Ăn cơm sớm có tốt không

Trẻ ăn được một món mới là người mẹ khấp khởi mừng thầm bởi điều đó cũng đánh dấu một bước trưởng thành của trẻ. Tuy nhiên, tại sao bác sĩ khuyên khi trẻ tròn 6 tháng tuổi mới cho ăn dặm? Vì sao đến 2 tuổi mới cho ăn cơm? Theo các kiến thức dinh dưỡng tổng hợp, khi cho trẻ ăn, người mẹ cần quan sát và tập dần từng loại một, gần như là thử nghiệm xem trẻ có thể tiêu hóa và hấp thu được thức ăn chưa?

Sách vở nói trẻ 6 tháng bắt đầu tập ăn dặm là do khi thống kê trên số lượng lớn trẻ em thì thấy đa số ở độ tuổi này bắt đầu có men để tiêu hóa thức ăn khác ngoài sữa. Nói vậy tức là có những trẻ có men tiêu hóa bột ở độ tuổi sớm hơn nhưng cũng có trẻ đã 6 tháng mà vẫn chưa đủ men tiêu hóa. Vì vậy, cần thử trước một ít thức ăn lỏng, quan sát trẻ về các dấu hiệu ói ọc, tiêu chảy, trướng bụng, đầy hơi, bỏ bú… để kiểm tra khả năng tiêu hóa.

Cho ăn cơm sớm trước khi trẻ có thể tự nhai và tiêu hóa được cơm là một trong những nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng ở trẻ em nước ta. Theo thống kê, 60% số trẻ suy dinh dưỡng đến khám tại Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM là do cho ăn cơm quá sớm.

Vào khoảng 24-30 tháng tuổi, bé mới mọc đủ 20 răng sữa, tức là đã có đầy đủ răng hàm mới có thể nhai nát cơm. Vì vậy, đừng nhìn “hàng tiền đạo” đầy răng mà đã vội cho bé ăn cơm. Nhóm răng cửa phía trước chỉ có chức năng cắn đứt, cắt nhỏ chứ không thể nhai dập thức ăn. Những chiếc răng hàm có mặt nhai rộng mới có khả năng nghiền nhỏ hạt cơm, giúp cho việc nuốt dễ dàng. Đây cũng được xem là giai đoạn đầu tiên của quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn.

Làm mẫu

Bắt đầu tập cho trẻ ăn cơm cũng cần một số bước chuyển dần dần, từ cháo bột đặc sệt sang cơm nhão nát, cơm mềm chan canh, sau đó đến cơm khô. Khi nấu cơm vừa sôi cạn nước, múc một ít cơm cho vào chén và thêm vào một chút nước sôi, để chén cơm vào nồi và tiếp tục nấu cho đến khi cơm chín hẳn. Cơm trong chén có thêm nước sẽ tiếp tục nở mềm hơn và dễ nát hơn khi dùng muỗng đánh nhẹ.

Khi tập cho trẻ nhai cơm, đôi khi bà mẹ phải làm mẫu, hướng dẫn trẻ dồn cơm ra đằng sau họng và dùng răng hàm để nhai. Có nhiều trẻ chỉ toàn dồn thức ăn một cục phía trước miệng và dùng răng cửa để nhai thì rất chậm nát thức ăn nên khó nuốt.

Lúc đầu chỉ nên tập cho trẻ ăn vài muỗng cơm, sau đó ăn cháo thêm cho đủ no rồi theo dõi việc đi tiêu của trẻ. Nếu thấy trẻ vẫn ăn tốt, bú sữa nhiều, ngủ, chơi và đi tiêu bình thường thì cho ăn cơm tăng thêm. Có trẻ tập ăn cơm rất dễ nên mẹ cho ăn nhiều cơm, hậu quả là trẻ đi tiêu phân sống 2-3 lần/ngày. Điều này không tốt cho việc hấp thu dinh dưỡng, dẫn đến chậm tăng cân.

