thức môn học như các tác phẩm thơ viết về hình tượng người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp trong chương trình THCS hoặc những tác phẩm ngoài chương trình: Đồng chí(Chính Hữu)… 2. Nội dung tích hợp: a. Môn Lịch sử: Tích hợp kiến thức lịch sử về binh đoàn Tây Tiến b. Môn GDCD: Lớp 10, Bài 14 Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: - Học sinh hiểu được thế nào là truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam, biểu hiện của lòng yêu nước. Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Hiểu được trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; có ý thức học tập rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước. c. Môn Địa lí: - Địa lí lớp 12- Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa: Học sinh hiểu được khí hậu ở vùng núi Tây Bắc. - Địa lí lớp 12- Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du miền núi Bắc bộ: Học sinh hiểu được vị trí địa lí, diện tích, địa hình của vùng núi Tây Bắc nước ta. d. Tích hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng quyết tâm bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. e. Tích hợp kĩ năng sống, giá trị sống: - Tích hợp kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giải quyết tình hướng, kỹ năng tư duy, ra quyết định. - Tích hợp các giá trị sống: Hoà bình, đoàn kết, ... 3. Kỹ năng: a. Môn Ngữ văn: Rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu một tác phẩm thơ trữ tình. Kỹ năng cảm thụ và phân tích tác phẩm theo thể loại. b. Môn Lịch sử: Kỹ năng phân tích, đánh giá được những sự kiện lịch sử. c. Môn Địa lí: Rèn kỹ khai thác, sử dụng bản đồ, đọc hiểu bản đồ. d. Môn GDCD: Rèn kỹ hợp tác, kiên định, đọc hiểu văn bản. 4. Thái độ:
  • 10. văn: Giáo dục học sinh lòng yêu nước, có trách nhiệm với đất nước, tự hào về truyền thống đấu tranh dụng nước và giữ nước của ông cha ta. b. Môn Lịch sử: Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm của bản thân đối với đất nước. c. Môn Địa lí: Ý thức về chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt Nam. d. Môn GDCD: Ý thức được vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân đối với đất nước.Hình thành ý thức bảo vệ, giữ gìn độc lập, chủ quyền đất nước. 5. Định hướng năng lực hình thành. a. Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng công nghệ thông tin. b. Năng lực chuyên biệt: Năng lực đọc - hiểu, cảm thụ và phân tích tác phẩm trữ tình. c. Năng lực vận dụng kiến thức liên môn: Để nắm vững kiến thức về tác phẩm Tây Tiến, học sinh biết liên hệ và vận dụng kiến thức liên môn. B. Phương tiện thực hiện - Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo - Máy tính, máy chiếu - Một số tranh ảnh về minh hoạ về hình ảnh người lính Tây Tiến và thiên nhiên Tây Bắc - Một số video liên quan đến tác phẩm bài thơ Tây Tiến C. Cách thức tiến hành GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới TIẾT 19  1. KHỞI ĐỘNG (5 phút) Hoạt động của Thầy và trò Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển - GV giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác phẩm Tây Tiến bằng cách cho HS: 1. Xem hình ảnh về núi rừng Tây Bắc và hình ảnh người lính. - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. - Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
  • 11. cho biết những hình ảnh này gợi nhắc cho chúng ta về thời điểm lịch sử nào? Có tác phẩm văn học nào đã viết về sự kiện lích sử đó? - HS thực hiện nhiệm vụ, báo cáo kết quả - Gv dẫn vào bài mới - Có thái độ tích cực, hứng thú.  2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt Năng lực cần hình thành Hoạt động 1: I. TÌM HIỂU CHUNG (10 phút). * Hoạt động 1:Tìm hiểu chung - Giới thiệu những nét chính về nhà thơ Quang Dũng ? - GV: Khắc sâu một vài điểm cơ bản: Nhắc đến Quang Dũng, độc giả không chỉ nhớ đến bài thơ Tây Tiến mà còn gợi nhớ đến hình ảnh xứ Đoài mây trắng: Tôi nhớ xứ Đoài mây I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Tên khai sinh : Bùi Đình Diệm (1921 – 1988). - Quê quán: Phượng Trì - Đan Phượng – Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). - Nghệ sĩ đa tài: Làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. - Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tư duy - Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận,
