Ai cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa năm 2024

Quy định Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO (Certificate of Origin) là các quy tắc, quy chuẩn và quy định pháp lý quy định về việc xác nhận và cấp CO cho hàng hóa xuất khẩu từ một quốc gia nhằm xác định nguồn gốc và xuất xứ của hàng hóa đó. Quy định về CO có mục đích đảm bảo tính công bằng cạnh tranh, đảm bảo chất lượng hàng hóa, và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Hiểu rõ tầm quan trọng trong quy định CO, TACA sẽ gửi đến quý doanh nghiệp những thông tin chi tiết nhất về quy định Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thông qua bài viết dưới đây:

Một số cơ sở pháp lý doanh nghiệp cần lưu ý trong Quy định Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO:

  1. Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12/06/2017.
  2. Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014.
  3. Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 25/01/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
  4. Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính Phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 25/01/2015
  5. Nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính Phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
  6. Thông tư 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
  7. Thông tư 05/2018/TT-BCT ngày 03/04/2018 của Bộ Công thương quy định về xuất xứ hàng hóa.
  8. Thông tư 06/2011/TT-BCT ngày 21/03/2011 của Bộ Công thương quy định thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi.
  9. Thông tư 01/2013/TT-BCT ngày 03/01/2013 của Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung Thông tư 06/2011/TT-BCT ngày 21/03/2011.
  10. Quyết định 4286/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2015 của Tổng Cục Hải quan về việc ban hành quy trình kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO (Certificate of Origin) là một tài liệu sử dụng trong thương mại quốc tế nhằm xác định quốc gia xuất xứ của hàng hóa.

Ở Việt Nam, chứng nhận xuất xứ hàng hóa được quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật quản lý ngoại thương năm 2017 như sau:

“- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp cho thương nhân;

Theo khoản 1 Điều 32 Luật Quản lý ngoại thương 2017, khoản 2, 7 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa bao gồm:

– Giấy chứng nhận xuất xứ – CO hàng hóa dưới dạng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp cho thương nhân; Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó.

– Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân phát hành là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do thương nhân tự khai báo và cam kết về xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Công Thương chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

Quy định về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO

Khoản 1 Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa:

– Lần đầu;

– Cho sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu;

– Cho sản phẩm không cố định (có thay đổi về định mức số lượng, định mức trọng lượng, mã HS, trị giá và nguồn cung nguyên liệu đối với cả nguyên liệu đầu vào hoặc sản phẩm đầu ra mỗi lần cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa).

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31/2018/NĐ-CP;

– Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;

– Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không phải khai báo hải quan theo quy định của pháp luật không cần nộp bản sao tờ khai hải quan;

– Bản sao hóa đơn thương mại (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);

– Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn.

Thương nhân được xem xét không cần nộp chứng từ này trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa có hình thức giao hàng không sử dụng vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải khác theo quy định của pháp luật hoặc thông lệ quốc tế;

– Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo mẫu do Bộ Công Thương quy định;

– Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước theo mẫu do Bộ Công Thương quy định trong trường hợp nguyên liệu đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác;

– Bản sao Quy trình sản xuất hàng hóa (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);

– Trong trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của thương nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 31/2018/NĐ-CP;

Hoặc yêu cầu thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung các chứng từ dưới dạng bản sao (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) như:

+ Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất);

+ Hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất);

+ Giấy phép xuất khẩu (nếu có);

+ Chứng từ, tài liệu cần thiết khác.

Quy định về đối tượng áp dụng đối Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 81/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại thì giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ được áp dụng đối với các đối tượng như sau:

1. Thương nhân thực hiện khuyến mại, gồm:

  1. Thương nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trực tiếp thực hiện khuyến mại hoặc thực hiện khuyến mại thông qua các thương nhân phân phối (bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại và các thương nhân phân phối khác theo quy định của pháp luật);
  1. Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đó.

2. Thương nhân trực tiếp tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, gồm:

  1. Thương nhân tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại hoặc tổ chức cho các thương nhân khác, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại (thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại);
  1. Thương nhân trực tiếp hoặc thuê thương nhân khác tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cho riêng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh.

