Ngồi khoanh chân trên ghế có tốt không

Bà bầu có nên ngồi bệt không các chị? Sao mẹ cứ bắt em ngồi trên ghế có lưng tựa hẳn hoi. Em thấy ngồi bệt dưới đất cũng thoải mái mà?

Số là hôm nọ mẹ em ở dưới quê lên thăm, vừa vào thấy vợ chồng em đang trải chiếu ngồi ăn cơm, bà hốt hoảng: 

- Trời đất, bầu bì mà ngồi bệt kiểu đó, đứng lên, đứng lên ngay! 

Nói rồi mẹ lật đật dìu em đứng dậy, đến chỗ ghế sofa bảo phải ngồi lên ghế, tựa lưng ăn uống đàng hoàng. Bà bầu không được ngồi bệt xuống đất và khoanh chân xếp bằng thế kia. Em còn cố cãi: 

- Ôi dào con trải chiếu ngồi ăn dưới đất vẫn tiện mẹ ạ. Khoanh chân cũng chả thấy vướng víu gì vì bụng con mới 5 tháng thôi, vẫn còn bé. Không sao đâu mà, mẹ cứ khéo lo. 

- Bụng nhỏ là nhỏ thế nào? Nhỏ hay to gì cũng ảnh hưởng đến thai đấy. Bầu bì phải cẩn thận chứ. Đi, đứng, nằm, ngồi gì cũng phải làm đúng tư thế mới được. 

Nghĩ mẹ cổ hủ chứ giờ bà bầu hiện đại phải khác nên em lọ mọ lên mạng tìm xem bà bầu có nên ngồi bệt không, để có gì còn “nói có sách mách có chứng” cho mẹ “tâm phục khẩu phục”. Sau một lúc hỏi anh Google thì em mới ngớ người ra: Hóa ra bà bầu thì không nên khoanh chân ngồi bệt chút nào các chị ạ. Khi ngồi ở tư thế này, chi dưới bị chèn ép, máu lưu thông không đều ảnh hưởng đến các dây thần kinh bên dưới khiến mẹ dễ tê chân, phù nề, đau nhức. Do em bầu còn nhỏ nên chưa có dấu hiệu này nhiều, nếu bầu lớn thì tuyệt đối không được ngồi bệt khoanh chân đâu các chị. Nếu muốn, mẹ phải duỗi thẳng chân ra, hơi ngả người về phía sau có điểm tựa vững chắc.  

Ngồi khoanh chân trên ghế có tốt không

Trong lúc tìm hiểu bà bầu có nên ngồi bệt không, tình cờ em phát hiện còn nhiều điều hay ho về chuyện ngồi của bà bầu lắm!

1. Bà bầu tuyệt đối không ngồi xổm vì lúc này áp lực của thai nhi ảnh hưởng lên phần cơ thể bên dưới và cột sống của mẹ. Điều này khiến các mạch máu khó lưu thông, dễ dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch, phù nề nghiêm trọng. Chưa hết, bụng to mà ngồi xổm còn gây sức ép lên tử cung, thai nhi đè nặng bang quang.

2. Bà bầu cũng không nên ngồi bắt chéo chân. Tương tự việc ngồi bệt mà khoanh chân, với tư thế ngồi này, dây thần kinh ở đùi sẽ bị chèn ép, dễ bị sưng phù, lâu dần dẫn đến viêm khớp, thậm chí ảnh hưởng đến cả cột sống. 

3. Bà bầu không nên ngồi nửa mông vì hành động này sẽ gây áp lực lên cột sống. Cơ thể mẹ bị nghiêng, thai nhi cũng nghiêng theo, rất có thể làm con bị chèn ép.

4. Tư thế chuẩn cho các mẹ bầu chính là ngồi thẳng lưng gọn gàng và sâu vào lòng ghế, tựa lưng vào ghế, không chúi người về trước, vai thả lỏng. Chân cần được thoải mái, không gác cao, không bắt chéo. Bàn chân chạm đất và đầu gối vuông góc với mặt đất. Trọng lượng nên phân bổ đều trên mông và hai chân sao cho mẹ cảm thấy thoải mái nhất.