  • 12. mắt người Sơn Tây) - quê hương nhà thơ - Phượng Trì - Đan Phượng – Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Được biết nhiều với tư cách là nhà thơ - Phong cách thơ: phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa  hào hoa - 2001, được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. - Sáng tác chính: (sgk) làm việc nhóm. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ GV: Căn cứ vào phần Tiểu dẫn hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến? HS: Trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi. GV: Chốt kiến thức. - Tích hợp kiến thức lịch sử về binh đoàn Tây Tiến: Trong cuộc Kháng chiến Chống Thực Dân Pháp (1945 – 1954) Trung đoàn đã loại khỏi vòng chiến đấu 11.439 tên địch trong đó có 3.049 lính Âu Phi: Thu và phá hủy 6.158 súng các loại, 76 xe cơ giới, 8 ca nô tàu chiến, 3 máy bay và hang tram tấn đạn dược, quân dụng. Trung đoàn đã vinh dự được tặng cờ “Quyết chiến, chiến thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và được mang tên truyền thống đoàn Đông Biên; trung đoàn được 8 huân chương quân công và 218 huân chương các hạng. - GV: Cung cấp thêm: Địa bàn hoạt động: hiện lên chân thực trong bài thơ với vô vàn các địa danh của Miền Tây Bắc Bộ và đất bạn Lào: sông Mã, Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mướng Hịch, Viên Chăn, Châu Mộc, Sầm 2. Văn bản: a. Hoàn cảnh ra đời : Viết cuối năm 1948, ở Phù Lưu Chanh (Hà Tây), khi ông đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ. Lúc đầu bài thơ có tên là Nhớ Tây Tiến. b. Đoàn binh Tây Tiến : - Thời gian thành lập: đầu năm 1947, Quang Dũng là đại đội trưởng. - Nhiệm vụ : Phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào và miền Tây Bắc Bộ của Việt Nam. - Địa bàn hoạt động: Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, miền Tây Thanh Hoá (Việt Nam), Sầm Nưa (Lào)  địa bàn rộng lớn, hoang vu, hiểm trở, rừng thiêng nước độc - Thành phần : Phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên. - Sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về Hoà Bình thành lập Trung đoàn 52. - Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tư duy - Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận, làm việc nhóm. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
  • 13. kiến thức môn Địa lí 12- bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở vùng núi phía Bắc + Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Vùng này có khi được gọi là Tây Bắc Bắc Bộ và là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam + Về mặt hành chính, vùng Tây Bắc gồm các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Điện Biên với diện tích trên 5,64 triệu ha với 3,5 triệu dân. Về địa hình đây là vùng rừng núi hiểm trở có dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ… - Thành phần: Trong đội quân ấy có Quang Dũng làm thơ, Văn Đa, Quang Thọ là hoạ sĩ, Doãn Quang Khải là nhạc sĩ, tác giả bài hát Vì nhân dân quên mình, Như Trang – tác giả của bài Tiếng cồng quân y. - GV: yêu cầu HS đọc diễn cảm bài thơ Tây Tiến Bài thơ gồm mấy đoạn? Xác định ý chính mỗi đoạn? - HS: Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi - GV: Tổng hợp, bổ sung chốt lại kiến thức c. Bố cục: - Phần 1: “Sông Mã ... thơm nếp xôi”: Những cuộc hành quân gian khổ và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội. - Phần 2: “Doanh trại ... hoa đong đưa”: Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng. - Phần 3: “Tây Tiến đoàn ... khúc độc hành”: Chân dung người lính Tây Tiến - Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tư duy - Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận, làm việc nhóm.
  • 14. “Tây Tiến ... chẳng về xuôi”: Lời thề gắn bó với đoàn quân Tây Tiến - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Hoạt động 2: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: * Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản bằng phư pháp hoạt động nhóm và sử dụng kỹ thuật khăn phủ bàn: Nhóm 1: Tìm hiểu đoạn 1 của bài thơ: + Đoạn 1 bài thơ thể hiện nội dung gì? + Bức tranh thiện nhiên miền Tây được tác giả thể hiện như thế nào? + Hình ảnh người lính Tây Tiến được khắc hoạ qua những hình ảnh nào? - HS đọc văn bản và thảo luận và trả lời trên giấy A0. Cử đại diện trình bày trước lớp - GV nhận xét, chốt kiến thức - Tích hợp kiến thức môn Địa lí lớp 12- Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du miền núi phía Bắc: Trình chiếu cho HS xem lược đồ về vùng núi Tây Bắc và giới thiệu: Địa hình Tây Bắc II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Đoạn1: Những cuộc hành quân gian khổ và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội. * Bốn câu đầu: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi. Nhớ về rừng núinhớ chơi vơi Sài Khaosương lấp đoàn quân mỏi Mường Láthoa về trong đêm hơi - Nỗi nhớ đơn vị cũ trào dâng, không kìm nén nổi, nhà thơ đã thốt lên thành tiếng gọi. - Hai chữ “chơi vơi” là nỗi nhớ không có hình, không có lượng, hình như nhẹ tênh mà nặng vô hình, bởi không đo, không cân được, nó ám ảnh tâm trí và da diết thương nhớ vô cùng. - Sông Mã, núi rừng: chỉ địa bàn hoạt động của người lính Tây tiến. đó là nơi núi rừng hiểm trở, gian nan. - Tây Tiến: chỉ người lính Tây Tiến, đơn vị Tây Tiến – nơi QD đã từng gắn bó. - Điệp từ nhớ: Khắc sâu nỗi nhớ, da diết của tác giả dành cho đơn vị và người lính TT - Sài Khao, Mường Lát: địa - Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tư duy - Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận, làm việc nhóm. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
