An ninh chính trị việt nam là gì năm 2024

Lực lượng An ninh chính trị nội bộ ra đời ngay từ khi có Chính quyền cách mạng năm 1945. Ngày 16/02/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 141 thành lập Thứ Bộ Công an, trong đó lực lượng bảo vệ nội bộ là một bộ phận thuộc Vụ bảo vệ chính trị. Đến giữa năm 1956, theo yêu cầu công tác, lực lượng Bảo vệ nội bộ được cơ cấu thành bốn phòng thuộc Vụ Bảo vệ chính trị, gồm: Phòng Bảo vệ dân, chính, đảng Trung ương; Phòng Bảo vệ y tế; Phòng Bảo vệ giáo dục; Phòng Bảo vệ văn hóa nghệ thuật. Ngày 10/5/1958, Ủy ban Kiện toàn tổ chức Trung ương quyết định tách lực lượng Bảo vệ nội bộ ra khỏi Vụ Bảo vệ chính trị để thành lập Vụ bảo vệ cơ quan. Từ đó, ngày 10/5 hằng năm được lấy làm Ngày truyền thống của lực lượng An ninh chính trị nội bộ.

An ninh chính trị việt nam là gì năm 2024

Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an tặng cờ thi đua của Chính phủ cho Cục An ninh Chính trị nội bộ

Từ Nhân dân mà ra, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trải qua các chặng đường đấu tranh cách mạng, Công an nhân dân Việt Nam không ngừng trưởng thành, góp phần viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Lực lượng An ninh chính trị nội bộ (sau đây gọi tắt là ANCTNB) ra đời và lớn lên cùng với bước trưởng thành của Công an nhận dân (CAND), từ một bộ phận nhỏ trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp đến nay đã lớn mạnh về mọi mặt từ Trung ương tới địa phương, thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an trong công tác bảo vệ nội bộ các cơ quan Đảng, Nhà nước Trung ương; các cơ quan tư pháp, xây dựng pháp luật, tổ chức chính trị - xã hội Trung ương; bảo đảm An ninh báo chí, xuất bản; An ninh y tế, giáo dục, khoa học xã hội; An ninh văn hóa, thể thao và lao động xã hội, An ninh bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin và quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước.

Qua 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng ANCTNB từ Trung ương đến các địa phương, các thế hệ nối tiếp nhau ra sức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, phát huy bản chất cách mạng và truyền thống vẻ vang của lực lượng An ninh nhân dân anh hùng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng Cộng sản và Nhân dân. Lực lượng ANCTNB đã đoàn kết, mưu trí, sáng tạo, vượt mọi khó khăn, thách thức, lập nên nhiều thành tích, chiến công xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, giữ vững An ninh quốc gia, góp phần tô thắm lá cờ truyền thống anh hùng của Công an nhân dân Việt Nam.

PHẦN I

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

CỦA LỰC LƯỢNG AN NINH CHÍNH TRỊ NỘI BỘ

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã có những cán bộ làm nhiệm vụ bảo vệ Đảng, đến mùa Thu năm 1945 lịch sử, một bộ phận làm công tác bảo vệ ANCTNB đã ra đời, góp phần quan trọng vào công cuộc bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ đứng vững trước sự chống phá điên cuồng của các thế lực thù địch, phản động. Ngày 16/02/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh số 141 thành lập Thứ Bộ Công an, trong đó lực lượng Bảo vệ nội bộ là bộ phận thuộc Vụ Bảo vệ chính trị do đồng chí Ngô Ngọc Du làm Vụ trưởng. Giữa năm 1956, theo yêu cầu nhiệm vụ, lực lượng bảo vệ nội bộ phát triển thành 4 phòng trực thuộc Vụ Bảo vệ chính trị do đồng chí Lê Quốc Thân làm Giám đốc gồm: Phòng Bảo vệ dân, chính, đảng Trung ương, Phòng Bảo vệ y tế, Phòng Bảo vệ giáo dục, Phòng Bảo vệ văn hoá nghệ thuật.

Ngày 10/5/1958, tại tờ trình số 521-V8/1 của Bộ Công an, Ủy ban kiện toàn tổ chức Trung ương quyết định tách lực lượng Bảo vệ nội bộ ra khỏi Vụ Bảo vệ chính trị, thành lập Vụ Bảo vệ cơ quan do đồng chí Nguyễn Quang Việt làm Vụ trưởng. Đây là sự kiện đặc biệt mà đến nay các thế hệ cán bộ lực lượng ANCTNB luôn khắc ghi, từ đó ngày 10/5/1958 được lấy làm Ngày truyền thống của lực lượng ANCTNB.

Trước thực tiễn mỗi thời kỳ cách mạng, trải qua rất nhiều lần thay đổi mô hình, tổ chức với các tên gọi khác nhau như: Cục Bảo vệ nội bộ (1963); Cục Bảo vệ cơ quan và văn hoá (1967); Cục An ninh kinh tế, văn hóa tư tưởng (1981); Cục An ninh văn hoá tư tưởng (1983); Cục Bảo vệ nội bộ (1988); Cục Bảo vệ An ninh văn hóa tư tưởng (1990); Cục An ninh Chính trị nội bộ (2010); Cục An ninh thông tin, truyền thông (2010); Cục An ninh văn hóa, thông tin, truyền thông (2014).

Năm 2018, trước yêu cầu thực tiễn công tác của lực lượng Công an nhân dân, thực hiện Nghị định số 01/2018/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 06/8/2018 Cục ANCTNB được thành lập trên cơ sở hợp nhất 02 Cục gồm: Cục ANCTNB và Cục An ninh văn hóa, thông tin, truyền thông. Tổ chức Cục gồm 09 phòng, gồm: Phòng Tham mưu; Phòng Chính trị, hậu cần; Phòng Bảo vệ nội bộ các cơ quan Đảng, Nhà nước, Trung ương; Phòng An ninh các cơ quan tư pháp, xây dựng pháp luật, tổ chức chính trị, xã hội Trung ương, Phòng An ninh báo chí, xuất bản; Phòng An ninh y tế, giáo dục, khoa học xã hội, khoa học công nghệ, Phòng An ninh văn hóa, thể thao và lao động xã hội; Phòng An ninh bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin, Phòng Quản lý nhà nước về bảo vệ Bí mật nhà nước, do đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Khắc Khanh giữ chức vụ Cục trưởng. Tại Công an các địa phương thành lập Phòng An ninh chính trị nội bộ trực thuộc tỉnh, thành phố; từ đó đến nay, lực lượng ANCTNB được thống nhất từ Trung ương đến địa phương về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANCTNB.

