Anh/ chỉ có đồng tình hay không với quan điểm học sinh Việt Nam phải bớt vâng lời đi tại sao

Ngày đăng: 12:26 PM 04/07/2019 - Lượt xem: 3,163

Khi tôi viết ra những lời này ,tôi biết rằng sẽ nhận được những ý kiến trái chiều về nó . Bởi đơn thuần nó củng chỉ là những suy nghĩ chủ quan của riêng tôi , quan điểm sống của cá nhân tôi thôi. Tôi viết trong một hoàn cảnh cá nhân không có sự thành công , nói đúng hơn là trong một giai đoạn đen tối nhất của tôi , gom lại trong hai từ Phá Sản !

Tiên Học Lễ - Hậu Học Văn  !

Vâng  , lễ phép , kính trên ,nhường dưới, vâng lời bố mẹ  là những chuẩn mực đạo đức mà ai ai củng cần có , đặt biệt trong văn hóa người Việt Nam nó trở thành tiền đề cho sự giáo dục con người , là tiêu chuẩn đạo đức để đánh giá phẩm chất cá nhân .

Tất cả các ông bố bà mẹ Việt Nam , kể cả ba mẹ tôi đều dạy dỗ con cái phải biết vâng lời , hay tuyệt đối phải vâng lời , có lẽ ai củng thường nghe cha mẹ hay thầy cô dạy ta là phải học cho tốt để sau này xin được một công việc ổn định . LÀ phải học hơn bạn bè , là phải đỗ đại học bách khoa hay y dược , ra trường là phải kỷ sư hay bác sỹ , mà không biết rằng mong muốn của con cái khác hoàn toàn với ý nghĩ của cha mẹ ,và rất nhiều bạn trẻ đã không vược qua rào cản ấy . Bỏ qua ước mơ , sở trường của mình để làm theo ước muốn của bố mẹ chỉ để vâng lời và làm đứa con ngoan .

Vô hình chung VÂNG LỜI  đã tạo nên một thành phần giới trẻ sống thụ động , rập khuôn vào cái khuôn khổ do bố mẹ tạo ra , sống bám và ỷ lại , không dám ước mơ , đột phá giới hạn bản thân , sợ thất bại và đối diện với thất bại . Ước mơ trở thành cái gì đó xa xỉ trong giới trẻ “ Ngoan “ .Có hơn 90% bạn trẻ khi hỏi về ước mơ đều rất mơ hồ , và không biết được mình sống vì điều gì ! Đó thật sự là một thảm họa . Để rồi khi những nền tản do bố mẹ tạo ra mất đi , các bạn trẻ rơi vào tình trạng không có định hướng , không có kỷ năng sống  để tiếp tục tồn tại trong cái thế giới luôn thay đổi .

Đương nhiên Vâng Lời là một chuẩn mực đạo đức , là văn hóa tốt đẹp , đi sâu vào  tiềm thức của người Việt Nam . Có rất nhiều điều trong cuộc sống chúng ta cần phải biết lắng nghe và vâng lời , ở đây tôi sẽ đề cập đến vấn đề lựa chọn công việc và lập nghiệp của giới trẻ ngày nay !

Có rất nhiều bạn trẻ rất “Ngoan “ sống theo sự chỉ bảo và khuôn khổ do cha mẹ đặt ra , không dám bước ra ngoài xã hội .  Buồn thay nó lại chiếm đại đa số , điều đó khiến cho giới trẻ Việt Nam tụt hậu so với thế giới .

Tôi xin trích một bài viết của Viện Nghiên Cứu Phát Triển Giáo Dục  , nói về sự khác biệt trong cách dạy con của người Việt và Người Pháp , và nó củng tương quan giữa hai nền kinh tế :

Có nên dạy con thành đứa trẻ vâng lời?  

TTO - Trong khuôn khổ một dự án nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục (IRED) về giáo dục gia đình, chúng tôi đã thực hiện hàng chục cuộc phỏng vấn với các phụ huynh Pháp và Việt.

Anh/ chỉ có đồng tình hay không với quan điểm học sinh Việt Nam phải bớt vâng lời đi tại sao

Văn Hóa Vâng Lời

Mẹ Việt dạy con vâng lời

Kết quả cho thấy các bậc cha mẹ của hai nước có quan niệm và cách thực hành khác nhau liên quan đến giáo dục sự vâng lời.

Từ điển Petit Robert định nghĩa vâng lời là nghe và làm theo ý muốn của người khác. Dường như giáo dục gia đình và nhà trường của chúng ta đang ưu tiên giáo dục sự vâng lời theo định nghĩa này mà ở đây tôi xin chỉ nói một chút về giáo dục gia đình.

Trong các giá trị ưu tiên chuyển tải cho con cái, các bậc cha mẹ Việt nhấn mạnh trước tiên đến sự vâng lời, ngoan hiền, hiếu thảo, lễ nghĩa, kính trên nhường dưới...

Một số cha mẹ Việt xem sự vâng lời là một đức tính căn bản, vâng lời là không được cãi người lớn, không chỉ đứa trẻ phải vâng lời cha mẹ mà phải vâng lời người lớn nói chung, chẳng hạn có bà mẹ cho biết “Phải vâng lời ba mẹ, vâng lời người lớn, rồi kính trên nhường dưới… Ví dụ như là mẹ nói con nghe lời nhưng dì nói con không nghe là không được”.

Một bà mẹ khác dạy con không được "trả lời ông bà", dẫu cho ông bà có sai, vì lẽ cãi lại ông bà là hỗn.

Quan niệm kiểu như trên là lấy người lớn làm trung tâm bất chấp người lớn đúng hay sai và quên mất rằng đứa trẻ cũng là một chủ thể chủ động, cũng có nhu cầu được tôn trọng, đáng lý ra phải là một bên, một «đối tác» công bằng trong tương quan với cha mẹ trong quá trình giáo dục.

Mẹ Pháp dạy con vâng lời

Khác với các cha mẹ Việt, trong các giá trị ưu tiên, các phụ huynh Pháp lại nhấn mạnh trước hết sự tôn trọng người khác (tôn trọng những gì như là người khác là, sự khác biệt nơi người khác, các văn hóa khác nhau), lịch thiệp, trách nhiệm, quan tâm, chia sẻ phục vụ người khác, tình liên đới trong cộng đồng và xã hội,...

Các cha mẹ Pháp thường nhấn mạnh đến việc giáo dục tự chủ, tuy nhiên cũng có một số trường hợp nói đến giáo dục sự vâng lời. Chúng tôi đặt câu hỏi với một bà mẹ rằng chị nhấn mạnh đến việc giáo dục tự chủ cho con chị, nhưng chị cũng nói đến sự vâng lời, liệu hai điều này có mâu thuẫn không ? Chị giải thích :

"Tôi nghĩ các cháu có thể là đứa trẻ vâng lời, nhưng cũng là đứa trẻ tự chủ. Nếu những luật lệ được thiết lập đúng đắn và có trí tuệ, tôi nghĩ sự tuân theo luật lệ đó sẽ không làm mất đi sự tự chủ của trẻ. Trong giáo dục, chúng tôi cho các cháu một khoảng trống để tự các cháu phát triển, những nguyên tắc chúng tôi đưa ra không cản trở sự lớn lên của các cháu, nhưng là để bảo vệ chúng... Cuộc sống cũng vậy, chúng ta luôn có những luật lệ phải theo, cần phải nói cho bọn trẻ biết…".

Cách giáo dục con cái của các cha mẹ Pháp là sử dụng lời nói, lý lẽ để trao đổi, nói chuyện, thuyết phục con. Dù nói không hay có với con khi con đòi hỏi, dù cho con tự do hay buộc con phải chấp nhận một số khuôn khổ, họ đều sẵn sàng đối thoại, giải thích cho con một cách cặn kẽ bằng lý lẽ, chứ không áp đặt con một cách cảm tính, hay sử dụng roi đòn để buộc con vào khuôn khổ.

Anh/ chỉ có đồng tình hay không với quan điểm học sinh Việt Nam phải bớt vâng lời đi tại sao

Văn Hóa Vâng Lời

Hệ quả xấu

Nếu cha mẹ xem sự vâng lời là một giá trị ưu tiên trong giáo dục con cái, muốn con mình luôn ngoan và luôn biết vâng lời mình một cách tuyệt đối, thì có nghĩa là cha mẹ đang nặn đúc con mình thành một hình nhân theo ý mình chứ không cho con cái sống cuộc sống của chính chúng với những tính cách riêng, những khác biệt riêng có khi là bẩm sinh nơi con trẻ.

Theo tôi, để cho con trẻ có thể phát triển tối đa về mọi mặt theo đặc tính riêng của mỗi cháu, để mỗi con trẻ có thể sống chính cuộc đời của mình một cách hạnh phúc và phù hợp nhất, thì chúng ta không nên quá xem trọng giáo dục sự vâng lời.

Đương nhiên để chuẩn bị cho trẻ bước vào đời một cách có trách nhiệm và có khả năng chung sống với người khác, chúng ta nên dạy trẻ biết và chấp nhận những giới hạn, biết tôn trọng người khác, nhưng trong tất cả, phải sử dụng lý lẽ để giải thích, để thuyết phục trẻ chứ không nên dùng roi đòn, áp đặt, buộc trẻ chấp nhận mà trẻ không hiểu tại sao.

Kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2011 cho thấy tại Việt Nam có 73,9 % trẻ em cho là đã trải nghiệm hình thức xử phát bạo lực từ người lớn, nghĩa là đứa trẻ đã trải qua ít nhất một hình thức xử phạt bạo lực hoặc về tinh thần hay thể xác, trong đó bạo lực thể xác là 55%.

Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh sự giáo dục áp đặt, độc đoán với cách hành xử bạo lực của cha mẹ là nguyên nhân làm cho trẻ thiếu tự tin, lệ thuộc và khó trưởng thành.

Nếu một xã hội đề cao sự tuân phục, sử dụng giáo dục như một nơi để đúc nặn các cá nhân vốn rất khác nhau trở thành những mẫu nhân cách chung luôn ngoan ngoãn và vâng lời, thì xã hội đó chắc chắn sẽ lệ thuộc, buồn tẻ và chậm tiến, vì xã hội đó không phải là đất tốt của những tính cách tự chủ, của sự sáng tạo, của các sáng kiến, của những phát minh vốn là hoa trái của các cá nhân có óc tự do, có khả năng truy vấn dựa trên sự soi sáng của lý tính và sự độc lập của tính cách. Những thứ vốn là mục tiêu trong giáo dục gia đình cũng như giáo dục nhà trường tại các nước phát triển hiện nay.

Giáo dục gia đình hay giáo dục nhà trường nếu không góp phần tạo ra được những cá nhân trưởng thành, được khai minh khai trí, có khả năng làm chủ lấy cuộc sống của bản thân, làm chủ lấy những gì được học và có thể thúc đẩy sự phát triển của xã hội, thì đó là một sự giáo dục thất bại.”

Vâng ! Đó chính là thực tại , với tôi đó chính là sai lầm , chính sự sai lầm và lạc hậu trong cách giáo dục đã tạo ra một thế hệ thụ động và sống bám,  góp phần làm cho đất nước chậm phát triển .

Cha mẹ nào củng muốn điều tốt đẹp cho con , “ HY sinh đời bố , củng cố đời con “ , lao động , tiết kiệm , tích cóp để cho con , thừa kế cả gia tài và sự nghiệp . Nhưng rất ít ông bố bà mẹ quan tâm đến việc con cái thích điều gì , sở trường chuyên môn , bắt ép con cái phải nối nghiệp ,mà không quan tâm đến việc đào tạo kỷ năng sống cho con mình , rất nhiều bạn trẻ sống ỷ lại vào bố mẹ , và biết bao cái cảnh huynh đệ tương tàn vì cái gia sản để lại , rất nhiều bạn trẻ đã phá tan cái sự nghiệp bao nhiêu năm của bố mẹ chỉ vì không thích , không có kỷ năng và bất tài .

Hãy nhìn vào cách dạy con của những người thành công , những tỷ phú của thế giới . Tại sao họ lại lấy cả gia tài làm từ thiện mà không thừa kế cho con cái , tại sao họ sẳn sàng đẩy con cái ra đường với không một xu dính túi , vì họ muốn con họ phải rèn luyện bản thân , tự lập và tự chủ , trau dồi kỷ năng sống và tự xây dựng sự nghiệp trên chính đôi chân của mình .

Nhiều người chỉ biết đến cái khối tài sản khổng lồ hàng tỷ đô la  mà không biết cái tài sản lớn hơn của họ cho con đó là kiến thức , là tự do , là độc lập và tự chủ , tự quyết định và chịu trách nhiệm cho bản thân .

Có lẽ nhiều người sẽ cho rằng tôi viết bài viết này là cho các ông bố bà mẹ , nhưng tôi viết lên suy nghĩ của mình là cho chính tôi , cho các bạn trẻ đang sống trong cái lồng của bố mẹ tạo ra .

Các bạn hãy sống theo ước mơ của mình , hãy dấn thân , và tự chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình . Hãy vâng lời cái đúng , và đấu tranh với cái chưa thật sự phù hợp .

Vì một thế hệ sống sáng tạo ,  tự chủ và thành công !

Tôi : Huỳnh Tấn Giáp