Ba mẹ mong bé yêu tiêu hóa tốt để năm 2024

Hệ tiêu hóa trục trặc hay hệ tiêu hóa khỏe mạnh đều có những dấu hiệu nhận biết riêng. Nếu ba mẹ tinh ý quan sát và nắm rõ những dấu hiệu ấy, ba mẹ sẽ có sự tác động tích cực và kịp thời đến sức khỏe của trẻ. Hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu trẻ sơ sinh hệ tiêu hoá kém tại đây ba mẹ nhé!

Hệ tiêu hóa như thế nào được gọi là khỏe mạnh?

Biểu hiện rõ nhất của một hệ tiêu hóa ổn định là trẻ lớn nhanh, có khả năng tăng trưởng tốt, đạt được các chỉ số cân nặng trung bình như khuyến cáo. Ngoài ra, các dấu hiệu sau cho thấy trẻ đang có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh:

  • Trẻ thích ăn, ăn được đa dạng các thực phẩm.
  • Ngủ đêm ngon giấc, không bị giật mình hay mất giấc.
  • Khả năng hấp thụ thức ăn tốt, đại tiện đều đặn, phân dạng mềm, sệt vừa...
  • Ít gặp các vấn đề rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, chướng bụng…
  • Sắc thái da hồng hào, tươi tắn, cơ thể giàu năng lượng.

Nếu bé có chức năng ruột kém, mẹ sẽ thấy con có những biểu hiện rất rõ ràng như:

  • Quấy khóc khi ăn, biếng ăn và muốn từ chối việc nạp dinh dưỡng mỗi ngày.
  • Tần suất vệ sinh bất thường: Trẻ đi vệ sinh từ 3 lần/ngày kèm toé nước được coi là tiêu chảy, 2 - 3 ngày mới đi vệ sinh và phân rắn được gọi là táo bón.
  • Cấu trúc, trạng thái phân bất thường: Quá cứng hoặc quá lỏng, có màu sắc lạ, có thể kèm máu...
  • Không hấp thu được dinh dưỡng hoàn toàn, thường đại tiện ra phân sống.
  • Khó khăn trong việc đại tiện, đại tiện đau đớn. Tình trạng táo bón thể hiện cơ thể con đang bị mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất xơ.
  • Hay mắc các bệnh rối loạn tiêu hóa, hay đau bụng, quấy khóc, khó ngủ về đêm.
  • Bụng hay trọng tình trạng cứng, phồng, đầy hơi sau khi ăn từ 1 - 2 tiếng.
  • Thể chất kém, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng.

Làm sao để trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh-dấu hiệu trẻ sơ sinh hệ tiêu hoá kém

Đây ắt hẳn là băn khoăn của nhiều ba mẹ, đặc biệt là các ba mẹ có con đầu. Theo các chuyên gia, để bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mẹ có thể áp dụng những cách sau:

  • Cho bé bú mẹ tối thiểu 6 tháng đầu.
  • Đảm bảo cân đối dinh dưỡng cho bé đủ cả lượng và chất đối với cả trẻ nhỏ và lớn.

  • Người mẹ tăng cường dinh dưỡng, bổ sung đủ chất, đặc biệt là chất xơ và vitamin trong giai đoạn cho con bú.
  • Cho bé ợ hơi kỹ sau bữa ăn.
  • Massage khu vực bụng để con dễ tiêu hóa và đẩy bớt hơi thừa ra khỏi cơ thể.
  • Nếu bé đã biết ăn dặm, mẹ hãy bổ sung sữa chua để cung cấp lợi khuẩn cho con mỗi ngày.
  • Đa dạng thực phẩm và cách chế biến để kích thích nhu cầu ăn, đồng thời cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể bé.
  • Khi con đã biết đi, mẹ hãy cho con tham gia các hoạt động thể chất mỗi ngày để con yêu luôn khỏe mạnh.

Hệ tiêu hóa của trẻ trong năm đầu tiên rất non nớt và dễ bị tấn công, vì vậy ba mẹ cần quan sát kỹ lưỡng những dấu hiệu trẻ sơ sinh hệ tiêu hoá kém biểu hiện ăn uống, vệ sinh của trẻ để chẩn đoán được tình trạng sức khỏe. Trong trường hợp bé có các biểu hiện đau đớn kèm theo tình trạng phân bất thường, ba mẹ hãy hỏi ý kiến của chuyên gia để có cách xử lý phù hợp nhé!

