Ăn cỗ đi trước lội nước theo sau là gì

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

Việc nói thành ngữ là một tập hợp từ cố định có nghĩa là thành ngữ không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, cũng không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ. Thành ngữ thường bị nhầm lẫn với tục ngữ và quán ngữ. Trong khi tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý nhằm nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, hay phê phán sự việc, hiện tượng. Một câu tục ngữ có thể được coi là một tác phẩm văn học khá hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, và chức năng thẩm mỹ, cũng như chức năng giáo dục. Còn quán ngữ là tổ hợp từ cố định đã dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành.

Định nghĩa - Khái niệm

ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau có ý nghĩa là gì?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của câu ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau trong Thành ngữ Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau nghĩa là gì.

Người ích kỉ, trước lợi ích thì sốt sắng dành phần, trước khó khăn thì giả vờ để tránh.
  • ăn quà như lái quét là gì?
  • trăm ông chú không bằng một mụ bà cô là gì?
  • đừng chê lươn ngắn mà tham chạch dài là gì?
  • người chết cãi người khiêng là gì?
  • rừng già nhiều voi, rừng còi nhiều cọp là gì?
  • yêu nhau bốc bải dần sàng, ghét nhau đĩa ngọc mâm vàng chẳng ăn là gì?
  • thiếu tháng tư khó nuôi tằm, thiếu tháng năm khó làm ruộng là gì?
  • thứ nhất tô sai, thứ hai nhà nợ là gì?
  • tham có, tham giàu, đâm đầu vào lưới là gì?
  • một người làm quan cả họ được nhờ là gì?
  • không vay mà trả, không vả mà xưng là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của câu "ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau" trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt

ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau có nghĩa là: Người ích kỉ, trước lợi ích thì sốt sắng dành phần, trước khó khăn thì giả vờ để tránh.

Đây là cách dùng câu ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau. Thực chất, "ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau" là một câu trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thành ngữ ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

       Ca dao tục ngữ được hình thành trong dân gian qua nhiều thế hệ nhân dân truyền dạy cho nhau hoặc cho đời sau những đạo lý, những kinh nghiệm sống để thích nghi với thiên nhiên, hòa hợp với xã hội, để đối nhân xừ thế. “Ãn cỗ đi trước, lội nước theo sau” cũng nhằm mục đích ấy. Tuy vậy, ta hãy xét xem ý nghĩa và giá trị tinh thần câu tục ngữ này như thế nào đối với cá nhân và cộng đồng xã hội chúng ta.

     “Ăn cỗ đi trước” là khi có lễ hội, đình đám có tổ chức ăn uống thi phải đến trước để bàn cỗ còn sạch sẽ, thức ăn dồi dào. Nếu đi sau, đi trễ, bàn cỗ không còn tươm tất, đôi khi còn bị thiếu phần. “Lội nước theo sau” là đường đi dưới nước ta không thấy được nơi nào hố trũng, mô trơn, nơi nào đá ghềnh cọc nhọn. Người đi trước gặp nhiều rủi ro nguy hiểm. Người theo sau cứ nhìn người đi trước mà đi, tất sẽ an toàn hoặc không gặp quá nhiều rủi ro.

       Những câu tục ngữ còn có nghĩa xa hơn là khi có những điều lợi lộc, những dịp may mắn cần phải nhanh hơn người để nắm bắt thời cơ cho mình. Khi có những việc khó khăn, nặng nhọc, hiểm nguy cho đồng bào, cho xã hội thì cứ chờ hoặc đùn đẩy cho những người khác đi trước xông pha, gánh chịu, mình cứ tà tà đi sau để tránh tổn thất cho bản thân. Nói tóm lại đây là câu nói chỉ sự khôn, dại, cái mánh khóe ở đời.

      Ca dao tục ngữ thường có ý khuyên dạy, dặn dò nhưng không hoàn toàn là lời hay, ý đẹp vì nó được hình thành từ dân gian vào những thời đại trước, ta cần phải gạn đục khơi trong. Từ bao đời nay cái thiện mĩ không chấp nhận cái độc ác, xấu xa. Nhưng thực tế cái ác vẫn tồn tại bên cái thiện, người cao thượng, quảng đại vẫn phải sống giữa đám thấp hèn, nhỏ nhen. Chính vì thế trong tục ngữ không khỏi lẫn lộn vàng, thau. "Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau" đã lộ rõ bản chất láu cá, so đo thấp hèn của kẻ chuyên: “Ăn thì lựa hết miếng ngon, làm thì lựa cái cỏn con mà làm”.

       Câu tục ngữ có tính phê phán những kẻ hèn nhát, lọc lừa, hội, lúc nào cũng mang nặng tư tưởng ngồi chờ. Tư tưởng ấy thật trái với đạo lý và truyền thống của ông cha ta đã có từ ngàn xưa.