Như vậy, ta có thể thấy các đối tượng áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa chủ yếu là các doanh nhân kinh doanh buôn bán, các thương nhân, thương lái. Sở dĩ như vậy là vì những đối tượng này là những đối tượng có công việc liên quan trực tiếp đến đối tượng kinh doanh là hàng hóa. Việc đáp ứng và đảm bảo về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là yêu cầu tất yếu theo đúng quy định pháp luật.

Quy định về trường hợp được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO

Hiện nay, theo quy định tại Điều 33 Luật quản lý ngoại thương, biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa được áp dụng trong các trường hợp cụ thể sau đây:

“1. Đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu có nhu cầu được hưởng ưu đãi thuế quan theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

2. Pháp luật quy định việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải có chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

3. Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo đề nghị của thương nhân hoặc do thương nhân tự chứng nhận đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”

Đối với trường hợp thứ nhất, khi các thương nhân có nhu cầu được hưởng ưu đãi thuế quan theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam có tham gia thì yêu cầu phải xuất trình được giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Nếu hàng hóa này có nguồn gốc từ nước xuất khẩu mà nước đó cũng là thành viên trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì sẽ được hưởng các ưu đãi. Trong trường hợp thứ hai, đây là trường hợp mà pháp luật Việt Nam có quy định của pháp luật bắt buộc phải có giấy chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu khi đi vào hay đi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Đối với trường hợp thứ ba, chứng nhận xuất xứ hàng hóa được áp dụng khi có đề nghị của thương nhân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc do chính thương nhân tự cấp. Cần lưu ý rằng trường hợp này chỉ áp dụng đối với các trường hợp không thuộc hai trường hợp đã phân tích ở trên.

Quy định về Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO

Chứng nhận xuất xứ là một trong những giấy tờ để chứng minh xuất xứ, nguồn gốc của hàng hóa. Do đó, không phải cơ quan nào cũng có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nguồn gốc xuất. Theo quy định của pháp luật, Bộ trưởng Bộ Công thương là chủ thể quy nhất được nhà nước trao quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Bộ trưởng Bộ Công thương cấp hoặc có thể ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thay mình thực hiện việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Điều này đã được quy định cụ thể tại Điều 34 Luật quản lý ngoại thương như sau:

+ Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp hoặc ủy quyền cho tổ chức khác thực hiện việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

+ Bộ trưởng Bộ Công Thương chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

Căn cứ theo quy định Điều 31 Nghị định 31/2018/NĐ-CP:

“Điều 31. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công Thương

  1. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về xuất xứ hàng hóa.
  2. Tổ chức việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu; trực tiếp cấp hoặc ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức khác thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
  3. Ban hành quy chế, quy định hướng dẫn quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa điện tử theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo quy định của nước nhập khẩu.
  4. Hướng dẫn phân luồng thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhằm tạo thuận lợi cho thương nhân và nâng cao hiệu quả quản lý trong quá trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
  5. Ban hành quy chế về nghĩa vụ và trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
  6. Tổ chức đào tạo các cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
  7. Quản lý hoạt động nghiên cứu, đào tạo, phổ biến, tuyên truyền, thực hiện các hoạt động hợp tác có yếu tố nước ngoài trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa.
  8. Chủ trì đàm phán về Quy tắc xuất xứ hàng hóa theo Điều ước quốc tế“.

Quy định về thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO

(1) Đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu tiên phải đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chỉ được xem xét cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi đã đăng ký hồ sơ thương nhân đầy đủ và hợp lệ theo Điều 13 Nghị định 31/2018/NĐ-CP.

(2) Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Theo Điều 16 Nghị định 31/2018/NĐ-CP, thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo những cách sau:

– Khai báo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo biểu mẫu điện tử sẵn có trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền.

– Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trực tiếp tại trụ sở của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa,

– Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua bưu điện.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP.