  • 15. nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180 km, rộng 30 km, với một số đỉnh núi cao trên từ 2800 đến 3000 m. Dãy núi Sông Mã dài 500 km, có những đỉnh cao trên 1800 m. Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà (còn gọi là địa máng sông Đà). Ngoài sông Đà là sông lớn, vùng Tây Bắc chỉ có sông nhỏ và suối gồm cả thượng lưu sông Mã. Trong địa máng sông Đà còn có một dãy cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ đến Thanh Hóa, và có thể chia nhỏ thành các cao nguyên Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản. Cũng có các lòng chảo như Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh danh hiểm trở mà người lính đã phải đi qua. - Sương lấp đoàn quân mỏi: chỉ những người lính TT phải đối mặt với gian khổ, khó khăn. - Hoa về trong đêm hơi: cách nói chỉ tâm hồn người lính bay bổng lãng mạn. - Tích hợp kiến thức môn Địa lí lớp 12- Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa: Dãy núi cao Hoàng Liên Sơn chạy dài liền một khối theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đóng vai trò của một bức trường thành ngăn không cho gió mùa đông (hướng đông bắc - tây nam) vượt qua để vào lãnh thổ Tây Bắc mà không bị suy yếu nhiều, trái với vùng Đông bắc có hệ thống các vòng cung mở rộng theo hình quạt làm cho các đợt sóng lạnh có thể theo đó mà xuống đến tận đồng bằng sông Hồng và xa hơn nữa về phía nam. Vì vậy, trừ khi do ảnh hưởng của độ cao, nền khí hậụ Tây Bắc nói chung ấm hơn Đông Bắc, chênh lệch có thể đến 2-3 OC. Ở miền núi, hướng phơi của sườn đóng một vai trò * Bốn câu tiếp: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm ……. Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi - Từ láy đầy giá trị tạo hình: khúc khuỷu, thăm thẳm, cồn mây, súng ngửi trời kết hợp với những thanh trắc đã diễn tả sự hiểm trở, trùng điệp và độ cao ngất trời của núi đèo Tây Bắc. - Hình ảnh nhân hoá “súng ngửi trời” được dùng rất hồn nhiên, rất táo bạo. + Núi cao tưởng chừng chạm mây, mây nổi thành cồn heo hút. + Những người lính trèo lên - Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tư duy - Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận, làm việc nhóm. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
  • 16. chế độ nhiệt – ẩm, sườn đón gió (sườn đông) tiếp nhận những lượng mưa lớn trong khi sườn tây tạo điều kiện cho gió "phơn" (hay quen được gọi là "gió lào") được hình thành khi thổi xuống các thung lũng, rõ nhất là ở Tây Bắc. Những biến cố khí hậu ở miền núi ang tính chất cực đoan, nhất là trong điều kiện lớp phủ rừng bị suy giảm, và lớp phủ thổ nhưỡng bị thoái hoá. Mưa lớn và tập trung gây ra lũ nhưng kết hợp với một số điều kiện thì xuất hiện lũ quét; hạn vào mùa khô thường xảy ra nhưng có khi hạn hán kéo dài ngoài sức chịu đựng của cây cối. những ngọn núi cao dường như đang đi trên mây, mũi súng chạm đến đỉnh trời. => Tâm hồn lãng mạn, chất tinh nghịch của người lính - Câu 3 nghệ thuật đối lập như bẻ đôi câu thơ, diễn tả dốc núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm. - Câu 4: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi: toàn thanh bằng gợi ra sự nhẹ nhàng cho câu thơ. + Có thể hình dung cảnh những người lính tạm dừng chân bên một dốc núi, phóng tầm mắt xuống thung lũng thấy thấp thoáng những ngôi nhà như đang bồng bềnh trôi giữa mưa rừng, sương núi. => Cảnh núi rừng thơ mộng, tâm hồn ngời lính lãng mạn. - Tích hợp kiến thức môn học: * Sáu câu tiếp: - Nghệ thuật nói giảm nói tránh: không bước nữa, bỏ quên đời: Gợi lên hình ảnh người lính dãi dầu, gian khổ, hy sinh nhưng rất bình thản, thảnh thơi. - Nhân hoá: thác gầm thét, cọp trêu người kết hợp với từ láy: đêm đêm, chiều chiều: Cảnh núi rừng Tây Bắc hoang sơ và đầy nguy hiểm luôn là mối de doạ đối với người lính. - Hai câu kết: Nhớ ôi Tây …….thơm nếp xôi: Cảnh - Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tư duy - Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận, làm việc nhóm.
  • 17. sơ nhưng tấm lòng rộng mở. Nồi cơm nấu dở bát nước chè xanh. Ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau”. (Bao giờ trở lại – Hoàng Trung Thông) tượng thật đầm ấm bởi sự xum họp đầy tình nghĩa giữa ngời lính TT với đồng bào dân tộc. Đây cũng chính là nguồn động viên đối với người lính trên đường hành quân gian khổ. *Tiểu kết: Bằng ngôn ngữ tạo hình, sự phối hợp thanh điệu, đoạn thơ mêu tả nổi bật hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc vừa hùng vĩ vừa dữ dội nhưng cũng rất thơ mộng trữ tình và cuộc hành quân đầy gian khổ nhưng không kém phần thơ mộng của người. Tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp vừa hào hoa vừa lãng mạn của người lính TT. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.  3.LUYỆN TẬP Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt Năng lực cần hình thành - GV giao nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ: Câu hỏi 1: Câu thơ : “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm” ngắt nhịp thế nào là phù hợp nhất với ý thơ? a. Nhịp 4/1/2 b. Nhịp 2/2/1/2 c. Nhịp 2/2/3 d. Nhịp 4/3 b. Nhịp 2/2/1/2 Năng lực giải quyết vấn đề  4.VẬN DỤNG Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt Năng lực cần hình thành - GV giao nhiệm vụ: Đọc đoạn thơ và trả lời các câu Câu 1. Đoạn thơ khắc hoạ bức Năng lực giải quyết