PHẦN II

NHỮNG THÀNH TÍCH NỔI BẬT CỦA LỰC LƯỢNG ANCTNB

1. Tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành các văn bản pháp quy quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trên lĩnh vực ANCTNB

Để huy động được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trên mặt trận bảo vệ ANCTNB, an ninh văn hóa, tư tưởng, an ninh thông tin truyền thông lực lượng ANCTNB đã tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành nhiều văn bản nổi bật là: Chỉ thị số 186-CT/TW, ngày 17/2/1960; Chỉ thị số 23 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ nội bộ; Chỉ thị số 39-CT/TW, ngày 18/8/2014 về tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình hiện nay; Nghị quyết số 39- NQ/TW, ngày 20/1/1962 về việc kiên quyết trấn áp phản cách mạng, bảo vệ nội bộ thật chặt chẽ; Quy định số 75-QĐ/TW, ngày 25/4/2000 của của Bộ Chính trị khóa VIII về một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng; Quy định số 57- QĐ/TW, ngày 03/5/2007, Quy định số 126-QĐ-TW, ngày 28/2/2018, nay là Quy định số 58-QĐ/TW, ngày 08/2/2022 của Bộ Chính trị về một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng; Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị khóa XII về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới... Chủ trì, tham gia xây dựng, sửa đổi hàng trăm văn bản pháp luật liên quan ANCTNB, an ninh văn hóa tư tưởng, an ninh thông tin truyền thông như: Luật Báo chí xuất ban, Luật Viễn thông, Luật Quảng cáo, Luật Giáo dục đào tạo, Luật Điện ảnh, Luật Khám bệnh và chữa bệnh sửa đổi, Luật Dược, Luật Dân số, Luật An toàn thực phẩm, Luật Bảo hiểm xã hội... Lực lượng ANCTNB đã chủ trì, tham mưu cho Nhà nước han hành Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua khóa X năm 2000 và Luật Bảo vệ bí mật nhà nước (Luật số 29/2028/QH14, ngày 15/11/2018) tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Phối hợp các cơ quan, ban, ngành xây dựng các thông tư liên bộ, quy chế phối hợp làm cơ sở trong công tác bảo vệ ANCTNB.

2. Công tác bảo đảm ANCTNB

Qua các thời kỳ đất nước tiến hành công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, lực lượng ANCTNB trong toàn quốc đã thực hiện tốt nhiệm vụ đề xuất với Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật về bảo vệ ANCTNB; thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về an ninh quốc gia trên các lĩnh vực được phân công, thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về bảo về bí mật nhà nước. Trực tiếp triển khai đồng bộ và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ ANCTNB; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống nội gián, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Triển khai hiệu quả công tác nghiệp vụ bảo vệ an ninh trên các lĩnh vực: Pháp luật; tư tưởng, văn hóa; báo chí xuất bản; văn hóa, thể thao, lao động xã hội: y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học xã hội; bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin. Hoàn thành tốt nhiệm vụ Thường trực Ban chỉ đạo của Bộ Công an trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

3. Trực tiếp đấu tranh chống địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị và các loại tội phạm

3.1. Chi viện cho tiền tuyến chiến đấu giải phóng miền Nam

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ giải phóng miền Nam, lực lượng ANCTNB đã cử nhiều lượt cán bộ lên đường vượt Trường Sơn vào chi viện cho chiến trường miền Nam. Trong 15 năm (1960-1975), Cục đã tăng cường cho An ninh miền Nam 07 đoàn gồm 15 đồng chí. Nhiều đồng chí đã trưởng thành trong chiến đấu, giữ những cương vị chủ chốt trong cơ quan an ninh giải phóng địa phương. Dù ở cương vị nào, mặt trận nào, những cán bộ Cục ANCTNB luôn là tấm gương tiêu biểu về ý chí kiên cường, bất khuất tận tâm với Đảng, với nhân dân, yêu thương đồng đội, vượt qua vất vả gian lao, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong số các đồng chí từ Cục ra đi chiến đấu, đã có 3 đồng chí anh dũng hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc: Liệt sỹ Lê Văn Ngân (tức Sáu Ân), cán bộ Phòng bảo vệ giáo dục chi viện cho An ninh khu 8, giữ chức vụ Phó Tiểu ban BVCT Ủy ban An ninh tỉnh Mỹ Tho. Đồng chí Ngân là người đầu tiên phác hoạ tổ chức của An ninh tỉnh Mỹ Tho, trực tiếp mở 5 khóa tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ an ninh của tỉnh. Đồng chí Ngân đã anh dũng hy sinh ngày 28/6/1972 trong lúc đang trở về khu họp chuẩn bị cho phong trào nổi dậy năm 1972. Liệt sỹ Tạ Hồng Sơn (tức Ba Long), cán bộ Phòng bảo vệ giáo dục chi viện cho An ninh khu 8, đồng chí là Thị uỷ viên, Phó trưởng Công an thành phố Mỹ Tho. Đồng chí Sơn đã anh dũng hy sinh ngày 21/6/1968 khi địch càn vào căn cứ. Liệt sỹ Huỳnh Sắc Kim (tức Ba Huỳnh, Huỳnh Lào), cán bộ Phòng bảo vệ văn học nghệ thuật chi viện cho An ninh Trung trung Bộ, công tác tại Ty Công an tỉnh Quảng Đà. Tháng 02/1970, bị địch tập kích trên đường đi công tác, đồng chí Kim đã hy sinh anh dũng. Tấm gương anh dũng hy sinh của các đồng chí đã làm rạng rỡ truyền thống của Ngành, làm vẻ vang cho lực lượng ANCTNB.

