Ấn độ 2023 32 tàu hải quân

(TTĐN) - Sở Ngoại vụ Đà Nẵng cho biết, ba tàu Ấn Độ Sahyadri, Shakti và Kamorta, cùng 913 sĩ quan, thủy thủ cập cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị TP Đà Nẵng từ ngày 21 đến 25/5.

Ấn độ 2023 32 tàu hải quân
 
 Tàu chiến tàng hình INS Sahyadri của Hải quân Ấn Độ
(Nguồn: vnexpress.net)

Chuẩn đô đốc Dinesh Kumar Tripathi, Tư lệnh Hạm đội Miền Đông làm trưởng đoàn. Chuyến thăm Đà Nẵng lần này là một phần của việc triển khai hoạt động liên tục của Hạm đội Miền Đông (hải quân Ấn Độ) đến Đông Nam Á và Tây Bắc Thái Bình Dương.

Trong 5 ngày ở Đà Nẵng, thủy thủ đoàn sẽ giao lưu bóng chuyền với hải quân Vùng 3; chào xã giao lãnh đạo thành phố; thăm thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) và các danh thắng ở Huế, Hội An, Đà Nẵng, giao lưu thể thao với sinh viên, biểu diễn hòa nhạc.

Trước khi rời Việt Nam, Hải quân Ấn Độ sẽ diễn tập hàng hải chung với hải quân Việt Nam vào ngày 25/5. Hải quân hai bên sẽ có buổi họp bàn kỹ lưỡng về kế hoạch diễn tập trước khi ra thực địa.

Thời gian qua, Hải quân Ấn Độ đã có nhiều hoạt động hợp tác với Hải quân Việt Nam, đặc biệt là các lĩnh vực đào tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và hỗ trợ hậu cần.

Tàu chiến nước này đã nhiều lần đến thăm hữu nghị Đà Nẵng và diễn tập phi quân sự với Hải quân Việt Nam. Tháng 6/2013, 4 tàu Hải quân Ấn Độ đã tới Đà Nẵng để diễn tập cứu hộ.

INS Sahyadri là một trong ba tàu chiến đa nhiệm tàng hình thuộc lớp Shivalik của Hải quân Ấn Độ với nhiều tính năng và vũ khí hiện đại. Tàu có tải trọng hơn 6.000 tấn, dài 142,5m, rộng 16,9m, mớn nước 4,5m, tốc độ 32 hải lý (59 km/h). Tháng 9/2015, tàu từng đến Đà Nẵng.

INS Shakti là tàu hậu cần, nặng 27 nghìn tấn. Còn Kamorta là tàu hộ vệ săn ngầm./.

   Nguồn: Vnexpress.net

Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu đã nhấn mạnh như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Quân đội nhân dân bên lề Diễn tập MILAN 2022 đang diễn ra ở thành phố Visakhapatnam, Ấn Độ.

Phóng viên (PV): Đề nghị Đại sứ chia sẻ một số dấu ấn nổi bật trong quan hệ hai nước thời gian qua?

Đại sứ Phạm Sanh Châu: Quan hệ Việt Nam-Ấn Độ đã có từ 2.000 năm trước thông qua giao thương, truyền bá văn hóa, đạo Phật... Trong những năm đấu tranh giành độc lập, mặc dù hai nước đi hai con đường khác nhau nhưng đã chia sẻ đồng cảm để vượt qua khó khăn. Thật may, chúng ta có thế hệ lãnh đạo đặt nền móng cho mối quan hệ đặc biệt này. Đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng dân tộc Mahatma Gandhi và Thủ tướng Jawaharlal Nehru. Vài tuần sau khi Hà Nội được giải phóng khỏi thực dân Pháp, nguyên thủ nước ngoài đầu tiên đến Hà Nội là Thủ tướng Nehru. Vài năm sau, Bác Hồ sang thăm Ấn Độ. Một năm sau đó, Tổng thống Ấn Độ lại sang thăm Việt Nam.

Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1972, quan hệ song phương đã có những bước tiến phát triển vượt bậc. Bạn đã xây dựng học thuyết “Hành động hướng Đông”, trong đó Việt Nam được xác định là một trụ cột. Còn Việt Nam coi Ấn Độ là bạn bè truyền thống. Ấn Độ đã trở thành một trong ba đối tác hàng đầu của Việt Nam với tư cách là đối tác chiến lược toàn diện.

PV: Đại sứ đánh giá như thế nào về hợp tác quốc phòng giữa hai nước thời gian qua?

Đại sứ Phạm Sanh Châu: Hiện nay, quan hệ hai nước đã phát triển mạnh mẽ trên 5 lĩnh vực hợp tác, gồm: Chính trị, quốc phòng-an ninh, kinh tế-thương mại-đầu tư-du lịch, khoa học công nghệ và ngoại giao nhân dân. Trong đó, hợp tác quốc phòng đã tạo được dấu ấn quan trọng, đặc biệt là hải quân. Tàu hải quân hai nước thường xuyên có các chuyến thăm viếng lẫn nhau, tích cực tham dự các hoạt động của nhau.

Khi dịch Covid-19 bùng phát ở TP Hồ Chí Minh, con tàu đầu tiên đến từ nước ngoài chở thuốc và oxy cho nhân dân Việt Nam chính là tàu hải quân Ấn Độ. Một chuyến thăm đầy ý nghĩa dù không nằm trong kế hoạch. Bên cạnh đó, hợp tác hải quân hai nước còn bao trùm lên nhiều lĩnh vực như đào tạo cán bộ, hỗ trợ nhau trên thực địa...  

PV: Việc HQND Việt Nam cử tàu tham gia Diễn tập MILAN 2022 được phía bạn đánh giá như thế nào, thưa Đại sứ?

Đại sứ Phạm Sanh Châu: Tôi mới gặp Tư lệnh Hải quân Ấn Độ và Tư lệnh Hạm đội Miền Đông Hải quân Ấn Độ. Họ bày tỏ cảm ơn Việt Nam đã cử tàu chiến tham gia Diễn tập MILAN 2022, là một trong 13 nước cử tàu tham gia diễn tập. Điều đó cho thấy, Việt Nam coi trọng lời mời của Ấn Độ. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam cử tàu tham gia diễn tập sau một thời gian dài làm quan sát viên. Việc Tàu 016-Quang Trung vượt qua hành trình hơn 2.300 hải lý trong 9 ngày đã đáp ứng lời mời của bạn, ủng hộ bạn tổ chức thành công Diễn tập MILAN 2022.

Việt Nam đã tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi, tham gia Hội thao quân sự quốc tế (Army Games) tại Liên bang Nga và giờ đây là Diễn tập MILAN 2022. Điều này cho thấy bước phát triển mới của đối ngoại quốc phòng, góp phần khẳng định sức mạnh của đối ngoại quốc phòng nói riêng, của ngành ngoại giao nói chung.

PV: Là người đứng đầu cơ quan ngoại giao Việt Nam ở Ấn Độ, trong thời gian tới, Đại sứ có kế hoạch gì để thúc đẩy quan hệ hai nước?

Đại sứ Phạm Sanh Châu: Trong thời gian tới, chúng ta có nhiều việc để triển khai, trong đó hợp tác quốc phòng tiếp tục là điểm mạnh. Bên cạnh đó, hai bên dự kiến xây dựng Công viên Dược ở Việt Nam, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư Ấn Độ. Viễn cảnh tươi đẹp là có khoảng 140 công ty, hãng thuốc nổi tiếng trên thế giới và Ấn Độ sẽ đầu tư vào, đưa Việt Nam vào bản đồ sản xuất thuốc lớn thứ hai sau Ấn Độ. Ngoài ra, Tập đoàn công nghệ HCL mới đây đã chính thức đầu tư vào Việt Nam. Hy vọng tập đoàn sẽ mở rộng, giúp Việt Nam trở thành điểm cung cấp dịch vụ và phát triển công nghệ phần mềm, trí tuệ nhân tạo. Ngoài ra, chúng tôi còn mở rộng hợp tác đào tạo, đưa sinh viên Ấn Độ sang học ngành y tại Việt Nam.

PV: Trân trọng cảm ơn Đại sứ!

LINH OANH - MỸ HẠNH (thực hiện)