Ngoài ra có một lưu ý nhỏ là bà bầu đừng nên ngồi một chỗ quá lâu, hãy đứng lên đi lại nhẹ nhàng, duỗi thẳng tay chân thường xuyên cho máu huyết lưu thông đều nhé!

Từ sau cái vụ lọ mọ tìm xem bà bầu có nên ngồi bệt không thì em nghiệm ra một điều: Ông bà, cha mẹ mình mà khuyên gì là cấm có sai các chị ạ. Phải có lý do cả các cụ mới kiêng cái này, cữ cái kiêng ạ. Hôm nào em tìm được chuyện gì hay ho nữa thì em sẽ kể hầu chuyện các chị nha. Chúc các chị bầu xinh đẹp trường tồn và luôn là bà bầu thông thái nha!

Mình từ bé đã được dạy khi ăn cơm là phải ngồi khoanh chân vào. Hồi đó không rõ tại sao lại phải thế, sau mới biết đó là một trong những truyền thống gia đình của người Việt. Ngày nay thì không phải gia đình nào cũng ngồi đất khoanh chân ăn cơm nữa mà nhiều nhà đã dùng bàn ăn để thay thế. Và việc ngồi dưới đất khoanh chân khi ăn cơm dường như chỉ còn ở những gia đình ở vùng nôn thôn. Nhiều đứa trẻ thành phố giờ còn không hiểu quy tắc này. Thậm chí, không ít bạn nhỏ ngây thơ nghĩ rằng ‘nhà nghèo mới ngồi đất khoanh chân ăn cơm’ thế.

Ngồi đất khoanh chân ăn cơm là một nét đẹp truyền thống. Song, ít người biết rằng nó còn là một tư thế mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhất là hệ tiêu hóa.

Mình đọc được bài báo nói về tác dụng của tư thế này nè mọi người. Cụ thể công dụng như nào, mình trình bày ở bên dưới nhé. Đọc xong rồi có khi bạn lại có suy nghĩ muốn dẹp ngay bộ bàn ăn mà trải chiếu xuống đất ngồi luôn đó.

Ngồi khoanh chân trên ghế có tốt không

Ngồi bệt khoanh chân ăn cơm có nhiều lợi ích sức khỏe. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn

Việc ngồi bệt trên sàn nhà để ăn ở tư thế khoanh chân rất tốt cho hệ tiêu hóa. Điều này được lý giải như sau: Sự chuyển động qua lại khi chúng ta gắp thức ăn ở tư thế này giúp cơ bụng tiết ra các chất tiêu hóa. Nhờ đó mà việc tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, tư thế này còn cho phép tâm trí bạn bình tĩnh. Lực đè lên xương sống phía dưới tạo điều kiện thuận lợi cho việc thư giãn. Đồng thời, tư thế này còn giúp các cơ có cơ hội được căng giãn và hạn chế nguy cơ bị cao huyết áp.

Tăng tuổi thọ

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2012 trên Tạp chí Phòng ngừa Bệnh tim ở Châu Âu (European Journal of Preventive Cardiology) cho thấy: Khả năng đứng lên từ vị trí này có thể giúp tăng tuổi thọ.

Để chứng minh điều này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trên nhóm người có độ tuổi từ 51 – 80. Kết quả cho thấy: Khi đứng lên từ vị trí này đòi hỏi sự linh hoạt và sức mạnh cơ thể. Do đó, các cơ được dịp hoạt động đều, hiệu quả nên giúp tăng tuổi thọ lên.

Cải thiện sức mạnh và sự linh hoạt

Đây là tư thế giúp chúng ta kéo căng cơ hông, cơ đầu gối và mắt cá chân. Do đó, nó giúp làm tăng sự linh hoạt từ xương sống, vai và ngực. Nhờ vậy mà giúp bạn linh hoạt hơn, đồng thời còn có thể ngăn ngừa một số vấn đề về sức khỏe.

Ngoài ra, việc ngồi trên ghế nhiều giờ dễ dẫn tới tình trạng lưng còng, yếu ớt và đau, cơ bụng yếu đi, khớp hông bị cứng và khó đứng thẳng. Việc ngồi tư thế khoanh chân này giúp giải quyết được những vấn đề nêu trên.