3.2. Công tác đấu tranh phòng chống gián điệp, nội gián

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, lực lượng ANCTNB đã chủ động phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Ngành phát hiện, điều tra, khám phá nhiều vụ án, bắt giữ nhiều gián điệp Pháp trong vùng kháng chiến, móc nối bọn tay sai, chỉ điểm, giết hại cơ sở, phá hoại lực lượng kháng chiến của ta; trong đó có những tên nội gián nguy hiểm chui sâu vào nội bộ các cơ quan chính quyền, đơn vị quân đội... Những kết quả đó đã góp phần quan trọng bảo vệ Đảng, Chính phủ và công cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, lực lượng ANCTNB đã tham mưu cho Đảng, Chính phủ chỉ đạo đấu tranh quyết liệt, vô hiệu hóa các quan điểm tư tưởng hữu khuynh, xét lại tác động vào nội bộ hòng chia rẽ sự đoàn kết, làm thay đổi đường lối của Đảng, thay đổi thể chế chính trị nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trực tiếp đấu tranh, trấn áp bọn phản cách mạng hình thành các tổ chức chính trị phản động, phá tan âm mưu lôi kéo, mua chuộc, kích động nhiều thành phần trong xã hội tham gia, kể cả một số cán bộ cấp cao, quân đội, trí thức, văn nghệ sỹ... hoạt động chống chính quyền nhân dân; đấu tranh với số văn nghệ sỹ, trí thức làm tay sai cho Pháp trong vụ án “Nhân văn giai phẩm” đấu tranh làm tan rã “Tổ chức chính trị phản động làm tình báo cho nước ngoài” hoạt động chống Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, để bóc gỡ màng lưới nội gián của địch cài lại, Ban Bí thư (khoá III) đã ra Chỉ thị số 236 nhấn mạnh “Phát hiện, thẩm tra xử lý những tên nội gián tay sai địch...”, Đại hội IV của Đảng ra Nghị quyết chỉ rõ “Phải cảnh giác đề phòng những phần tử cơ hội và những phần tử gián điệp, phản động chui vào Đảng...”, Bộ Nội vụ ra Chỉ thị số 17/CT- BNV, ngày 21/7/1977 về công tác phòng chống nội gián; sau 05 năm thực hiện chỉ thị, lực lượng ANCTNB đã khai thác hàng vạn hồ sơ địch để lại, thẩm tra xác minh kết luận và đề xuất xử lý hàng trăm đối tượng, dựng lại các tổ chức của địch chuyên đánh nội gián vào nội bộ rút ra được âm mưu, phương thức thủ đoạn của địch cài cắm nội gián. Qua thẩm tra các đối tượng, lực lượng ANCTNB đã phát hiện nhiều hồ sơ, tài liệu gỉa mà địch dùng để “bôi lem” cán bộ, minh oan cho nhiều đồng chí. Thực hiện Chỉ thị của Thường vụ Bộ Chính trị, Kế hoạch của Bộ Nội vụ về quản lý, khai thác hồ sơ thu được của địch, với vai trò thường trực lực lượng ANCTNB đã thực hiện tốt chức năng tham mưu, hướng dẫn và trực tiếp nghiên cứu hồ sơ; qua đó, đã xác định hàng trăm đối tượng là mật báo viên cũ của địch còn trong nội bộ, đề xuất xử lý kịp thời.

3.3. Công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ từ sau đổi mới đến nay

Từ năm 1986 đến nay, toàn Đảng, toàn dân đã tiến hành công cuộc đổi mới đất nước trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước có những biến động mau lẹ, phức tạp, tác động lớn và đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho công tác bảo vệ ANQG, ANCTNB. Nhiệm vụ của lực lượng ANCTNB vừa phải góp phần giữ vững ổn định nội bộ, bảo vệ quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vừa chủ động phòng ngừa, vô hiệu hóa âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phản động phá hoại nội bộ, phục vụ phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

Trước yêu cầu, nhiệm vụ mới, lực lượng ANCTNB đã chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, quy định trên lĩnh vực bảo vệ an ninh nội bộ và tham mưu, hướng dẫn các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ trung ương đến địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả, góp phần nâng cao cảnh giác cách mạng, khắc phục sự mơ hồ, mất cảnh giác của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thực hiện tốt phương châm “chủ động phòng ngừa, giữ vững bên trong là chính”, góp phần bảo vệ cán bộ, đảng viên, bảo vệ bí mật Nhà nước, bảo đảm an ninh thông tin truyền thông, an ninh văn hóa tư tưởng, chống địch thâm nhập, phá hoại nội bộ. Hướng dẫn, phối hợp cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, địa phương tăng cường bảo vệ nội bộ, xử lý các vấn đề phức tạp phát sinh, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị.

Phối hợp thẩm định tiêu chuẩn chính trị của hàng chục ngàn cán bộ phục vụ công tác cơ cấu cán bộ tham gia cấp ủy, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và đề bạt, bổ nhiệm, nhân sự vào làm việc trong các bộ phận thiết yếu, cơ mật, cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, kết nạp Đảng, đi công tác, học tập tại nước ngoài... Qua đó, phát hiện hàng ngàn trường hợp có vấn đề lịch sử chính trị và chính trị hiện hành, hình sự, kịp thời tham mưu cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Đảng, Nhà nước. Thực hiện hiệu quả công tác ngăn chặn, vô hiệu hóa hoạt động cài cắm nội gián và thâm nhập nội bộ trên lĩnh vực an ninh nội bộ, lực lượng ANCTNB đã phát hiện và vô hiệu hóa hàng chục đầu mối nghi nội gián, trong đó trực tiếp phát hiện, đề xuất xử lý 02 trường hợp nội gián và trở thành đơn vị bảo vệ nội bộ đầu tiên phát hiện, xử lý nội gián trong thời kỳ đổi mới.