  • 18. khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống. Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Câu 1. Xác định nội dung của đoạn thơ? Câu 2. Đoạn thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: tranh thiên nhiên miền tây hùng vĩ dữ dội và hình ảnh người lính Tây Tiến . Câu 2. Đoạn thơ sử dụng những biện pháp nghệ thuật: + Nhân hoá Súng ngửi trời + Điệp từ dốc + Đối lập: Ngàn thước …xuống + Từ láy: khúc khuỷu, dốc thăm thẳm, heo hút + Thanh trắc …. - Tác dụng: khắc hoạ bức tranh thiên nhiên miền tây hùng vĩ dữ dội và hình ảnh người lính Tây Tiến . vấn đề  MỞ RỘNG. Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt Năng lực cần hình thành - GV giao nhiệm vụ: Vẽ sơ đồ tư duy tác giả Quang Dũng - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Vẽ chính xác bản đồ tư duy về: - Tác giả Quang Dũng Năng lực tự học, sáng tạo. 4. Củng cố: - Giáo viên củng cố những kiến thức cơ bản của tác phẩm. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc bài thơ - Ôn lại kiến thức - Soạn tiếp phần 2,3,4 của bài thơ TIẾT 20  1. KHỞI ĐỘNG (5 phút) Hoạt động của Thầy và trò Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển - GV giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác phẩm Việt bắc bằng cách cho HS: - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
  • 19. bài hát Qua miền Tây Bắc của nhạc sĩ Nguyễn Thành 2. Em hãy nêu cảm nhận của mình sau khi xem video trên? - HS thực hiện nhiệm vụ, báo cáo kết quả - Gv dẫn vào bài mới - Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. - Có thái độ tích cực, hứng thú.  2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt Năng lực cần hình thành Hoạt động 1: I. TÌM HIỂU CHUNG (10 phút). - GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản bằng phư pháp hoạt động nhóm và sử dụng kỹ thuật khăn phủ bàn: Nhóm 2: Tìm hiểu đoạn 2 của bài thơ: + Đêm liên hoan văn nghệ của người lính Tây Tiến được miêu tả như thế nào? + Bức tranh thiện nhiên miền Tây được tác giả thể hiện như thế nào? - HS đọc văn bản và thảo luận và trả lời trên giấy A0. Cử đại diện trình bày trước lớp - GV nhận xét, chốt kiến thức - GV trình chiếu cho HS xem một số hình ảnh về những đêm liên hoa lửa trại của đồng bào miền núi - Tích hợp kiến thức về văn hóa: Về cơ bản, vùng Tây Bắc là 2. Đoạn 2: Những kỉ niệm về tình quân dân trong đêm liên hoan văn nghệ và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng. a. Kỉ niệm tình quân dân: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạcvề Viên Chăn xây hồn thơ” - Không gian: ánh sáng lung linh của lửa đuốc, âm thanh réo rắt của tiếng đàn, cảnh vật và con người như ngả nghiêng, bốc men say, ngất ngây, rạo rực.  huyền ảo, rực rở, tưng bừng, sôi nổi - Nhân vật trung tâm: em với áo xiêm lộng lẫy (xiêm áo tự bao giờ), vừa e thẹn vừa tính tứ (e ấp), vừa duyên dáng trong điệu vũ xứ lạ (man điệu)  làm say đắm lòng người chiến sĩ Tây Tiến - Hai chữ kìa em: cái nhìn vừa ngạc nhiên vừa mê say, ngây ngất của các chàng trai Tây Tiến - Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tư duy - Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận, làm việc nhóm. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
  • 20. hóa của dân tộc Thái, nổi tiếng với điệu múa xòe tiêu biểu là điệu múa xòe hoa rất nổi tiếng được nhiều người biết đến. Mường là dân tộc có dân số lớn nhất vùng. Ngoài ra, còn khoảng 20 dân tộc khác như H'Mông, Dao, Tày, Kinh, Nùng,... Ai đã từng qua Tây Bắc không thể quên được hình ảnh những cô gái Thái với những bộ váy áo thật rực rỡ đặc trưng cho Tây Bắc. tây bắc là vùng có sự phân bố dân cư theo độ cao rất rõ rệt: vùng rẻo cao(đỉnh núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao, Tạng Miến,với phương thức lao động sản xuất chủ yếu là phát nương làm rẫy, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên; vùng rẻo giữa(sườn núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer, phương thức lao động sản xuất chính là trồng lúa cạn, chăn nuôi gia súc và một số nghề thủ công; còn ở vùng thung lũng, chân núi là nơi sinh sống của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, Thái - Kadai,điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn để phát triển nông nghiệp và các ngành nghề khác. sự khác biệt về điều kiện sinh sống và phương thức lao động sản xuất cũng gây ra sự khác  Đêm liên hoan thắm tình quân dân. Qua đó người lính Tây Tiến hiện lên với tâm hồn hào hoa lãng mạn.  Bốn câu thơ gợi ra đêm liên hoan nhộn nhịp, tưng bừng kiến tâm hồn người lính mê say, ngây ngất như được xây bằng thơ, bằng nhạc.