Điều quan trọng nhất khi đánh giá chế độ ăn có phù hợp hay không là việc tăng trưởng của trẻ. Khi thấy trẻ ăn nhiều mà vẫn không lên cân thì nên đưa đến khám ở bác sĩ dinh dưỡng. Theo dõi cân nặng và đo chiều cao của trẻ định kỳ 2 tuần hay mỗi tháng một lần là việc nên làm.

Nhiều cha mẹ lo sợ con không nạp đủ dinh dưỡng nếu chỉ uống sữa mẹ không thôi nên luôn muốn cho con tập ăn cơm từ sớm để tốt cho con. Tuy nhiên việc này có thật sự tốt cho trẻ. Hãy cùng các trường mầm non quận 3 tìm hiểu nhé.

1. Tác hại của việc để con ăn cơm quá sớm

Việc cho con ăn cơm quá sớm sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới dạ dày của trẻ. Kết quả là hệ tiêu hóa của trẻ không tốt dẫn đến việc bé kém ăn, chậm lớn và bị suy dinh dưỡng. 

Theo các trường mầm non quận 3 tìm hiểu được thì trẻ nhỏ từ 0-6 tháng tuổi men amylase đang phát triển dẫn đến việc dạ dày bé rất yếu và chỉ tiêu hóa được các thực phẩm lỏng như sữa mẹ mà thôi. Bắt đầu từ tháng thứ 4 men amylase mới bắt đầu được phát triển, giai đoạn này bạn chỉ nên cho bé tập ăn một số loại thức ăn như bột, một thời gian sau khi men amylase phát triển hoàn thiện hơn bạn mới nên bổ sung thịt cá vào trong bữa ăn hàng ngày của bé. Cứ vậy theo thời gian dần dần men amylase sẽ có thể hoàn thiện hơn và có thể quen dần với việc xử lý nhuần nhuyễn thức ăn thô, rắn.

Ăn cơm sớm có tốt không

2. Hướng dẫn cách cho tập ăn cho trẻ

a. Thời điểm thích hợp

Khi bé bắt đầu mọc răng sữa vào tầm khoảng 6-8 tháng tuổi, lúc này bạn nên bắt đầu chuyển qua tập cho bé ăn dặm. Bạn nên cho bé ăn dặm bột và cháo trong quá trình này, đồng thời bổ sung từ từ lượng thức ăn như thịt, cá vào trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Tới khi bé được 2 tuổi, lúc này răng hàm và răng nanh cũng đã mọc tương đối hoàn thiện và bé có thể bắt đầu biết nhai nát cơm, bạn phải cho bé tập ăn cơm ngay, vì nếu cho bé ăn dặm bằng cháo và bột thời gian dài, bé sẽ dần dần không còn cảm thấy ngon miệng nữa và trở lên biếng ăn.

>>> Tìm hiểu thêm: Danh sách trường mầm non quận Gò Vấp 

b. Các giai đoạn tập ăn của bé

Ăn bột: khi mới bắt đầu tập ăn cho bé, bạn nên chỉ cho bé ăn bột không thôi, để bước đầu bé làm quen với hoạt động nhai và men amylase cũng bắt đầu làm quen dần với việc xử lý thức ăn.

Ăn cháo nhuyễn: Ở giai đoạn này, bạn nên nấu cháo nhuyễn cho bé ăn dưới dạng bột gạo cùng với thức ăn đã xay nhuyễn, bạn nên cho những loại thức ăn dễ tiêu vào trong cháo để dạ dày bé dễ dàng hấp thụ thức ăn dễ hơn.

Ăn cơm sớm có tốt không

 Ăn cháo đặc: Ở giai đoạn này bạn có thể bắt đầu cho bé ăn một số loại rau củ và bổ sung thêm chất đạm như là trứng, tôm…. Việc thay đổi thực đơn cho bé giúp bé đỡ cảm thấy chán ăn đồng thời giúp bổ sung đầy đủ các loại chất dinh dưỡng và vitamin cho bé, bé sẽ cảm thấy ngon miệng hơn.