Lực lượng ANCTNB đã làm tốt vai trò thường trực, tham mưu xây dựng, triển khai thực hiện hàng trăm kế hoạch bảo vệ an ninh, an toàn các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội lớn của đất nước như: Đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, Đại hội các tổ chức chính trị - xã hội... Trong đó, đã tham mưu tốt cho cấp ủy Đảng, Hội đồng bầu cử quốc gia và ủy ban bầu cử các cấp xử lý các vấn đề phức tạp phát sinh, “điểm nóng” về an ninh, trật tự; đấu tranh quyết liệt, vô hiệu hóa ý đồ của các thế lực thù địch, phản động đưa người vào các cơ quan quyền lực Nhà nước thông qua “tự ứng cử”, ý đồ “tẩy chạy bầu cử”. Tổ chức rà soát, nắm tình hình liên quan ANCTNB các cơ quan Trung ương và địa phương, tập trung rà soát, thẩm tra tiêu chuẩn chính trị nhân sự dự kiến tham gia cấp ủy, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, kiên quyết không để các phần tử thoái hóa, biến chất lọt vào nội bộ, thường xuyên thuần khiết nội bộ. Nhất là từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, XIII của Đảng đến nay, lực lượng ANCTNB đã tập trung triển khai rà soát chính trị nội bộ từ địa phương đến Trung ương nhằm phát hiện sớm các vấn đề phức tạp về chính trị nội bộ tại các địa phương, bộ, ban, ngành, trên cơ sở đó tham mưu Bộ Công an đề xuất Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chấn chỉnh công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Chủ động phát hiện, đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật theo tinh thần Nghị quyết Trung ương khóa XI, XII, XIII của Đảng.

Trong công tác đấu tranh chống địch phá hoại tư tưởng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, Cục ANCTNB được Đảng ủy CATW và lãnh đạo Bộ Công an tin tưởng, giao trọng trách là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công an về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch (gọi tắt là Ban chỉ đạo 35, trước đây là Ban Chỉ đạo 94). Lực lượng ANCTNB tham mưu Đảng ủy CATW, Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công an quán triệt, triển khai sâu rộng Nghị quyết 35 của Bộ Chính trị trong toàn lực lượng CAND, kiện toàn hệ thống Ban Chỉ đạo 35 các cấp trong CAND từ Bộ tới cơ sở, tạo cơ chế phối hợp đồng bộ, có hiệu quả giữa Công an các đơn vị, địa phương; kịp thời tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành các chủ trương, chính sách pháp luật, tạo cơ sở, hành lang pháp lý cho công tác đấu tranh phản bác, xử lý thông tin xấu, độc, giả mạo; kiến nghị Ban Chỉ đạo 35 Trung ương các chủ trương, giải pháp chỉ đạo, điều hành, điều phối, huy động các lực lượng trong hệ thống chính trị tham gia tích cực công tác đấu tranh phản bác, góp phần giữ vững an ninh văn hóa tư tưởng, thông tin truyền thông, đấu tranh phản bác, đẩy lùi các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, vô hiệu hóa các âm mưu, thủ đoạn phá hoại tư tưởng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, giữ vững thế trận thông tin, đảm bảo dòng chảy chủ lưu của thông tin tích cực, chính thống.

Phối hợp các cơ quan, ban, ngành làm tốt công tác quản lý nhà nước, chủ động phát hiện, làm rõ, đề xuất xử lý nhiều vụ sai phạm, vi phạm pháp luật trong nội bộ và trên các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, lao động xã hội, bảo vệ bí mật nhà nước, thông tin truyền thông, báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật. Truy xét, truy tìm hàng nghìn vụ việc, đối tượng gây rối nội bộ, mạo danh lãnh đạo cấp cao, lộ mất bí mật nhà nước, trộm cước viễn thông quốc tế, in lậu sách, sai phạm trong tổ chức kỳ thi THPT, tuyển sinh đại học, sản xuất tàng trữ, mua bán văn bằng chứng chỉ giả, đưa người lao động ra nước ngoài bất hợp pháp... và hàng trăm vụ việc phức tạp khác trong nội bộ để tham mưu cơ quan, ban, ngành xử lý theo quy định và có biện pháp khắc phục sơ hở, thiếu sót

3.4. Những chiến công tiêu biểu

  1. Trấn áp bọn phản cách mạng trong vụ án chính trị dưới chiêu bài “Nhân văn giai phẩm”

Sau khi giải phóng miền Bắc (1954), các cơ quan tình báo, gián điệp của Mỹ và Pháp đã cài cắm nhân viên, cơ sở ở miền Bắc để hoạt động lâu dài. Đuy- răng (một trong những tên tình báo Pháp cài lại khoác áo Giám đốc trường Viễn Đông Bắc cổ) chỉ thị cho Thụy An (một nữ gián điệp Pháp hoạt động với tư cách nhà văn) mua chuộc, móc lối, lôi kéo những phần tử bất mãn trong văn nghệ sỹ và hàng ngũ trí thức ở miền Bắc hoạt động chống lại công cuộc xây dựng CNXH, chống lại sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta. Lực lượng ANCTNB đã đề xuất thành lập chuyên án đấu tranh với nhóm “Nhân văn giai phẩm”, tổ chức đấu tranh quyết liệt với hàng chục đối tượng, kịp thời ngăn chặn các hoạt động phá hoại của bọn phản động, ngăn chặn âm mưu, liên kết trong ngoài.

  1. Trấn áp “Tổ chức chính trị phản động, làm tình báo cho nước ngoài”

hoạt động chống Đảng Cộng sản Việt Nam

Thập kỷ 60, một số đảng viên bị ảnh hưởng của chủ nghĩa xét lại đã có những hoạt động chống lại Đảng, do nắm chắc tình hình, lực lượng ANCTNB đã phát hiện những hoạt động sai trái trên, kịp thời báo cáo lãnh đạo Bộ và Bộ Chính trị. Do tính chất và tầm quan trọng đặc biệt của vụ án, Bộ Chính trị phân cộng đồng chí Lê Đức Thọ và đồng chí Trần Quốc Hoàn thay mặt Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo. Tất cả các lực lượng nghiệp vụ của Ngành được huy động tham gia, trong đó Cục Bảo vệ cơ quan và văn hoá là lực lượng chủ công và thường trực vụ án. Kết quả, đã bắt hàng chục đối tượng, ngoài một số đối tượng được tha, số còn lại yêu cầu đi tập trung giáo dục cải tạo có thời hạn, góp phần phá vỡ âm mưu lật đổ chính quyền của các đối tượng.

