Bài học rút ra từ sự tích hạt lúa

Sự tích hạt lúa kể về nguồn gốc ra đời của cây lúa ngày nay và tấm lòng của hai vợ chồng trong câu chuyện đã chia sẻ hạt lúa vàng đến với mọi người.

Ngày xửa ngày xưa, xa tận đời nảo đời nào không ai nhớ rõ cả, chỉ biết rằng cách đây đã rất lâu rồi, con người luôn sống trong cảnh thiếu thốn và đói khát. Họ chưa có quần áo để mặc, mà chỉ biết dùng vỏ cây làm khố, da thú làm áo che thân. Họ cũng không biết ăn cơm, mà chỉ hái rau rừng, cỏ dại sống qua ngày đoạn tháng.

Con người phải lang thang hết vùng này đến vùng nọ. Nơi nào có nhiều rau quả thì họ dựng lều ở tạm. Khi nào ở đó hết thức ăn thì họ lại cuốn gói, dắt nhau đi nơi khác. Cuộc sống du mục như vậy không biết bao giờ mới chấm dứt.

Trải qua rất nhiều năm sau đó, con người sinh sôi ngày một đông, còn thức ăn mỗi ngày một ít đi. Hơn nữa, họ đi đến đâu là tàn phá thiên nhiên đến đấy. Cuộc sống đã khó vì thế càng trở nên chật vật hơn.

Năm ấy, thời tiết không được thuận hòa, thức ăn ít hẳn nên hầu như mọi người đều bị đói. Nhiều người phải bỏ đi thật xa. Trong số ấy, có hai vợ chồng trẻ lâm vào bước đường cùng, phải dắt nhau vào rừng sâu để sinh sống. Họ đi mãi, đi đến khi mệt lả rồi mà vẫn chưa tìm được chỗ dừng chân. Đến chiều tối, hai vợ chồng thấy một đàn chim bay sà xuống một vùng cỏ nâu vàng. Mệt quá, họ dừng lại đấy và dựng một túp lều con tạm nghỉ chân ở đó.

Hàng ngày, vợ lên núi kiếm rau tìm quả dại, còn chồng đặt bẫy bắt chim. Nơi đây hoang vu, rậm rạp, không có con người tranh giành thức ăn, cuộc sống vì thế cũng tạm ổn. Những con chim họ bắt được đều ăn một loại hạt màu vàng. Con nào con nấy béo tròn, thịt lại ăn vừa thơm vừa ngọt. Thấy chim ăn hạt màu vàng béo tốt, thơm ngon, chị vợ liền nói với chồng:

– Chàng ạ, thiếp nghĩ thứ hạt mà chim ăn được thì thế nào chúng ta cũng ăn được.

Người chồng gật đầu tỏ vẻ đồng tình. Rồi họ ăn thử hạt ấy, thấy thơm ngon và ăn vào no lâu hơn ăn rau rừng. Sau một thời gian ăn hạt đó, họ không cảm thấy chán, mà người thì mỗi lúc cứ khỏe ra.

Hai vợ chồng ra rừng lấy hạt ấy về ăn dần. Năm tháng trôi qua, người và chim ăn nhiều nên loại hạt lạ này cũng dần ít đi. Thấy vậy, hai vợ chồng bèn trồng thử một ít thứ hạt màu vàng đó ở cạnh túp lều của mình, thì thấy cây không những dễ sống, mà ngày càng xanh tốt.

Đến ngày thu lượm, họ thấy trồng một hạt lại thu được cả chùm hạt. Năm sau, họ lại trồng nhiều hơn năm trước. Cứ thế, hai vợ chồng không bao giờ còn phải vào rừng hái rau ăn nữa.

Sau vài năm mưa thuận gió hòa, hai vợ chồng thu hoạch được rất nhiều loại hạt này. Ăn không hết, họ bèn bàn nhau đưa giống hạt ấy về cho người quen cũ trồng.

Sau bao ngày đêm vất vả lội suối băng rừng, cuối cùng hai vợ chồng cũng tìm được người quen ở vùng xa xôi. Họ kể lại cách sinh sống làm ăn của mình trong những năm vừa qua ở vùng rừng nọ, rồi đưa cho mọi người những hạt vàng làm giống.

Mọi người cảm ơn hai vợ chồng tốt bụng đã gặp may tìm được loại hạt vàng ăn thay rau rừng, lại còn lấy được giống cho mọi người cùng trồng.