  • 21. rất lớn! mặc dù văn hóa chủ thể và đặc trưng là văn hóa dân tộc Mường. - GV trình chiếu một số hình ảnh về vùng đất Châu Mộc và con thuyền độc mộc – một nét phong tục đạc trưng của con người vùng Tây Bắc b. Bốn câu tiếp: Cảnh núi rừng Tây Băc thơ mộng, trữ tình: “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy, Có thấy hồn lau nẻo bến bờ. Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” - Hình ảnh: Châu Mộc chiều sương, hồn lau, dòng sông, hoa đong đưa: Không gian núi rừng yên tĩnh, hoang sơ nhưng thơ mộng, mỹ lệ. => Bức tranh núi rừng màu sắc cổ tích, huyền thoại - dáng người trên độc mộc: dáng đứng đẹp, hiên ngang, hùng dũng của chàng trai, cô gái hoặc người chiến sĩ Tây Tiến trên con thuyền độc mộc, lao trên sông nước. Con người và thiên nhiên hoà hợp, gắn bó đã tạo một vẻ đẹp nên thơ, cổ tích. => Ngôn ngữ tạo hình, giàu tính nhạc, chất thơ và chất nhạc hoà quyện: thể hiện vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của thiên nhiên và con người. - Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tư duy - Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận, làm việc nhóm. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản bằng phư pháp hoạt động nhóm và sử dụng kỹ thuật khăn phủ bàn: Nhóm 3: Tìm hiểu đoạn 3 của bài thơ: + Chân dung nười lính Tây Tiến được thể hiện 3. Đoạn 3. Bức chân dung người lính Tây Tiến: - Ngoại hình: đầu không mọc tóc, quân xanh màu lá: Khắc hoạ hình ảnh người lính TT tiều tuỵ bởi những cơn sốt rét rừng, bởi sự thiếu thốn của chiến tranh. - Từ ngữ: đoàn binh, oai hùm: diễn tả khí phách oai phong, lẫm - Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tư duy - Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận, làm việc nhóm.
  • 22. trong đoạn thơ - HS đọc văn bản và thảo luận và trả lời trên giấy A0. Cử đại diện trình bày trước lớp - GV nhận xét, chốt kiến thức - GV tích hợp kiến thức môn học: Nhiều bài thơ chống Pháp cũng nói tới hiện thực này: “Giọt giọt mồ hôi rơi Trên má anh vàng nghệ” (Cá nước - Tố Hữu) “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vần trán ướt mồ hôi” (Đồng chí – Chính Hữu) - GV tích hợp kiến thức môn học: Hào khí thời đại đã được thể hiện trong hai câu thơ gợi đến âm vang hào sảng của một lời thề “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”: “Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi Nào có sá chi đâu ngày trở về Ra đi ra đi bảo tồn sông liệt của người lính TT => Làm cho hình ảnh người lính hiện lên ốm nhưng không yếu, tiều tuỵ nhưng không bi luỵ mà đầy oai phong. - Tâm hồn đầy mơ mộng: + Mắt trừng … biên giới: người lính ôm giấc mộng lập công, giành chiến thắng + Đêm mơ…kiều thơm: mơ về những người con gái Hà Thành thanh lịch, yêu kiều => Tâm hồn lãng mạn, bay bổng, hào hoa của người lính TT. - Sự hy sinh: Rải rác … mồ viễn xứ: + Rải rác: những ngôi mộ nằm rải rác ở vùng biên giới xa xôi + Từ Hán Việt: mồ viễn xứ, áo bào: cách nói làm cho sự hy sinh của người lính trở lên thiêng liêng, cao cả. + Anh về đất: nói giảm nói tránh: thể hiện sự hy sinh thanh thản, nhẹ nhàng của người lính. - Vẻ đẹp lý tưởng: Chiến trường …đời xanh: + Quyết tâm chiến đấu vì tổ quốc + Người lính TT mang dáng dấp của những người chiến sĩ thủơ xưa oai hùng, lẫm liệt. - Câu cuối: Sông Mã gầm lên khúc độc hành: Con sông cũng giận, cũng thương tiếc, đau đớn trước sự hy sinh của người lính => Đoạn thơ là bức tượng đài bi tráng về người lính Tây Tiến. Đó - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
  • 23. đi thà chết không lùi” là những con người dũng cảm, kiến cường, bất khuất, sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc nhưng cũng là những chàng trai có tâm hồn lãng mạn, bay bổng bi luỵ. Nhóm 4: Tìm hiểu đoạn 4 của bài thơ: - GV: Lời thề của người lính Tây Tiến được thể hiện như thế nào? - HS đọc văn bản và thảo luận và trả lời trên giấy A0. Cử đại diện trình bày trước lớp - GV nhận xét, chốt kiến thức 4. Lời thề gắn bó với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây Bắc: “Tây Tiến người đi không hẹn ước Đường lên thăm thẳm một chia phôi Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” - Cách nói khẳng định: “Tây Tiến người đi không hẹn ước”  tô đậm không khí chung của một thời Tây Tiến với lời thề kim cổ: ra đi không hẹn ngày về, một đi không trở lại - Đường lên Tây Tiến: thăm thẳm, chia phôi: nỗi xót xa khi đã xa đồng đội, khi nghĩ đến đường lên Tây Tiến xa xôi, vời vợi. - Lời thề cùng Tây Tiến: + Mùa xuân ấy: thời điểm lịch sử không bao giờ trở lại  mốc thương nhớ vĩnh viễn trong trái tim những người lính Tây Tiến một thời + Cách nói đối lập: Sầm Nứa ><về xuôi  Sự gắn bó sâu nặng với đoàn quân Tây Tiến: dù đã rời xa nhưng tâm hồn, tình cảm vẫn đi cùng đồng đội, vẫn gắn bó máu thịt với những ngày, những nơi đã đi qua - Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tư duy - Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận, làm việc nhóm. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