  1. Đấu tranh với số đối tượng bất mãn cơ hội chính trị

Sau khi các nước XHCN ở Đông Âu, Liên Xô (cũ) tan rã, tình hình an ninh chính trị nội bộ, an ninh văn hóa tư tưởng nảy sinh nhiều phức tạp mới. Do tác động phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch và tác động tình hình thế giới, trong nước đã xuất hiện số đối tượng bất mãn cơ hội chính trị trở thành chống đối, móc nối, liên kết với các tổ chức, cá nhân phản động ở nước ngoài, tạo chỗ dựa về tinh thần, vật chất hình thành tổ chức chính trị đối lập với Đảng. Các đối tượng phản động gia tăng hoạt động biên soạn, tán phát tài liệu phủ định học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ định lịch sử, phủ định vai trò và sự lãnh đạo của Đảng; kích động gây chia rẽ nội bộ; xuyên tạc, bôi nhọ uy tín nhiều đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, đòi bỏ chuyên chính vô sản và con đường đi lên CNXH... Lực lượng ANCTNB đã phối hợp với các đơn vị kịp thời lập chuyên án do lãnh đạo Bộ chỉ đạo. Đã áp dụng đồng bộ các biện pháp đấu tranh với các nhóm đối tượng ở các địa phương trọng điểm như Tp. Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Hải Phòng... ngăn chặn được hoạt động quá khích của đối tượng. Kết quả công tác đấu tranh với số đối tượng cơ hội chính trị, lực lượng ANCTNB đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an giao.

  1. Đấu tranh với hoạt động xâm phạm ANQG và TTATXH thông qua việc tài trợ, triển khai các dự án của các tổ chức phi Chính phủ Việt Nam

Thời gian qua, các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện “tiến trình dân chủ ở Việt Nam”. Thông qua việc thúc đẩy hình thành phát triển “xã hội dân sự” theo tiêu chí phương Tây với mục đích lợi dụng các tổ chức phi chính phủ Việt Nam để gây mất ổn định, tạo dựng ngọn cờ, tạo mối liên kết giữa các tổ chức, các nhóm. Các cá nhân có hoạt động phức tạp, mục đích từng bước hình thành tổ chức đổi lập tiến tới thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Các thế lực thù địch tìm cách thâm nhập, chuyển hóa các tổ chức phi chính phủ Việt Nam thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tăng cường liên kết, phối hợp, tác động, can thiệp vào quá trình hoạch định chính sách, xây dựng và sửa đổi pháp luật Việt Nam. Từ năm 2021 đến nay, lực lượng ANCTNB đã chủ động phát hiện nhiều vụ việc, xác lập, đấu tranh nhiều chuyên án, áp dụng quyết liệt nhiều đối sách, huy động sức mạnh tổng hợp của các cơ quan trọng và ngoài ngành Công an, ở Trung ương và địa phương. Kết quả, đã khởi tố nhiều vụ án, đưa các đối tượng cầm đầu ra xét xử theo đúng quy định của pháp luật, đã làm phá rã nhiều tổ chức phi chính phủ Việt Nam có hoạt động phức tạp liên quan đến ANQG; đánh sập âm mưu tạo dựng các “ngọn cờ”, bóc gỡ các “mối liên kết” trong ngoài, giữa các tổ chức, cá nhân phức tạp với nhau; góp phần làm giảm hẳn và ngăn chặn âm mưu ý đồ lợi dụng các tổ chức phi chính phủ Việt Nam để chống, phá Đảng và Nhà nước.

Từ năm 2013, qua công tác nắm tình hình, lực lượng ANCTNB đã phát hiện một số đối tượng thuộc Viện Nghiên cứu Công nghệ và Phát triển (SENA) đã lôi kéo một số đảng viên, cán bộ cấp cao đã nghỉ hưu tham gia soạn thảo hàng chục tài liệu có nội dung phức tạp, độc hại về chính trị, phá hoại nền tảng tư tưởng và vai trò lãnh đạo của Đảng, xuyên tạc, phê phán chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường đi lên CNXH, kêu gọi thay đổi chế độ chính trị tại Việt Nam và tán phát số lượng lớn, trong thời gian dài nhằm tác động nội bộ, gây chia rẽ trong Đảng, suy giảm niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước. Lực lượng ANCTNB đã báo cáo, tham mưu lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Đảng, Nhà nước chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai đồng bộ, quyết liệt công tác đấu tranh, xử lý các đối tượng, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt 01 đối tượng về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” (theo Điều 331) và tội “Lợi dụng chức vụ. quyền hạn trong khi thi hành công vụ” (Điều 356 Bộ Luật Hình sự). Lãnh đạo Bộ Công an đánh giá đây là vụ việc “mẫu mực” trong đấu tranh chống tiêu cực, suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mà Đảng, Nhà nước đã xác định.

  1. Đấu tranh xử lý các đối tượng cầm đầu, cốt cán trong “Hội nhà báo độc lập Việt Nam”

Ngày 04/7/2014, “Hội nhà báo độc lập Việt Nam” được tuyên bố thành lập do Phạm Chí Dũng làm Chủ tịch; số lượng thành viên ghi danh của Hội ban đầu là 92 người, phân bố ở nhiều địa phương trong và ngoài nước. Mục đích nhằm lợi dụng quyền tự do ngôn luận, các vấn đề dân chủ, nhân quyền để tuyên truyền, xuyên tạc, phê phán vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý, điều hành đất nước của Chính phủ; phản biện các chính sách của Nhà nước liên quan đến quản lý xã hội, tự do báo chí; hỗ trợ, bênh vực cho số nhà báo có quan điểm, tư tưởng bất mãn, cơ hội chính trị; đấu tranh đòi Nhà nước bỏ Điều 88, 258, Bộ Luật Hình sự. Lực lượng ANCTNB đã sớm phát hiện các hoạt động sai trái và kịp thời đề xuất xác lập chuyên án do Bộ chỉ đạo. Kết quả, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với các đối tượng cầm đầu, cốt cán trong “Hội nhà báo độc lập Việt Nam”, gồm: Phạm Chí Dũng (Chủ tịch hội), Nguyễn Tường Thụy (Phó Chủ tịch), Lê Hữu Minh Tuấn (hội viên phụ trách tài chính) theo điều 117 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về hành vi “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ngày 05/01/2021, Tòa án Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh đã tuyên án với các bị cáo như sau: Phạm Chí Dũng 15 năm tù giam; Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn 11 năm tù giam. Cả 03 bị cáo đều phải chịu hình phạt bổ sung quản chế 03 năm sau khi hết hạn tù.