Kiểm duyệt bởi: Ths.Bs. Lê Đỗ Mười Thương

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí

Bài viết liên quan

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nhưng sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh nếu ba mẹ không can thiệp kịp thời. Hãy tìm hiểu về những

Mẹ nên ăn gì khi trẻ sơ sinh bị táo bón?

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh khá yếu chính vì thế mẹ cần chú ý kĩ lưỡng trong việc cho con ăn uống hàng ngày. Nếu như mẹ cho bé chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ rất dễ khiến cho

Đầy hơi, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy,... sự “ghé thăm” của các triệu chứng này xảy ra do trẻ bị đường ruột yếu khiến bố mẹ không khỏi lo lắng. Đường ruột yếu ảnh hưởng đến sự hấp thụ dinh dưỡng ở trẻ. Đây cũng chính là nguyên nhân tác động lớn nhất đến chứng biếng ăn cũng như làm trẻ chậm lớn. Vậy làm sao để có thể khắc phục cũng như bảo vệ đường ruột của trẻ một cách tốt nhất?

Đường ruột yếu khiến trẻ biếng ăn, bố mẹ phải làm sao?

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi BS Phạm Lan Hương - Trung tâm Nhi - Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City

1. Các dấu hiệu cho thấy đường ruột trẻ bị yếu

Bố mẹ hoàn toàn có thể nhận biết đường ruột ở trẻ không khỏe mạnh khi trẻ có các dấu hiệu:

  • Trẻ bị tiêu chảy: đi ngoài ra nước trên 3 lần một ngày. Khi tiêu chảy nhiều hay kéo dài trẻ dễ bị mất nước, mất chất điện giải,..
  • Táo bón xảy ra khi trẻ đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần hoặc đi đại tiện khó khăn, phân khô, cứng, đau khi đi tiêu và đôi khi xuất hiện máu.
  • Trẻ bị nôn trớ nhiều lần.
  • Biếng ăn, bỏ bữa cũng do hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả gây nên, làm trẻ mất cảm giác ngon miệng.
  • Triệu chứng khác như: đi ngoài phân sống, trẻ bị đầy bụng khó tiêu, chướng bụng, ợ hơi liên tục,...
    Ba mẹ mong bé yêu tiêu hóa tốt để năm 2024

Có rất nhiều nguyên nhân được đánh giá gây nên tình trạng đường ruột yếu ở con

2. Nguyên nhân dẫn đến đường ruột của trẻ bị yếu

Một vài nguyên nhân dẫn đến đường ruột của trẻ bị yếu có thể kể đến như:

  • Hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện, sức đề kháng ở trẻ còn non nớt
  • Trẻ bị viêm đường ruột do sử dụng kháng sinh lâu dài dẫn đến mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột
  • Chế độ dinh dưỡng không đa dạng, không hợp lý gây thiếu các vi chất quan trọng theo khuyến nghị của từng độ tuổi. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến trẻ dễ bị mắc bệnh lý về đường tiêu hóa.
  • Trẻ ăn dặm sớm nhưng hệ tiêu hoá của trẻ chưa thể hấp thu các loại thức ăn rắn ngoài sữa.
  • Vệ sinh kém, không đảm bảo an toàn thực phẩm, không rửa sạch tay cho trẻ. Trẻ bị nhiễm bẩn từ đồ chơi, quần áo...

Khi xảy ra các vấn đề liên quan đến đường ruột yếu, hay hệ tiêu hoá ở trẻ bị rối loạn, lời khuyên dành cho bố mẹ là:

  • Nếu trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm, nên cho bé ăn theo nguyên tắc từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, làm quen dần với từng loại thực phẩm, tăng cường chất xơ từ các loại rau củ quả.
  • Bổ sung thêm nước và chất điện giải cho trẻ nếu bị tiêu chảy nhiều.
  • Kết hợp massage bụng, vận động cũng là cách xử lý khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
  • Bên cạnh đó, bố mẹ nên bổ sung lợi khuẩn và các vi chất cần thiết cho cơ thể giúp giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa và ngăn chặn sự thiếu hụt dinh dưỡng.

Đường ruột yếu ở trẻ em có thể gây rối loạn tiêu hóa và thường liên quan đến dinh dưỡng và vệ sinh thực phẩm. Vì thế, cha mẹ cần chú ý để thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột, bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chú ý bổ sung các vi chất cần thiết như: Selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... Đặc biệt là loại kẽm sinh học để cải thiện vị giác, giúp trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Các thuốc chống nôn sau điều trị hóa chất
  • Gạo lứt có mấy loại?
  • Ăn hành hôi miệng, làm sao cho hết?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.