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

     Dù muốn, dù không tục ngữ này vẫn hiện diện và tồn tại trong dân gian, nhưng với tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và lý tưởng trong sáng, cao đẹp, học sinh chúng em phải sống hùng, sống mạnh, xung phong đi đầu với mọi gian lao vì hạnh phúc của mọi người theo khẩu hiệu: “Đâu cần thanh niên có đâu khó có thanh niên” để sống làm sao cho có nghĩa, làm sao cho “thân thể không là cỏ cây” và coi câu tục ngữ trên chỉ là một lời nói có ý mỉa mai, chê trách cái hèn mọn, xấu xa “há miệng chờ sung” của một số người.

Loigiaihay.com

A. ĐỀ BÀI:

Ngày trước, trong xử thế, có người cho rằng:"Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau."

Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ đó. Em có tán thành cách xử thế đó không? Vì sao?


B. DÀN BÀI

1. Mở bàiHưởng thụ và cống hiến là vấn đề đáng quan tâm đầy mâu thuẫn do phải được kết hợp trong xử thế ra sao?Dẫn dắt câu tục ngữ

2. Thân bài

a) Giải thíchNghĩa đen: Khi ăn cồ thì lo đi trước mọi người dê có được miếng ngon, còn khỉ lôi nước thì tinh việc di sau hơn hot moi người dê tránh hiểm nguy cho bủn them mình.Nghĩa bóng: Khi hưởng quyền lợi thi tranh thủ đến trước nhất, nhanh nhất nhưng trước khó khăn, gian khổ, hiểm nguy thì tụt lại sau để người khác làm trước mình đỡ phải nguy hiểm.b) Bàn luận- Đánh giá câu tục ngữ- Đây là lời phê phán một cách gián tiếp quan niệm sống ích kỉ, cá nhân thể hiện bằng thái độ xử thế của loại người ranh ma trong cuộc sống hàng ngày.c) Mở rộngThái độ xử thế vừa nói đáng được phê phán vì:Lấy cá nhân mình làm điểm xuất phát, cách xứ thị khôn vặt của hạng người ích kỉ, hèn kém chỉ chăm chăm tranh giành quyền lợi.“ Chỉ lo đòi hưởng thụ mà không chịu cống hiến đóng góp gì cho xã hội. Trước khó khăn gian khổ thì trốn tránh trách nhiệm.“ Nếu ai cũng: “Lội nước theo sau” thì làm gì xây dựng thành công được một cuộc sống ấm no hạnh phúc nước mạnh, dân giàu, văn minh, hiện đại được.Nên xây dựng cho mình một thái độ xử thế đúng đắn.-              Là thành viên của xã hội, chúng ta có nghĩa vụ phải góp sức, góp công ra sức xây dựng cộng đồng, xã hội vững mạnh, no ấm, hạnh phúc.-              Khi cộng đồng, xã hội được hạnh phúc mỗi thành viện cùng sẽ được hạnh phúc.Đây chính là nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội: “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người.”Người cán bộ, người đảng viên, người đoàn viên phải nêu cao tinh thần: “Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái lui của thiên hạ.”

3. Kết bài

Lẽ sống cao đẹp: sống vì mọi người biết san sẻ hi sinh vì mỗi người là lối sống mà chúng ta hướng tới phấn đấu rèn luyện để có được, sống vì mọi người mới là cái sống đầy ý nghĩa và hạnh phúc sống cá nhân, ích kỉ chỉ biết có quyền lợi riêng của mình là sống đáng buồn.