  1. Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch

Lực lượng ANCTNB đã tham mưu với Đảng ủy CATW, Bộ Công an, trực tiếp là Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công an lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức công tác Công an bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch từng bước đi vào thực chất, nền nếp gắn liền với yêu cầu công tác bảo đảm ANCTNB, an ninh văn hóa tư tưởng, thông tin truyền thông; tạo chuyển biến thực chất về chất lượng, hiệu quả công tác, với quy trình, bước đi bài bản, chặt chẽ. Từ việc phát hiện, xử lý tin xấu, độc, thông tin sai trái, thù địch gắn với xác minh. Truy tìm, xử lý tận gốc “đối tượng tạo dựng”; nghiên cứu, xây dựng lý luận nghiệp vụ và tổ chức tập huấn, đào tạo; đến hình thành và vận hành nhuần nhuyễn cơ chế phối hợp trong quản lý, chỉ đạo thông tin tuyên truyền; thiết lập, vận hành hệ thống phương tiện truyền thông; nâng cao năng lực, phát huy vai trò của người phát ngôn các cấp trong CAND.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình tin giả, tin sai sự thật, nhất là thông tin nội dung xuyên tạc, kích động chống phá Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang. chính quyền các cấp, lực lượng ANCTNB đã chủ động nhận diện, phân loại, đánh giá và kịp thời tham mưu lãnh đạo Bộ chỉ đạo tổ chức đồng bộ các mặt công tác, triển khai các đợt cao điểm đấu tranh, xử lý hàng nghìn trường hợp. Qua đó có tác dụng cảnh báo, răn đe, góp phần tạo chuyển biến nhận thức và chấp hành pháp luật của người dùng Internet, mạng xã hội; ngăn chặn, hạn chế thấp nhất mức độ ảnh hưởng của tin giả, tin sai sự thật; bảo đảm an toàn thông tin, giữ gìn uy tín và hình ảnh của các đồng chí lãnh đạo cấp cao; củng cố vai trò của lực lượng Công an với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trên mặt trận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái thù địch; tạo thuận lợi cho quá trình xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

  1. Đấu tranh với hoạt động tuyển sinh, đào tạo, cấp bằng trái phép và hoạt động sản xuất, buôn bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả

Trước tình hình phức tạp về vấn nạn văn bằng, chứng chỉ giả, đặc biệt là trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng ANCTNB đã kiến nghị Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố chấn chỉnh, góp phần làm trong sạch, giải quyết vấn nạn trong sử dụng văn bằng chứng chỉ giả; đồng thời tham mưu lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường đấu tranh với hoạt động quảng cáo, sản xuất, mua bán, sử dụng văn bằng chứng chỉ gia. Qua đó, lực lượng ANCTNB đã phát hiện, xác minh làm rõ và chuyển cơ quan điều tra khởi tố hàng chục vụ án hình sự “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”, khởi tố hàng trăm đối tượng có liên quan để điều tra theo quy định của pháp luật. Trong đó tiêu biểu là 02 vụ án “Giả mạo trong công tác” xảy ra tại trường Đại học Đông Đô và trường Đại học Kinh Bắc; hai trường này đã tổ chức tuyển sinh, đào tạo tại trường và liên kết với các cơ sở trong cả nước đào tạo liên thông cấp đại học, trong đó có việc đào tạo, cấp bằng cử nhân ngôn ngữ Anh cho nhiều người không đúng quy định của pháp luật và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Từ năm 2018 đến nay, lực lượng ANCTNB đã phối hợp các đơn vị chức năng khởi tố 03 vụ án liên quan đến kỳ thi Quốc gia, gồm: Vụ án tại Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình năm 2018, đã đề xuất xử lý hình sự hàng chục trường hợp, xử lý kỷ luật đối với hàng trăm cán bộ, đảng viên và hàng trăm thí sinh được can thiệp nâng điểm trong khâu chấm thi. … Vụ án tổ chức cho thí sinh sử dụng công nghệ cao để gian lận trong khâu coi thi từ năm 2017 đến năm 2021, đã khởi tố hàng chục đối tượng về tội “Cố ý làm lộ Bí mật nhà nước”. Vụ việc liên quan đến đề thi tốt nghiệp môn Sinh học năm 2021, đã khởi tố 02 giáo viên là Tổ trưởng, Tổ phó khi làm ngân hàng câu hỏi và ra đề thi về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

  1. Đấu tranh với hoạt động cấp phép, nhập khẩu thuốc, trang thiết bị y tế và một số sai phạm trong công tác quản lý nhà nước về y tế