(3) Trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

*Trường hợp thương nhân khai báo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa điện tử, quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện theo các bước sau đây:

– Thương nhân đính kèm các chứng từ của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng điện tử. Các chứng từ này phải được thương nhân xác thực bằng chữ ký số do cơ quan có thẩm quyền cấp. Bản giấy của các chứng từ này không cần phải nộp lại cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

– Trong thời hạn 6 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ dưới dạng điện tử, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo trên hệ thống kết quả xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho thương nhân;

– Trong thời hạn 2 giờ làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được khai hoàn chỉnh và hợp lệ dưới dạng bản giấy nêu tại điểm a, b khoản 1 Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng bản giấy.

*Trường hợp thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trực tiếp tại trụ sở của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện theo các bước sau đây:

– Thương nhân nộp các chứng từ của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng bản giấy;

– Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 8 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đầy đủ và hợp lệ.

*Trường hợp thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua bưu điện thì

Thời gian trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là 24 giờ làm việc kể từ khi cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đầy đủ và hợp lệ theo ngày ghi trên bì thư

(Điều 16 Nghị định 31/2018/NĐ-CP)

Quy định về quy trình khai báo và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO

Trên thực tế, thương nhân thực hiện xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bằng nhiều hình thức khác nhau, do đó, với mỗi trường hợp cụ thể, sẽ có một quy trình cấp giấy chứng nhận khác nhau. Cụ thể như sau:

a.Trường hợp thương nhân đính kèm hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền.

b.Trường hợp thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trực tiếp tại trụ sở của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

  1. Trường hợp thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua bưu điện.
  1. Trong trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không rõ ràng, không chứng minh được hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ, có dấu hiệu gian lận về chuyển tải, hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó.

Quy định về kiểm tra xuất xứ hàng hóa

Kiểm tra xuất xứ hàng hóa là một hoạt động quan trọng trong quản lý ngoại thương. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm tiến hành kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Bao gồm cả việc kiểm tra cơ quan được Bộ trưởng bộ Công thưỡng ủy quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ và việc thương nhân được Bộ trưởng Bộ Công thương đồng bằng văn bản cho phép thương nhân tự mình cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Ngoài ra, trách nhiệm kiểm tra xuất xứ hàng hóa còn được giao cho Bộ Tài chính. Bộ Tài chính có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật về Hải quan.

Công tác kiểm tra xuất xứ hàng hóa là một trong những công việc cần được tiến hành một cách đồng bộ giữa các cơ quan, có sự phối hợp, hỗ trợ nhau. Đồng thời cần phải được triển khai áp dụng một cách đồng bộ ở nhiều địa phương để đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, đảm bảo an toàn xã hội, quyền lợi của người tiêu dùng.

Trên đây TACA đã chia sẻ đến quý doanh nghiệp toàn bộ thông tin chi tiết nhất về Quy định Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO từ đó nêu ra những lưu ý mà mỗi doanh nghiệp cần nắm vững để có cái nhìn sâu sắc hơn về CO và các quy định của nhà nước Việt Nam đã ban hành nhằm đảm bảo tính chính xác trong CO của doanh nghiệp mình góp phần giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trên con đường hội nhập quốc tế. Tuy nhiên để thực sự hoàn thiện giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO chính xác và có lợi cho doanh nghiệp lại là điều vô cùng khó khăn do quy trình xin cấp CO khá phức tạp đòi hỏi chủ doanh nghiệp cần nhanh nhạy trong việc am hiểu và tuân thủ đồng thời nhiều quy định biến động. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thu thập và các minh chính xác các thông tin trong chuỗi cung ứng, từ đó, hợp tác linh hoạt giữa các nhà cung cấp với đối tác kinh doanh và các bên liên quan nhằm kiếm soát tối ưu các rủi ro gian lận cũng như chi phí và thời gian một cách hợp lý.

Cam kết hỗ trợ kê khai/ rà soát CO tuân thủ 100% theo đúng quy chuẩn của Tổng Cục Hải quan nhằm giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn & tối đa hóa mức thuế ưu đãi cho doanh nghiệp bạn thông qua: Dịch vụ rà soát giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa