Bài tập đồng biến, nghịch biến lớp 9

Thực hiện các hoạt động sau

- Tính giá trị y tương ứng của các hàm số y = x + 1 và y = -x + 1 theo các giá trị đã cho của biến x rồi điền vào bảng sau:

x

-2,5

-2

-1,5

-1

-0,5

0

0,5

1

1,5

y = x + 1

y = -x + 1

- Quan sát bảng giá trị trên rồi trả lời các câu hỏi sau:

+) Đối với hàm số y = x + 1, khi cho x các giá trị tùy ý y tăng dần thì các giá trị tương ứng của y tăng lên hay giảm đi?

+) Đối với hàm số y = - x + 1, khi cho x các giá trị tùy ý y tăng dần thì các giá trị tương ứng của y tăng lên hay giảm đi?

Trả lời:

x

-2,5

-2

-1,5

-1

-0,5

0

0,5

1

1,5

y = x + 1

 -1,5

-1 

-0,5 

 0.5

 1

 1.5

2.5 

y = -x + 1

3.5

2.5 

1.5 

 1

0.5 

-0.5 

+) Đối với hàm số y = x + 1, khi cho x các giá trị tùy ý y tăng dần thì các giá trị tương ứng của y tăng lên.

+) Đối với hàm số y = - x + 1, khi cho x các giá trị tùy ý y tăng dần thì các giá trị tương ứng của y giảm đi.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Đọc kĩ nội dung sau

Cho hàm số y = f(x) xác định với mọi giá trị của x $\in \mathbb{R}$.

  • Nếu giá trị của biến x tăng lên mà giá trị tương ứng f(x) cũng tăng lên thì hàm số y = f(x) được gọi là hàm đồng biến trên $\mathbb{R}$ (gọi tắt là hàm số đồng biến).
  • Nếu giá trị của biến x tăng lên mà giá trị tương ứng f(x) lại giảm đi thì hàm số y = f(x) được gọi là hàm nghịch  biến trên $\mathbb{R}$ (gọi tắt là hàm số nghịch biến).

2. b) Đọc kĩ nội dung sau

Hàm số bậc nhất y = ax + b xác định với mọi giá trị của x thuộc tập $\mathbb{R}$ và có tính chất sau:

  • Đồng biến trên $\mathbb{R}$ , khi a > 0
  • Nghịch biến trên $\mathbb{R}$ , khi a < 0 (h.13)

Bài tập đồng biến, nghịch biến lớp 9

c) Trong các hàm số sau, hàm số nào là đồng biến, nghích biến?

y = 8x - 5 ;   y = -3x + 11 ;    y = -49x - 100 ;    y = 0,1 - 0,3x ;  y = 0,3x + 0,1

Trả lời:

Các hàm số đồng biến là y = 8x - 5; y = 0,3x + 0,1

Các hàm sô nghich biến là y = -3x + 11; y = -49x - 100 ; y = 0,1 - 0,3x.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trang 52 sách VNEN 9 tập 1

Cho hai hàm số y = f(x) = $\frac{2}{3}$x và y = g(x) = $\frac{2}{3}$x + 3.

a) Tính giá trị tương ứng của mỗi hàm số theo giá trị đã cho của biến x rồi điền vào bảng sau:

Bài tập đồng biến, nghịch biến lớp 9

b) Hàm số y = f(x) là hàm số đồng biến hay nghịch biến? Vì sao?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 52 sách VNEN 9 tập 1

Cho hai hàm số y = 1,5x - 3 và y = -0,6x + 5.

a) Vẽ trên cùng một mặt phẳng tọa độ đồ thị của hai hàm số đó.

b) Trong hai hàm số đã cho, hàm số nào đồng biến? Hàm số nào nghịch biến? Vì sao?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 52 sách VNEN 9 tập 1

Với giá trị nào của a hàm số y = (a - 2)x + 3:

a) Đồng biến?                                       b) Nghích biến?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Trang 52 sách VNEN 9 tập 1

Với giá trị nào của a thì điểm A(a; 2a - 1) thuộc đồ thị hàm số:

a) y = -2x + 3 ;      b) y = -x + 5 ;             c) f(x) = 3x - 1 ;       d) f(x) = $\frac{1}{3}$x - $\frac{2}{3}$?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 1: Trang 52 sách VNEN 9 tập 1

Tìm tập xác định của mỗi hàm số sau:

a) y = -4x + 9 ;                                               b) y = $\frac{5}{x - 1}$ ;

c) y = $\frac{x - 1}{x^{2} - 3x + 2}$ ; (HD: Phân tích mẫu thành nhân tử)

d) y = 1 - $\sqrt{4 - x}$ ;                                 e) y = $\frac{5}{\sqrt{1 - 2x}}$

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 53 sách VNEN 9 tập 1

Hãy xét xem mỗi hàm số sau đồng biến hay nghich biến?

a) y = 2x ;

b) y = -2x ;

c) y = $\sqrt{x - 1}$ khi x $\geq $ 1 (Hướng dẫn: Sử dụng biểu thức liên hợp)

d) y = $\sqrt{9 - x}$ khi x $\leq $ 9.

=> Xem hướng dẫn giải

Từ khóa tìm kiếm: giải bài 4 tính chất đồng biến, nghịch biến của hàm số y = ax + b, tính chất đồng biến, nghịch biến của hàm số y = ax + b trang 50 vnen toán 9, bài 4 sách vnen toán 9 tập 1, giải sách vnen toán 9 tập 1 chi tiết dễ hiểu

Chứng minh rằng hàm số bậc nhất y = ax + b đồng biến khi a > 0 và nghịch biến khi a < 0.. Câu 10 trang 62 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1 - Bài 2. Hàm số bậc nhất

Chứng minh rằng hàm số bậc nhất y = ax + b đồng biến khi a > 0 và nghịch biến khi a < 0.

Bài tập đồng biến, nghịch biến lớp 9

Xét hàm số bậc nhất y = ax +b ( \(a \ne 0\) ) trên tập số thực R.

Với hai số \(x_1\) và \(x_2\) thuộc R và \({x_1} < {x_2}\) , ta có :

\({y_1} = {a_1} + b\)

\({y_2} = {a_2} + b\)

\({y_2} – {y_1} = \left( {a{x_2} + b} \right) – \left( {a{x_1} + b} \right) = a\left( {{x_2} – {x_1}} \right)\)    (1)

*        Trường hợp a > 0:

Ta có: \({x_1} < {x_2}\) suy ra : \({x_2} – {x_1} > 0\)             (2)

Quảng cáo

Từ (1) và (2) suy ra: \({y_2} – {y_1} = {\rm{a}}\left( {{x_2} – {x_1}} \right) > 0 \Rightarrow {y_2} < {y_1}\)

Vậy hàm số đồng biến khi a > 0.

*        Trường hợp a < 0 :

Ta có: \({x_1} < {x_2}\) suy ra : \({x_2} – {x_1} > 0\)          (3)

Từ (1) và (3) suy ra:

\({y_2} – {{\rm{y}}_1} = {\rm{a}}\left( {{x_2} – {x_1}} \right) < 0 \Rightarrow {y_2} < {y_1}\)

Vậy hàm số nghịch biến khi a < 0.