Lĩnh vực y tế luôn nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội do có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng toàn dân. Đáng chú ý, những năm qua tình trạng vi phạm trong hoạt động kinh doanh dược diễn ra khá phổ biến như: Thuộc giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không niêm yết giá thuốc theo quy định: cố ý làm trái trong đấu thầu thuốc; phát hiện một số dấu hiệu tiêu cực trong cấp phép đăng ký thuốc để trục lợi; dư luận bức xúc trước thiếu sót của cơ quan quản lý, kiểm soát. Điển hình là vụ việc từ năm 2013 đến 2014, Nguyễn Minh Hùng, Giám đốc Công ty cổ phần VN Pharma cùng đồng bọn đã làm giả các tài liệu, sử dụng giấy tờ, con dấu giả để đề nghị Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu thuốc; làm giả hợp đồng mua bán với công ty nước ngoài để nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H-Capita 500mg Caplet chữa bệnh ung thư giả vào Việt Nam, thu lợi bất chính. Trên cơ sở tài liệu chứng cứ thu thập được, lực lượng ANCTNB đã phối hợp với đơn vị chức năng khởi tố vụ án “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh” xảy ra tại Công ty cổ phần VN Pharma; tiếp tục phối hợp điều tra mở rộng vụ án trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2014, đồng thời khởi tố thêm 02 vụ án liên quan: Vụ án “Lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản” đối với số luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho các bị can trong vụ án VN Pharma. Vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế. Đây là vụ án điển hình về công tác đấu tranh của lực lượng ANCTNB đối với sai phạm trong cấp phép nhập khẩu thuốc, đặc biệt là đã ngăn chặn kịp thời hành vi đưa thuốc giả, trong đó có thuốc điều trị ung thư vào cơ sở khám chữa bệnh. Vụ án đã được dư luận xã hội cũng như cán bộ, đảng viên, chuyên gia ngành y tế, doanh nhân kinh doanh lĩnh vực được đồng tình ủng hộ.

Ngoài ra, trong đợt dịch Covid-19 bùng phát, lực lượng ANCTNB đã triển khai các kế hoạch xác minh, đấu tranh đối với hoạt động cấp phép, nhập khẩu thuốc điều trị, vắc xin, sinh phẩm, vật tư y tế phòng chống dịch. Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ nắm tình hình, xác minh, đấu tranh với hoạt động lợi dụng dịch bệnh để nâng khống, buôn bán kit test xét nghiệm Covid-19 trái quy định; hành vi nhận hối lộ để xét duyệt, cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay giải cứu công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước trong bối cảnh đại dịch Covid-19 năm 2020 và 2021.

  1. Đấu tranh với tội phạm sử dụng dịch vụ bưu chính để vận chuyển hàng quốc cấm

Hiện nay nhu cầu vận chuyển hàng hóa rất sôi động, nhất là thị trường bưu chính gần với thương mại điện tử, đây là nguy cơ các đối tượng lợi dụng vận chuyển hàng quốc cấm. Lực lượng ANCTNB đã phối hợp đơn vị chức năng bắt quả tang hàng chục vụ, việc lợi dụng dịch vụ bưu chính để vận chuyển ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, sản xuất, mua bán, vận chuyển giấy tờ giả, hàng cấm..; tang vật thu được 03 máy sản xuất đạn chì, 7 khuôn đúc đạn, 10 kg đạn chì, 03 khẩu súng săn, 71 bưu kiện chứa dao găm, đao kiếm, khoảng 100 kg phụ kiện để lắp súng tự chế, linh kiện vũ khí: 2.387,2 gam ma túy (cần sa khô), 24 thiết bị để sản xuất giấy tờ giả (máy vi tính, máy in màu, máy in thẻ, máy scan, máy cán màu, máy cắt phôi, máy ép platics, máy ép thẻ, máy ép thủ công, điện thoại di động, máy tính bảng...), 03 máy khắc con dấu và gần 500 con dấu của cơ quan, tổ chức; 768 giấy tờ giả thành phẩm (Căn cước công dân gắn chip, giấy triệu tập của cơ quan Công an, tem đăng kiểm ô tô...); 8.978 phôi dùng để sản xuất giấy tờ giả (Bằng tốt nghiệp đại học, thẻ căn cước công dân, bằng lái xe...); tiêu hủy hàng chục nghìn bì thư in hình bản đồ Việt Nam không có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đề xuất xử lý trên 26 đối tượng (trong đó có 01 đối tượng người Trung Quốc vận chuyển ma túy qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế tại Công ty TNHH vận chuyển DHL –VNPT).

  1. Đấu tranh với tội phạm trộm cước viễn thông quốc tế có tổ chức

Tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn ra ngày càng phức tạp trên nhiều lĩnh vực, hoạt động có tổ chức, xuyên quốc gia và khó kiểm soát. Trong đó, tội phạm lợi dụng chồng lấn sóng với Trung Quốc ở khu vực biên giới phía Bắc và Tp. Hồ Chí Minh để thiết lập hệ thống viễn thông chuyển trái phép lưu lượng điện thoại quốc tế về Việt Nam tiếp tục gia tăng với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây thiệt hại cho nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trong nước hàng tỷ đồng cước điện thoại quốc tế, ảnh hưởng đến an ninh thông tin, đe dọa an ninh quốc gia. Lực lượng ANCTNB đã chủ động nắm tình hình, phát hiện và xác lập chuyên án đấu tranh với tội phạm trộm cước viễn thông quốc tế có tổ chức; bắt quả tang hàng chục đối tượng thực hiện hành vi trộm cước (trong đó có 02 đối tượng chính người Trung Quốc, núp dưới danh nghĩa Công ty Kin Long để thuê địa điểm lắp đặt thiết bị, thông qua nhân viên người Việt Nam để thuê bao các đường cáp quang FTTH, móc nối với các đại lý viễn thông thu gom hàng chục nghìn sim điện thoại di động); thu giữ tang vật, phương tiện, tài liệu được gồm nhiều hệ thống thiết bị trộm cước hiện đại nhất thời điểm hiện tại và hàng ngàn sim điện thoại dùng để hoạt động vi phạm pháp luật; đề xuất xét xử hàng chục đối tượng, thu hồi nộp ngân sách hàng chục tỷ đồng.