Ăn cơm nát: Bạn nên bắt đầu tập cho bé ăn cơm nát để dạ dày bé dần dần quen dần với việc ăn cơm.

Ăn cơm hạt bình thường như người lớn: Khi này, dạ dày bé đã quen với việc tiêu hóa thức ăn thô và rắn, hệ tiêu hóa và răng của bé cũng đã phát triển hoàn chỉnh hơn. Lúc này bạn có thể để trẻ ăn uống đồ ăn bình thường giống như bạn.

c. Tập cho bé ăn cơm đúng cách

Trước giờ ăn của bé, bạn không nên cho bé ăn vặt bánh, kẹo quá nhiều hay uống sữa. Vì khi đó sẽ khiến bụng bé có cảm giác no tạm thời và bé sẽ không muốn ăn cơm nữa. Bên cạnh đó lượng đường trong bánh kẹo cũng sẽ tạo ra axit gây hại cho men răng của bé. Nên bạn cần hạn chế cho bé ăn những đồ ngọt như vậy và chỉ nên cho bé ăn bánh kẹo sau bữa ăn thôi. Đồng thời bạn cũng hãy nhớ tập cho bé thói quen vệ sinh răng miệng trước khi ngủ nữa.

Khi bé mới bắt đầu tập ăn cơm, nếu bạn thấy bé tỏ ra biếng ăn thì bạn hãy áp dụng những cách như tạo không khí vui vẻ mỗi bữa ăn, hay trang trí món ăn cho bé sao cho trông có nhiều màu sắc và có hình dáng những nhân vật ngộ nghĩnh. Nhờ vậy bé sẽ cảm thấy hứng thú hơn khi ăn và cảm thấy ngon miệng hơn.

d. Xây dựng thực đơn cho trẻ

Bạn có thể tham khảo các mẫu thực đơn dành cho bé mỗi ngày hoặc tự mình xây dựng thực đơn cho trẻ dựa trên các nguyên tắc sau đây:

Bữa sáng: Bạn nên cho bé ăn các món nhẹ vào bữa sáng như cháo bí đỏ, cháo thịt bò, trứng hoặc súp… Bạn nhớ là chọn các loại thực phẩm dễ tiêu cho bé vì buổi sáng dạ dày của bé còn yếu nên tiêu hóa hơi kém.

Khoảng 9-10 giờ sáng: Lúc này bạn có thể cho bé ăn bữa phụ với trái cây hoặc các loiaj nước ép trái cây để bổ sung vitamin cho trẻ.

Bữa trưa: Bạn nên cho bé ăn cơm để có thể nạp đầy đủ năng lượng cho bé tham gia vào các hoạt động buổi chiều của mình. Tùy theo độ tuổi của bé mà bạn có thể áp dụng các loại thức ăn khác nhau phù hợp với bé. Bạn có thể chọn tùy ý các loại thực phẩm vì lúc này dã dày của bé đã hoạt động tốt hơn.

Ăn cơm sớm có tốt không

Khoảng 2 giờ chiều: Lúc này bạn có thể cho bé ăn bánh kẹo, uống sữa hoặc nước hoa quả. 

Bữa tối: Bạn có thể cho bé ăn cơm và các loại thực phẩm tùy chọn giống như bữa trưa.

Trước khi đi ngủ: Trước khi bé đi ngủ khoảng 1-2 giờ bạn nên cho bé uống 1 ly sữa. Sau đó nhớ là nhắc bé vệ sinh răng miệng sạch sẽ và không ăn thêm bất cứ đồ ăn vặt nào để bảo vệ răng miệng cho bé.

Trên đây là những hướng dẫn của các trường mầm non quận 3 về những lưu ý khi bạn tập cho bé ăn cơm giúp con bạn phát triển khỏe mạnh hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm về trường mầm non quận 3 nơi có xây dựng thực đơn dinh dưỡng đầy đủ dành cho bé tại đây.