Ngồi khoanh chân trên ghế có tốt không

Nên ngồi ăn trong tư thế khoanh chân. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Tăng cường tuần hoàn máu

Ngồi ở tư thế khoanh chân trên sàn nhà sẽ giúp việc bơm máu từ trái tim đến các bộ phận khác trơn tru, dễ dàng hơn. Nó trái ngược hẳn với tư thế ngồi trên ghế với bàn chân ở vị trí thấp hơn.

Không chỉ thế, ngồi ở tư thế này cũng tốt hơn cho trái tim. Bởi, nó có thể làm giảm áp lực quá mức lên tim trong khi ăn.

Một khi sự lưu thông máu diễn ra trơn tru thì sẽ đảm bảo các cơ quan trong cơ thể nhận được chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động bình thường. Đặc biệt, với người có vấn đề về tuần hoàn thì đây là tư thế nên ưu tiên sử dụng.

Thực hành tư thế yoga giúp cơ thể khỏe mạnh

Ngồi bệt trên sàn để ăn giống như bạn đang thực hiện một tư thế trong yoga. Mặc dù nó đơn giản chỉ là tư thế ngồi song lại mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể, ngồi khoanh chân giúp chân được thư giãn và nâng xương sống, mở ngực. Chân của bạn sẽ được giữ gần như song song. Đây là tư thế rất ổn định cho hoạt động của phần thân trê, chẳng hạn như vai cuộn và cổ.

Tư thế ngồi này mang lại sự thoải mái cho cả thể xác lẫn trí tuệ vì nó tác đụng tới phần cốt lõi của cơ thể. Với toàn bộ thân trước, 2 bên sườn và lưng. Đồng thời, nó còn giúp làm giảm căng cơ.

Ngoài ra, với tư thế này, bạn có thể kiểm soát lượng thức ăn đưa vào miệng và cản trở dạ dày giúp bạn ăn chậm hơn, tạo cảm giác dễ no hơn. Nhờ vậy mà có thể giảm cân hiệu quả.

Đọc những thông tin này trên báo mình thực sự muốn dẹp ngay bộ bàn ăn và từ nay duy trì lại thói quen cũ là trải chiếu xuống sàn xong ngồi khoanh chân. Không ít một tư thế nhỏ thôi mà lại có vô vàn lợi ích thế này, bảo sao các cụ ngày xưa khỏe thế, nhiều người 60 – 70 rồi mà vẫn còn làm việc đồng áng bình thường.

Ngồi khoanh chân có tác dụng gì?

Ngồi khoanh chân giúp rèn luyện sức khỏe Hơn nữa, sự co giãn cân bằng của tư thế ngồi khoanh chân này giúp giảm áp lực lên các cơ và khớp xương, giảm thiểu tối đa tình trạng thoái hóa cột sống, đau nhức xương và giảm căng cơ và giúp cơ thể thoải mái.

Tại sao không nên ngồi khoanh chân?

Ngồi khoanh chân trong thời gian dài sẽ khiến bạn dễ gặp phải tình trạng tê, nhức tại vị trí này. Đôi khi, tình trạng chuột rút cũng có thế "không mời mà tới". Bởi ngồi khoanh chân sẽ khiến lượng máu lưu thông khắp chân bị cản trở. Hơn nữa, thói quen ngồi này cũng sẽ gây áp lực lên khung xương chậu và cột sống.

Ngồi gập chân có tác dụng gì?

Tư thế ngồi gập mình hay ngồi gập trước (Seated Forward Bend) có tên tiếng Phạn là Paschimottanasana. Đây là một động tác Hatha yoga cổ điển với rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Nó có thể tác động lên nhiều cơ quan, đồng thời giúp kéo giãn từ bắp chân, gân kheo (mặt sau của đùi) cho đến toàn bộ cột sống.

Tại sao con gái không nên ngồi vắt chân?

Ngồi vắt chéo chân Tư thế ngồi quen thuộc hàng đầu của các chị em phụ nữ cũng chính là thói quen ảnh hưởng đến khung xương chậu nhiều nhất. Theo nghiên cứu, khi bạn vắt chéo chân, 1 bên xương chậu sẽ cao hơn bên còn lại, lâu dần tình trạng phát triển lệch sẽ xảy ra, nhất là giai đoạn dậy thì.