4e12 là bao nhiêu tiền

Căn bậc hai của 3 là một số thực dương sao cho khi nhân với chính nó thì cho ra số 3. Chính xác hơn, nó được gọi là căn bậc hai số học của 3, để phân biệt với số tâm có cùng tính chất. Nó được kí hiệu là 3 hoặc 31⁄2.

  • Danh sách các số
  • Số vô tỉ

  • γ
  • ζ(3)
  • 2
  • 3
  • 5
  • φ
  • δS
  • e
  • π

Nhị phân 1.10111011011001111010
Thập phân 1.7320508075688772935…
Thập lục phân 1.BB67AE8584CAA73B
Liên phân số
  1. Lặp lại bước 2 cho đến khi đạt được độ chính xác cần thiết.

Dãy (an) trên là dãy hội tụ bậc hai, tức mỗi lần tính cho ta khoảng gấp đôi số chữ số thập phân đúng. Bắt đầu với a0 = 1 cho ta các xấp xỉ:

  • a1 = 7/4 = 1.75
  • a2 = 97/56 = 1.73214...
  • a3 = 18817/10864 = 1.73205081...
  • a4 = 708158977/408855776 = 1.732050807568877295...

Tháng 12 năm 2013, giá trị của 3 đã được tính đến ít nhất mười tỉ chữ số thập phân.[1]

Xấp xỉ hữu tỉSửa đổi

Phân số 97/56 (1732142857…) có thể được dùng làm xấp xỉ cho căn bậc hai của 3. Tuy chỉ có mẫu số 56, nó chỉ cách biệt giá trị đúng ít hơn 1/10,000 (khoảng 92×10−5). Giá trị làm tròn 1.732 đúng đến 99.99% giá trị thực.

Archimedes khẳng định rằng (1351/780)2
> 3 > (265/153)2
,[2] lần lượt với sai số là 1/608400 (sáu chữ số thập phân) và 2/23409 (bốn chữ số thập phân).

Liên phân sốSửa đổi

3 có thể được biểu diễn bằng phân số liên tục [1;1,2,1,2,1,2,1,…] (dãy số A040001 trong bảng OEIS), tức là

Theo tính chất của liên phân số thì nếu

thì khi n 🡒 ∞

Ngoài ra cũng có thể biễu diễn dưới dạng liên phân số tổng quát như

thực chất là [1;1,2,1,2,1,2,1,…] tính hai số hạng cùng lúc.

Biểu diễn bình phươngSửa đổi

Biểu thức bình phương lồng nhau sau tiến về 3:

Chứng minh tính vô tỉSửa đổi

Chứng minh bằng lùi vô hạnSửa đổi

Chứng minh thường được dùng cho tính vô tỉ của 3 sử dụng phương pháp lùi vô hạn của Fermat. Phương pháp này có thể được áp dụng cho bất kì số nguyên nào không phải là số chính phương.

  1. Giả sử 3 là một số hữu tỉ, tức 3 có thể viết dưới dạng một phân số tối giản a/b, trong đó ab nguyên tố cùng nhau.
  2. Ta suy ra a2/b2 = 3 hay a2 = 3b2.   (a2 và b2 là các số nguyên)
  3. Do đó a2 chia hết cho 3, nên a cũng chia hết cho 3, tức tồn tại số nguyên k sao cho a = 3k.
  4. Thay 3k cho a trong đẳng thức ở bước 2: 3b2 = (3k)2 ta được b2 = 3k2.
  5. Lập luận như bước 3, ta được b2 là số chia hết cho 3, nên b cũng chia hết cho 3.
  6. Như vậy cả ab đều chia hết cho 3, nên chúng có một ước chung là 3, trái với giả thiết rằng ab là hai số nguyên tố cùng nhau.

Chứng minh bằng định lý nghiệm hữu tỉSửa đổi

Một chứng minh khác cho tính vô tỉ của 3 là sử dụng một trường hợp đặc biệt của định lý nghiệm hữu tỉ, phát biểu rằng nếu P(x) là một đa thức monic (tức đa thức có hệ số bậc cao nhất bằng 1) với hệ số nguyên, thì bất kì nghiệm hữu tỉ nào của P(x) cũng là một số nguyên. Áp dụng định lý cho đa thức P(x) = x2 − 2, ta suy ra 3 hoặc là số nguyên hoặc là số vô tỉ. Vì 1 < 3 < 2 nên nó không là một số nguyên, do đó 3 là một số vô tỉ.

Hình học và lượng giácSửa đổi

Đường cao của một tam giác đều với cạnh 2 là 3. Tương tự, hình lục giác đều với cạnh 1 thì khoảng cách giữa hai canh song song là 3.

Đường chéo của hình lập phương đơn vị có độ dài là 3.

3 là độ dài cạnh của một tam giác đều nội tiếp đường tròn có bán kính bằng 1. Tương tự, nếu một tam giác đều có cạnh 1 bị chia làm hai nửa bằng nhau, mỗi nửa là một tam giác vuông 30-60-90 với cạnh huyền bằng 1, cạnh góc vuông là 1/23/2. Từ đó ta suy ra được giá trị các hàm số lượng giác của 60°30°.

Căn bậc hai của 3 cũng xuất hiện trong biểu thức đại số của nhiều hằng số lượng giác như[3]

Ngoài ra 3 còn là khoảng cách giữa hai cạnh đối nhau của hình lục giác đều có cạnh 1, hay là đường chéo của hình lập phương đơn vị.

Ứng dụng khácSửa đổi

Kỹ thuật điệnSửa đổi

Trong điện lực, hiệu điện thế giữa hai dây pha (điện áp dây) trong hệ thống điện ba pha bằng 3 nhân hiệu điện thế của giữa một dây pha và dây trung hòa (điện áp pha). Đây là do hai pha cách nhau 120°, và hai điểm cách nhau 120 độ trên đường tròn thì có khoảng cách bằng 3 nhân bán kính đường tròn đó.

Xem thêmSửa đổi

  • Căn bậc hai của 2
  • Căn bậc hai của 5

Ghi chúSửa đổi

  1. ^ Łukasz Komsta. “Computations | Łukasz Komsta”. komsta.net. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2019.
  2. ^ Knorr, Wilbur R. (1976), “Archimedes and the measurement of the circle: a new interpretation”, Archive for History of Exact Sciences, 15 (2): 115–140, doi:10.1007/bf00348496, JSTOR41133444, MR0497462.
  3. ^ Julian D. A. Wiseman Sin and Cos in Surds

Tham khảoSửa đổi

  • S., D.; Jones, M. F. (1968). “22900D approximations to the square roots of the primes less than 100”. Mathematics of Computation. 22 (101): 234–235. doi:10.2307/2004806. JSTOR2004806.
  • Uhler, H. S. (1951). “Approximations exceeding 1300 decimals for 3, 1/3, sin(π/3) and distribution of digits in them”. Proc. Natl. Acad. Sci. U.S.A. 37 (7): 443–447. doi:10.1073/pnas.37.7.443. PMC1063398. PMID16578382.
  • Wells, D. (1997). The Penguin Dictionary of Curious and Interesting Numbers . London: Penguin Group. tr.23.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Theodorus' Constant tại MathWorld
  • [1] Kevin Brown
  • [2] E. B. Davis