C. BÀI LÀM THAM KHẢO

        Nếu là con chim chiếc láThì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh        Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.(Tố Hữu)Với mấy câu thơ trên, nhà thơ Tố Hữu nêu lên quan niệm của mhh sống là cống hiến. Đông đảo thanh niên ta lâu nay đặc biệt là trong thời kì chống Mĩ cứu nước cũng đã dấy lên phong trào thi đua “Đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần”. Các anh đà xung phong gương mẫu sẵn sàng lao đến những điểm nóng gian khổ nhất, những công việc nặng nề khó khăn nhất và cũng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.Lẽ sống cao đẹp này hoàn toàn trái ngược với câu tục ngữ quen thuộc: "Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau."Câu đó có giá trị như một lời khuyên nhủ, răn dạy hay một lời phê phán thói khôn ranh hư lợi.Chúng ta hiểu và tiếp nhận câu tục ngữ này như thế nào?Nghĩa đen của câu này là khi được mời đi ăn cỗ thì đi trước mọi người để dành lấy món ngon. Đến trước sẽ được ăn trước các món ăn nóng sốt và đầy đủ không lo ai tranh giành. Nhưng khi nào phải lội nước thì phải đi sau, nhường cái khó khăn, nguy hiểm lại cho người khác. Đi sắc chắc chắn sẽ biết rõ chỗ cạn chỗ sâu, không khi nào phải sa xuống hố cả.Ai cũng biết câu tục ngữ không bao giờ dừng lại ở nghĩa đen cả. Bởi vậy, ta dễ dàng nắm bắt ngay nghĩa bóng. Câu này ý nói khi hướng quyền lợi thì tranh thủ để đến nhanh nhất, trước nhất để khỏi mất phân nhưng trước khó khăn, gian khổ, nguy hiểm thì tụt lại sau nhường cho người khác làm trước.Như thế câu tục ngữ này đã nói về vấn đề hưởng thụ và cống hiến. Cụ thể hơn, cần phản ánh và phê phán một cách sống khôn ranh, thực dụng xưa nay trong xã hội. Chúng ta cần khẳng định là câu này chỉ đúng khi dùng mục đích phê phán nhằm chê bai chỉ trích cái thói khôn vặt, láu cá, một lối sống thực dung chỉ chăm chăm vào việc thủ lợi cho riêng mình.Nhưng nếu được dùng làm một lời khuyên bảo, răn dạy về một cách sòng thì câu này hoàn toàn sai trái. Chúng ta không sao chấp nhận được ý nghĩa dó. Vì sao? Ai cũng biết tục ngữ là của cha ông ta, là lời hay, ý đẹp, cỏ, hoa thơm tư tưởng từ ngàn xưa lắng đọng, đúc kết lại nhằm nêu ra những bài học có ý nghĩa sâu sắc về lẽ sống ở đời, về đạo lí làm người, nhất định là không thể cổ vũ cho lối sống thấp hèn như thế. Do đó mà câu tục ngữ chỉ có mục đích phê phán.Ai lại không tán thành thái độ phê phán cách sống “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”? Đó chính là lối xử thế của những người chỉ biết có quyền lợi cá nhân của mình nên sẵn sàng lấy đó là xuất phát điểm để hành động. Không bao giờ họ chịu mở mắt ra, nới tầm suy nghĩ ra để nghĩ cho người khác, mở rộng lòng để quan tâm đến người khác. Họ là hạng người tự tư tự lơi, vi kí, hèn kém chi biết có hưởng thụ không hề nghĩ đến cống hiến, chỉ biết nhận chứ không biết cho. Trước một nhiệm vụ khó khăn, họ sẵn sàng lẩn tránh, không chút ý thức trách nhiệm nào cả. Đó là những kẻ ăn thì ăn những miếng ngon. Làm thì chọn việc cỏn con mà làm, vi tôn thờ chủ nghĩa cá nhân nén họ cố vun vén, giành giật quyền lợi, bổng lộc về riêng cho mình. Số người ấy thời nào cũng có nhưng không nhiều bởi lẽ nếu xưa nay ai cũng Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau cả thì chúng ta làm sao có được cuộc sống như ngày hôm nay.Lối sống ranh ma, khôn vặt vừa phân tích trên hoàn toàn đối lập với đạo đức xã hội chú nghĩa của chúng ta ngày nay. Sống trong xã hội mìi này, chúng ta mồi người đều là thành viên, nghĩa là đều có trách nhiệm phải đóng góp công sức để xây dựng cuộc sống xã hội mới ngày một tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Với lẽ sống cao đẹp: Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người khi đời sống của xã hội được nâng cao lên thì đời sống mỗi cá nhân cũng được nâng cao.Hiểu được ý nghĩa sâu sắc của câu tục ngữ này, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải ra sức rèn luyện phân đâu để có được một lối sống vị tha, cao đẹp, biết nhận nhưng cũng biết cho, biết hưởng thụ nhưng cùng sẵn sàng cống hiến. Là cán bộ, là đảng viên, là đoàn viền, hơn ai hết, chúng ta phái tám niệm lời dạy của người xưa. Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ và sẵn sàng làm theo lời Bác dạy: Đảng nên đi trước, làng nước đi sau.

Tóm lại, hai quan niệm sống: Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau và “Đi trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ” đối lập hoàn toàn. Chúng ta không thể nào chấp nhận thái độ sống ích kỉ, cá nhân vụ lợi . Nói theo nhà thơ Thanh Hải, mỗi con người chúng ta phải là một mùa xuân nho nhỏ cống hiến sức lực và cuộc đời của mình để góp phần làm nên mùa xuân chung của đất nước, của toàn dân tộc.

Xem thêm >>> Chứng minh câu tục ngữ: Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

Chúc các bạn học tập tốt <3