Hạt vàng đó chính là hạt lúa ngày nay. Sự tích hạt lúa cũng từ đó mà ra

[alert style=”danger”]

[/alert]

Bố mẹ và con cùng nhau đọc sách, truyện là một yếu tố quan trọng cho sự thành công của trẻ trong việc đọc và sáng tạo. Trẻ sẽ học được các lắng nghe, nhận biết các nhân vật trong truyện, nắm được cốt truyện và rút ra những bài học thiết thực từ câu chuyện đó. Đặc biệt hơn nữa, việc bố mẹ kể truyện cho bé trước khi đi ngủ còn giúp chia sẻ tình yêu thương của cả nhà dành cho nhau. Chỉ cần bỏ ra 5-10 phút trước khi đi ngủ để đọc truyện cho con nghe, và đều đặn mỗi ngày, quá trình đó sẽ vun đắp thêm rất nhiều kỷ niệm ấm áp về gia đình.

Dưới đây là nội dung truyện cổ tích: Sự tích hạt lúa

Bài học rút ra từ sự tích hạt lúa

Truyện cổ tích: Sự tích hạt lúa

 Ngày xưa, có một người đàn bà nghèo. Chồng chết sớm, bà ở vậy nuôi đứa con trai duy nhất. Điều đáng buồn là cậu con trai càng được cưng chiều, càng đâm ra hư hỏng, bất hiếu và không nghe lời mẹ. Bởi vì nhà nghèo, không đủ miềng ăn, người đàn bà cực nhọc trồng bắp, nuôi gà. Có trái bắp nào đủ lớn, bà luộc rồi đưa cả cho con ăn, phần mình ăn chỗ còn thừa lại. Khi nào làm con gà nào, bà cũng để cho con ăn no nê, xong rồi bà kín đáo bòn mót đống xương vụn. Nhưng cậu con trai không thấy điều đó. Cậu không thương mẹ lại còn hỗn xược, ham chơi.

Một ngày kia, người đàn bà lâm bệnh nặng. Biết mình sắp chết, bà lo lắng, kêu đứa con trai lại, khuyên nhủ rằng: “Ngày mẹ chết, con sẽ thấy ở chỗ mẹ nằm có một loại hạt nhỏ. Con hãy bỏ vào trong chậu đất, đổ nước vào, rồi quảy về cung sẽ đổi được rất nhiều vàng bạc”.

Ngày mẹ mất, cậu con trai tìm được trên gối nằm một loại hạt nhỏ bằng đầu ngón tay. Lòng tham lam, cậu liền làm theo lời mẹ dặn, bỏ hạt vào một chiếc chậu nhỏ, rưới nước vào rồi bỏ lên lưng quảy về phía hoàng cung.

Đường về hoàng cung rất xa, phải mất cả 6-7 tháng đi đường. Cậu con trai mệt mỏi, tiền hết, lương thực cạn dần. Cậu bắt đầu xin từng bữa ăn và khó khăn lắm mới xin được chỗ trú ngủ qua đêm. Cậu dần dần nhận ra được công lao của mẹ đã cực nhọc nuôi nấng mình trong bấy lâu. Cậu hối hận vì đã đối xử tệ bạc với mẹ.

Về tới hoàng cung, lúc cậu bỏ cái chậu trên lưng xuống, ngạc nhiên vì thấy tự lúc nào, trên lưng cậu có một nhánh cỏ trĩu những hạt nhỏ, màu vành xinh xắn, mùi thơm thoang thoảng, nấu ra ăn thật bùi.

Cậu con trai nhớ thương mẹ, bèn thôi không đem hạt vào cung nữa, trái lại, cậu mang giống hạt về trồng rồi phân phát cho mọi người cùng trồng nữa… Sự tích hạt lúa có từ đó.

Các mẹ hãy tham khảo album tuyển tập truyện cổ tích TẠI ĐÂY và dành thời gian mỗi ngày đọc cho bé 1 câu truyện để giúp bé ngủ ngon nhé !

    Từ câu chuyện của hạt lúa thứ hai, chúng ta không nên giữ cho mình một vỏ bọc khép kín. Đừng sợ hãi trước những những khó khăn mà hãy phải biết vươn lên chấp nhận thử thách. Khi gặp khó khãn, chúng ta sẽ làm mới mình và đóng góp cho đời. Chỉ khi dám chấp nhận một cuộc đời khác bạn mới có thể có được những thành công bất ngờ và đó cũng là cách khám phá những khả năng tiềm ẩn trong mỗi con người. Ngoài ra, đó còn là bài học về việc cho và nhận trong cuộc sống. Hãy sẵn sàng dâng hiến cho cuộc đời những gì tốt đẹp mà ta có.