  • 24. chậm, giọng thơ trầm buồn nhưng tinh thần chẳng về xuôi làm toát lên vẻ hào hùng của cả đoạn thơ. - Vận dụng kỹ thuật phòng tranh - GV chia lớp thành 5 nhóm; yêu cầu mỗi HS vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A0 tổng kết bài học theo ý tưởng riêng của mình. - Sau đó, các nhóm treo trên tường để các bạn trong lớp có thể xem được. Từ đó lớp sẽ bình chọn một bức tranh hoàn chỉnh nhất. - Cuối cùng GV nhận xét và tổng kết bài học tổng IV. Tổng kết: - Bài thơ xây dựng tượng đài đẹp đẽ vả độc đáo về người lính TT trong thời kì kháng chiến: anh dũng, kiên cường và hào hoa, lãng mạn. - Bài thơ được viết với cảm hứng lãng mạn và bi tráng, thể hiện tài năng và tâm hồn tinh tế của QD - người nghệ sĩ, chiến sĩ TT. - Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tư duy - Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận, làm việc nhóm. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.  3.LUYỆN TẬP Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt Năng lực cần hình thành - GV giao nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ: Câu 1: Hai câu thơ “ Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” a. Chí khí của người lính Tây Tiến b. Đời sống tình cảm của lính Tây Tiến c. Cái chí và cái tình của người lính d. Lòng căm thù quân giặc và nỗi buồn nhớ về Hà Nội Câu 2: Dòng nào chưa nói đúng về nội dung chính ở đoạn thơ thứ 3 của bài Tây Tiến ? a. Ngoại hình và đời sống nội tâm của người lính b. Cái tình và cái chí của người lính c. Sự giằng xé giữa lí tưởng cao đẹp và Câu 1: c. Cái chí và cái tình của người lính Câu 2: c. Sự giằng xé giữa lí tưởng cao đẹp và tình cảm sâu nặng của người lính Năng lực giải quyết vấn đề
  • 25. nặng của người lính d. Sự hi sinh kiêu hùng của người lính Câu 3: Dòng nào không đúng nói về nội dung bốn câu thơ cuối đoạn ba của bài thơ Tây Tiến ? a. Nói về cái cốt cách đa tình của người lính Tây Tiến b. Thể hiện lí tưởng sống cao đẹp của người lính c. Diễn tả sự hi sinh cao cả , lẫm liệt của người lính d. Khẳng định sự bất tử của người lính đã hi sinh - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Câu 3: a. Nói về cái cốt cách đa tình của người lính Tây Tiến  4.VẬN DỤNG Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt Năng lực cần hình thành - GV giao nhiệm vụ: Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi. “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa, Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. Câu 1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả? Câu 2. Các từ “xiêm áo”, “khèn”,“man điệu”, “e ấp” có vai trò gì trong việc thể hiện những hình ảnh vẻ đẹp văn hoá miền núi và tâm trạng người lính Tây Tiến? Câu 3. Câu thơ Trôi dòng nước Câu 1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng của tác giả : đó là nỗi nhớ những kỉ niệm về tình quân dân trong đêm liên hoan văn nghệ và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng. Câu 2. Các từ “xiêm áo”, “khèn”,“man điệu”, “e ấp” có vai trò trong việc thể hiện những hình ảnh vẻ đẹp văn hoá miền núi và tâm trạng người lính Tây Tiến : - Vẻ đẹp thể hiện bản sắc dân tộc, nhất là văn hoá miền núi. Đó là vẻ đẹp của các cô gái Tây Bắc trong trang phục lạ: xiêm áo, vừa e thẹn, vừa tình tứ trong Năng lực giải quyết vấn đề
  • 26. đưa được sử dụng nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó. một vũ điệu lạ: man điệu, nhạc cụ lạ: khèn, dáng điệu lạ: e ấp. - Tâm trạng người lính: vừa ngạc nhiên, vừa đắm say trong tiến khèn, điệu múa.Tâm hồn các anh vẫn phơi phới niềm lạc quan yêu đời, đầy ắp niềm vui và mộng mơ, quên đi bao nỗi nhọc nhằn, gian khổ. Câu 3. Câu thơ Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa được sử dụng nghệ thuật đối lập. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ : gợi vẻ đẹp hoang sơ, vữa dữ đội, vừa thơ mộng của núi rừng, đồng thời thể hiện bút pháp “thi trung hữu hoạ” ( trong thơ có hoạ) của Qung Dũng.  MỞ RỘNG. Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt Năng lực cần hình thành - GV giao nhiệm vụ: Vẽ sơ đồ tư duy bài thơ Tây Tiến. - HS thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Vẽ chính xác bản đồ tư duy về: - Bài thơ Tây Tiến Năng lực tự học, sáng tạo. 4. Củng cố: - Giáo viên củng cố những kiến thức cơ bản của tác phẩm. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc bài thơ - Ôn lại kiến thức và phân tích bài thơ III. Kết quả thực nghiệm sau khi dạy học tích hợp: III. 1. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ: * Về kiến thức: Đánh giá ở 4 mức độ: - Nhận biết - Thông hiểu - Vận dụng thấp - Vận dụng cao * Về kĩ năng: Đánh giá:
  • 27. kĩ năng khái quát, đọc hiểu, phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học. - Kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để hiểu sâu sắc tác phẩm văn học. * Về thái độ: Đánh giá thái độ học sinh: - Ý thức, tinh thần tham gia học tập. - Tình cảm của học sinh đối với môn học và các môn học khác có liên quan. * Về năng lực: Qua bài kiểm tra đánh giá được năng lực tiếp nhận kiến thức, năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực vận dụng kiến thức của học sinh vào bài thi cũng như trong những tình huống thực tế trong cuộc sống. III. 2. CÁCH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ: - Giáo viên đánh giá kết quả, năng lực học sinh qua các sản phẩm của học sinh trên lớp thông qua phiếu học tập. - Giáo viên đánh giá kết quả học tập và năng lực học sinh qua đề kiểm tra đề kiểm tra hai tiết (hệ số 2) III. 3. ĐỀ KIỂM TRA (Bài viết số 3) Ma trận đề Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Thấp Cao NLVH Nhận biết được nét chính về tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, vị trí của hai đoạn thơ. Nhận ra được cách làm bài. Hiểu được nội dung, nghệ thuật của hai đoạn thơ Vận dụng kĩ năng làm nghị luận văn học dạng đề so sánh để cảm nhận về hai đoạn thơ. Chỉ ra được nét tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ Số câu Số điểm Tỉ lệ 4,0 40% 2,0 20 % 3,0 30% 1,0 10% 1 10 100% ĐỀ BÀI: Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi
  • 28. khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! (Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ Văn 12, tập 1, NXBGD Việt Nam, 2015) ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM: Ý Nội dung Điểm Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và hình tượng con người Việt Bắc trong đoạn thơ: 10,0 a. Đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0,5 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể tham khảo một dàn ý dưới dây: a MB: Nhắc đến Quang Dũng là nhắc đến một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. Nhà thơ đã mang cái hào hoa của người Hà Nội và cả xứ Đoài thơ mộng- quê hương của ông để làm nên chất men say lãng mạn ở Tây Tiến. Bài thơ ghi lại một kỉ niệm đẹp của nhà thơ với bạn bè, đồng chí và cả những khắc khoải trong một nỗi nhớ dài khi đã rời xa đơn vị cũ. Đoạn thơ đã khắc họa thành công vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và hình tượng người lính. 0,5 b TB: Hai câu đầu: khơi gợi cảm xúc chung: - Nỗi nhớ đơn vị cũ trào dâng, không kìm nén nổi, nhà thơ đã thốt lên thành tiếng gọi. - Hai chữ “chơi vơi” là nỗi nhớ không có hình, không có lượng, hình như nhẹ tênh mà nặng vô hình, bởi không đo nó được, không cân nó được, chỉ biết nó lửng lơ đầy ắp, mênh mông, nó ám ảnh tâm trí mình, nó da diết thương nhớ vô cùng. “Chơi vơi” như vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ, hình tượng hoá nỗi nhớ, khơi nguồn cho cảnh núi cao, dốc sâu, vực thẳm, rừng dày liên tiếp xuất hiện ở những câu thơ sau 1,0
  • 29. thiên nhiên Tây Bắc + Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ dữ dội: . Khí hậu khắc nghiệt: Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi..Với bút pháp lãng mạn, kết hợp bút pháp hiện thực, QD đã miêu tả vừa chân thực vừa nên thơ con đường hành quân gian khổ và người lính Tây Tiến trên những chặng đường đầy gian khổ đó. Hành quân giữa rừng núi có hương hoa rừng và mờ mịt hơi sương, những người lính mỏi mệt như bị chìm lấp đi trong sương khói. . Địa hình hiểm trở cheo leo: Từ láy giàu sức tạo hình: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút. Phối hợp nhiều thanh trắc: Dốc lên khuc khuỷu dốc thăm thẳm. Phép đối ngắt nhịp 4/3: Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống, nhân hoá “súng ngửi trời”…đã vẽ ra 1 bức tranh hoành tráng diễn tả rất đạt sự hiểm trở và dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng Tây Bắc. + Thiên nhiên Tây Bắc thơ mộng trữ tình: . Mường Lát hoa về trong đêm hơi. Câu thơ đẹp như một bức tranh thuỷ mặc, nó có vẻ đẹp của xứ lạ phương xa với cái tên Mường Lát, nó có vẻ đẹp huyền ảo, mơ hồ với khói sương bồng bềnh như “đêm hơi”; câu thơ . Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi gợi không gian mịt mù sương rừng, mưa núi thấy thấp thoáng những ngôi nhà như đang bồng bềnh trôi giữa không gian núi rừng thơ mộng. 2,5 - Nỗi nhớ về người lính Tây tiến: + Người lính Tây Tiến kiên cường, dũng cảm sống và chiến đấu trong điều kiện gian khổ, khắc nghiệt của núi rừng Tây Bắc rộng lớn, hùng vĩ, hiểm trở, hoang sơ, dữ dội. + Họ là những người lính tinh nghịch, lãng mạn, lạc quan, yêu đời, coi cái chết nhẹ nhàng, thanh thản: . Súng ngửi trời: cách nói thể hiện sự tinh nghịch, bản lĩnh ngang tàng của người lính Tây Tiến. . Hình ảnh: đoàn quân mỏi. Anh bạn dãi dầu không bước nữa. Gục lên súng mũ bỏ quên đời thể hiện sự mất mát, hi sinh của người lính đồng thời qua cách nói ấy ta thấy hiện lên tinh thần coi cái chết nhẹ tựa lông hồng của chiến sĩ Tây Tiến hào hoa. + Đó là những con người lãng mạn, hào hoa: Hoa về 2,5
  • 30. những người lính Tây Tiến trên đường hành quân mang theo cả những đoá hoa rừng. Nghệ thuật: Bút pháp lãng mạn, kết hợp bút pháp hiện thực, nghệ thuật tạo hình gần với lối vẽ tranh thuỷ mặc, phối hợp thanh điệu độc đáo, sử dụng điệp từ, điệp ngữ, đảo ngữ, nghệ thuật nhân hóa sáng tạo… 1,0 c Đánh giá chung: Đoạn thơ đã diễn tả rất ấn tượng cái dữ dội, hoang sơ, âm u, bí ẩn mà cũng rất đỗi trữ tình, nên thơ của thiên nhiên miền tây, cùng vẻ đẹp tâm hồn người lính Tây Tiến: Lãng mạn, đa cảm, lạc quan, tinh nghịch, hồn nhiên yêu đời mà hiên ngang dũng cảm biết bao nhiêu. Quả thực, trong thơ ca kháng chiến Việt Nam, không thể thiếu một bài thơ như thế, một hồn thơ như thế. 0,5 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0,5 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5 III. 4. KẾT QUẢ: Lớp Số học sinh Kết quả thực nhiệm Giỏi Khá T.bình Yếu SL % SL % SL % SL % 12A1 34 8 23,5 17 50,0 9 26,4 0 0 12A5 39 15 38,4 19 48,7 5 12,8 0 0 Từ kết quả thu được ở trên cho thấy, việc dạy học theo hướng tích hợp trong môn Ngữ văn đã đem lại những hiệu quả đáng kể. Ngoài việc tạo hứng thú cho các em trong học tập, thấy được mối liên quan nhất định giữa môn Ngữ văn với các môn học khác, học sinh đã hiểu về tác phẩm có chiều sâu hơn. Từ đó giúp các em có cảm thụ sâu sắc nội dung cũng như cái hay, cái đẹp mà nhà thơ đã gửi gắm trong tác phẩm. Qua bài học học sinh thấy yêu thêm đất nước mình, trân quý, tự hào về những người con đất Việt trong công cuộc dựng xây và bảo vệ Tổ quốc. Cũng như xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo ệ Tổ quốc và gìn giữ những giá trị văn hoá, văn học dân tộc. 8. Những thông tin cần được bảo mât. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Giáo viên: Nhiệt tình, có trách nhiệm cao, đầu tư chuyên môn, chuẩn bị kĩ những câu hỏi thảo luận và dự kiến các phương án trả lời. - Học sinh: Chuẩn bị bài, soạn bài, sách giáo khoa và các đồ dùng học tập khác.
  • 31. dạy học: Máy tính, máy chiếu, giấy A0, A3, A4, bút dạ, sách giáo khoa… 10. Đánh giá lợi ích thu được: Qua quá trình thực nghiệm thiết kế giáo án: Dạy học tích hợp trong một số tác phẩm Ngữ văn 12, tôi nhận thấy việc dạy học theo hướng tích hợp là một trong những cách thức dạy học có hiệu quả tối ưu. Dạy học theo hướng tích hợp góp phần giúp giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong dạy học nhằm tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn cho việc dạy tác phẩm văn chương, đồng thời giúp học lĩnh hội kiến thức văn học một cách khoa học, có hệ thống và sâu sắc hơn. Từ đó các em cũng thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức của nhiều môn học. Tóm lại, đề tài nghiên cứu này tôi hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé công sức vào công cuộc đổi mới dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông hiện nay, góp phần làm cho những giờ dạy văn trở nên thú vị, hấp dẫn và đạt kết quả như mong muốn. Với sáng kiến nhỏ này, người viết mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp nhằm bổ sung cho đề tài được sâu sắc và thiết thực hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Lớp 12A1, 12A5 Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc Tây Tiến (Quang Dũng) Ngày tháng năm 2020 Ngày tháng năm 2020 Ngày 25 tháng 2 năm 2020 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) CHỦ TỊCH HỒI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Ký tên, đóng dấu) NGƯỜI ĐĂNG KÝ (Ký, ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Thuý
  • 32. KHẢO 1. Sách giáo khoa Ngữ văn 12 (NXB GD 2002) 2. Sách giáo viên Ngữ văn 12 (NXB GD 2002) 3. Tài liệu tập huấn dạy học tíchhợp, năm 2015
  • 33. Trang 1. Lời giới thiệu ............................................................................................ 1.1. Lí do chọn đề tài……………...……………………………………...... 1. 2. Mục đíchcủa đề tài…...……………………………………………..... 2. Tên sáng kiến ............................................................................................ 3. Tác giả sáng kiến ...................................................................................... 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến ...................................................................... 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến ...................................................................... 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu ...................................................... 7. Mô tả bản chất của sáng kiến ................................................................... Chương I. Cơ sở lí luận và thực tiễn trong việc dạy học tích hợp ở trường THPT ..............……………………………………………………………. I. 1. Khái niệm tích hợp ................................................................................ I.2. Quan điểm tíchhợp liên môn trong dạy học nói chung......................... I. 3. Quan điểm tích hợp liên môn trong dạy học Ngữ văn ......………….... II. Cơ sở thực tiễn……………………………………………………….... II. 1. Nhận thức về dạy học tíchhợp………………………………………. II. 2.Thực trạng về dạy học tích hợp trong môn ngữ văn ở trường THPT Trần Hưng Đạo ............………………………………………..………….. Chương II. Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong môn Văn ........... I.1.Trước hết phải hiểu thế nào là dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn… I. 2. Xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học tích hợp ……….. Chương III: Ứng dụng dạy học trong tác phẩm Tây Tiến (Quang Dũng) ... I. Nội dung tích hợp ……………………………………………………….. II. Giáo án thực nghiệm. ………………………………………………….. III. Kết quả thực nghiệm sau khi dạy học tích hợp ...................................... 8. Những thông tin cần bảo mật (nếu có) …………………………..…..… 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến …………………..……… 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến ………………………………………………………….. ….….. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu …………………………………………..……….. 01 01 02 02 02 02 02 03 03 03 03 03 04 04 04 05 06 06 06 08 08 08 26 30 30 30 31
  • 34.