Ngoài ra, từ năm 2010 đến nay, lực lượng ANCTNB đã chủ động trinh sát phát hiện hàng trăm vụ việc, đề xuất khởi tố hàng chục bị can, tiêu biểu: Phối hợp cơ quan An ninh điều tra khởi tố 06 bị can vụ án “Đỗ Thái Sơn và đồng bọn phạm tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước”. Phối hợp với cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Quảng Trị khởi tố 07 bị can (trong đó có đối tượng Nguyễn Thanh Thúy, tức “Cậu Thuy”) vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và xâm phạm mồ mả, hài cốt”. Phát hiện, phối hợp điều tra, bắt và khởi tố 02 đối tượng mạo danh Trợ lý Thủ tướng Chính phủ để lừa đảo. Phối hợp điều tra khởi tố 02 phóng viên báo chí làm lộ bí mật nhà nước. Phát hiện, điều tra. khởi tố nhiều cơ sở in lậu với hàng chục ngàn bản sách về tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Phối hợp, khởi tố vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khác” liên quan cuộc thi “Hoa hậu doanh nhân sắc đẹp Việt 2020”. Khởi tố đối tượng Nguyễn Phương Hằng về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự. Khởi tố bị can đối với Trần Văn Bang về hành vi “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Chủ trì xác minh, thu thập tài liệu chuyển cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối tượng làm giả tài liệu của lãnh đạo Chính phủ và một số bộ, ngành để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. (10 Phối hợp cơ quan An ninh điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Sơn Lộ trong vụ án “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” xảy ra tại thành phố Hà Nội và các tỉnh thành phố khác. Phối hợp cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội khởi tố vụ án, khởi tố bị can tội “trốn thuế" đối với Hoàng Ngọc Giao (Viện PLD). Phối hợp với các đơn vị liên quan khởi tố vụ án “Tham ô tài sản” xảy ra tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế....

PHẦN III

THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, được tôi luyện trong thực tiễn công tác, chiến đấu, vượt qua nhiều thử thách cam go trong mỗi giai đoạn cách mạng, lực lượng ANCTNB không ngừng trưởng thành, phát triển về mọi mặt; luôn kiên định, vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Đảng và Nhân dân, có bề dày truyền thống anh hùng, thành tích cao và kinh nghiệm quý báu trong công tác. Đội ngũ lãnh đạo chỉ huy và cán bộ chiến sĩ luôn đoàn kết, thống nhất, có ý thức trách nhiệm và tinh thần chủ động trong công tác, tinh thông nghiệp vụ, hiểu biết sâu rộng về kiến thức chính trị, pháp luật, xã hội và kiến thức chuyên ngành, lĩnh vực phụ trách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Nhiều đồng chí nguyên là lãnh đạo của đơn vị đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tin tưởng, giao phó trọng trách ở Trung ương và địa phương: Đồng chí Trương Hòa Bình, nguyên Phó Cục trưởng - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an qua các thời kỳ: Đồng chí Ngô Ngọc Du, đồng chí Hoàng Thao, đồng chí Nguyễn Việt đồng chí Lê Quốc Thân, Trưởng ban Nội chính Trung ương; đồng chí Trần Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân; các đồng chí nguyên lãnh đạo Tổng cục An ninh: Đồng chí Dương Thông, đồng chí Nguyễn Quang Phòng, đồng chí Nguyễn Khắc Khanh. Ngoài ra, còn nhiều đồng chí khác đã hoặc đang giữ những cương vị quan trọng trong và ngoài lực lượng CAND ở Trung ương và địa phương.

Với những thành tích chiến công xuất sắc nêu trên, lực lượng ANCTNB được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao, tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý, góp phần tô thắm thêm truyền thống anh hùng vẻ vang của lực lượng CAND. Nổi bật là, chỉ sau ba năm thành lập, năm 1961, đơn vị đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Bằng khen, tính đến nay, lực lượng ANCTNB đã được tặng thưởng: 01 Huân chương Hồ Chí Minh; 01 Huân chương Độc lập hạng Nhất; 01 Huân chương Lao động hạng Nhất; 04 Huân chương Chiến công hạng Nhất; 01 Huân chương Chiến công hạng Nhì; 02 Huân chương Chiến công hạng Ba; 02 Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì; nhiều Phòng và cá nhân trong Cục và Công an địa phương được tặng nhiều phần thưởng cao quý. Từ năm 2020 đến nay. Cục ANCTNB luôn thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong 03 năm liên tiếp, được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua cho đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua Vì An ninh Tổ quốc. Hàng nghìn lượt tập thể cấp phòng, cá nhân thuộc lực lượng An ninh chính trị nội bộ được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, Bằng khen của Bộ Công an và các bộ, ban, ngành, địa phương.

Đặc biệt là, ngày 27/5/2013, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 961/QĐ-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Cục An ninh chính trị nội bộ đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Đạt được những thành tích nổi bật nêu trên trong chặng đường 65 năm qua, lực lượng ANCTNB luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trực tiếp là sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an; sự giúp đỡ, phối hợp chặt chẽ trách nhiệm của các đơn vị trong lực lượng Công an và cấp ủy, thủ trưởng các bộ, ban, ngành, địa phương; sự tin yêu, đùm bọc của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Phát huy truyền thống Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng ANCTNB quyết tâm tiếp tục thi đua lập thành tích xuất sắc, xây dựng lực lượng ANCTNB cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, góp phần bảo vệ vững chắc ANCTNB, an ninh tư tưởng, văn hóa, an ninh thông tin truyền thông, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phục vụ thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.(*)

(*): Nội dung bài viết được trích dẫn từ Đề cương tuyên truyền 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958-10/5/2023) của Cục An ninh chính trị nội bộ.

An ninh chính trị có nghĩa là gì?

Ở nước ta, an ninh chính trị được hiểu là sự ổn định chính trị, nền tảng tư tưởng thể chế chính trị, quyền lãnh đạo của Đảng, sự an toàn nội bộ, việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; sự an toàn trong quan hệ đối ngoại, chống lại sự xâm phạm chủ quyền quốc gia, sự can thiệp vào công ...

Cục trưởng A03 là gì?

Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh, A03 là một đơn vị đặc biệt quan trọng, trực tiếp thực hiện chức năng bảo vệ Đảng, bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh văn hóa, tư tưởng, an ninh thông tin truyền thông, quản lý Nhà nước về bảo vệ bí mật Nhà nước…

Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ là ai?

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Lễ Công bố và trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động, bổ nhiệm chức danh Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ đối với đồng chí Thiếu tướng Phạm Thế Tùng - Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An.

A03 Bộ Công an địa chỉ ở đâu?

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: [email protected]

A03 Bộ Công an là gì? A03 Bộ Công an có trách nhiệm phân công ai ...thuvienphapluat.vn › phap-luat › a03-bo-cong-an-la-gi-a03-bo-cong-an-c...null