2 sôi 3 lạnh là gì

1. Biện pháp xử lý nước nóng  trước khi gieo (Biện pháp 3 sôi, 2 lạnh):

        Đây là biện pháp đã được sử dụng rất lâu đời và có hiệu quả cao trong việc tiêu diệt và hạn chế sự phát sinh gây hại của nhiều loại nấm bệnh và vi khuẩn gây hại tồn tại trên hạt giống:

Cách làm:

Bước 1:  Hạt giống được đãi sạch các hạt lép, lửng và tạp chất.

Bước 2: Pha nước nóng 3 sôi 2 lạnh (Dùng 3 phần nước sôi đổ vào 2 phần nước lạnh chú ý sau khi pha nhiệt độ nước khoảng 54oc)

Bước 3: Đổ hạt giống đã được đãi sạch vào nước đã pha và ngâm trong 15 phút.

Bước 4: Hạt giống sau khi đã được xử lý đem rửa sạch và ngâm ủ bình thường.

2. Biện pháp xử lý thuốc BVTV trước khi gieo:

Ưu điểm:

- Đây là biện pháp mang lại hiệu quả rất cao trong việc phòng trừ nấm bệnh và vi khuẩn gây hại tồn tại trên hạt giống.

- Một số loại thuốc ngoài tác dụng trừ bệnh còn có khả năng tăng cường bổ xung thêm các nguyên tố vi lượng, đa lượng giúp hạt giống sinh trưởng tốt.

Nhược điểm:

- Mỗi loại thuốc khi xử lý chỉ trừ được một số loại nấm bệnh hay vi khuẩn nhất định mà không có khả năng khống chế toàn bộ các vi sinh vật gây bệnh tồn tại trên hạt giống.

- Thuốc xử lý hạt giống dễ gây độc cho người và ô nhiễm môi trường.

2.1.  Các bước tiến hành:

Cách làm:

Bước 1: Hạt giống được đãi sạch các hạt lép, lửng và tạp chất.

Bước 2: Ngâm hạt giống trong nước sạch 48 giờ

Bước 3: Vớt hạt giống đãi sạch và ủ trong 12 giờ

Bước 4: Pha lượng thuốc cần xử lý cho 10 kg giống trong 1 lít nước tưới và trộn đều cho hạt giống cần xử lý sau đó tiếp tục đem ủ đến khi hạt giống nảy mần đem gieo.

2.2.  Các loại thuốc thường sử dụng xử lý hạt giống trừ nấm:

Khi xử lý hạt giống trừ một số loại nấm gây bệnh như bệnh lúa von, bệnh đen lép hạt, bệnh hoa cúc, bệnh đạo ôn ….. tồn tại trên hạt giống có thể dùng một trong các loại thuốc sau để xử lý:

Tricom 75WP, 75 WDG; Poly annong 250 SC; Vatino super 780 WG; Norshield 86.2 WG; Jivon 6 wp; Provil super 10 SL; Forlita 430 EC

2.3.  Các loại thuốc thường sử dụng xử lý hạt giống trừ vi khuẩn:

Để trừ vi khuẩn tồn tại trên hạt giống như vi khuấn gây bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn có thể dùng một trong những loại thuốc sau:

+ Starner 20 wp;  Xanthomix 20 wp;  Anti-xo 200 WP….

2.4.  Một số loại thuốc xử lý hạt giống trừ tập đoàn rầy môi giới truyền bệnh virus.

Ngoài thuốc Cruiser plus 312,5 FS chúng ta có thể sử dụng một số loại thuốc để trừ tập đoàn rầy môi giới truyền bệnh virus như:

- Lugens 200 fs, Regent 5 SC;  Kola gold 660 wp; Tomax  312.5 FS .....

Trên đây là một số biện pháp và một số loại thuốc BVTV để xử lý hạt giống trước khi gieo nhằm phòng trừ bệnh hại tồn lưu trên hạt giống và phòng trừ tập đoàn rầy là môi giới truyền bệnh virus hại lúa. Chi cục Trồng trọt & BVTV Bắc Giang yêu cầu Trạm Trồng trọt & BVTV các huyện, TP và cán bộ khuyến nông cơ sở căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương hướng dẫn nông dân xử lý hạt giống trước khi gieo đạt hiệu quả cao đặc biệt sử dụng biện pháp xử lý bằng nước nóng 54oC.

       Lưu ý: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng các loại thuốc trước khi dùng và đảm bảo an toàn lao động trong khi xử lý thuốc BVTV.

   Phòng Bảo vệ thực vật – Chi cục Trồng trọt và BVTV Bắc Giang

2 sôi 3 lạnh là gì
Phơi lại hạt giống: Hạt giống cần phơi lại 6- 8 giờ trong nắng nhẹ (không phơi trực tiếp trên sân gạch hay sân xi măng). Phơi lại có tác dụng làm cho hạt hút nước nhanh, xúc tiến hoạt động của hệ thống men, tăng khả năng nảy mầm.

Chọn hạt tốt, loại bỏ hạt lép lửng bằng quạt gió, sàng sảy hoặc trong quá trình ngâm nước cần vớt hết những hạt nổi và giữ lại hạt chìm .

Xử lý hạt giống : Có thể sử dụng một trong các phương pháp sau:

+ Xử lý bằng nước nóng 54oc (pha tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh): Ngâm hạt vào nước lạnh 24 giờ, sau đó đưa vào nước nóng 45- 47oc trong 5 phút và cuối cùng là nước nóng 54o trong 10 phút. Phương pháp này đơn giản, có tác dụng trừ nấm bệnh và tuyến trùng trên hạt, tạo cho hạt hút nước nhanh.

+ Xử lý bằng nước vôi: Hòa tan 1kg vôi sống vào 100 lít nước, ngâm 1-2 ngày ở vụ mùa, 3-4 ngày ở vụ xuân, đãi sạch rồi ủ .

+ Xử lý bằng hoá chất Formalin: Dung dịch 2% phun vào hạt giống (5 lít dung dịch cho 50 kg hạt giống), ủ kín 3 giờ, đãi sạch rồi ủ để hạt nảy mầm.

Đối với hạt giống mới thu hoạch muốn gieo ngay cần áp dụng phương pháp xử lý phá ngủ để tăng độ nảy mầm. Dùng a xít nitric 0,2% (lượng dùng 100 ml dung dịch cho 1,2- 1,4 tạ hạt giống) để xử lý phá ngủ hoặc dùng supe lân để thay thế.

                                                                                                                  Theo KN

Câu 3: (4,0 điểm) 

Có 3 bình cách nhiệt, bình 1 chứa nước sôi ở t1 = 100oC, bình 2 chứa nước lạnh ở t2 = 20oC, bình 3 không chứa gì. Người ta dùng ca 1 múc nước sôi ở bình 1, ca 2 múc nước lạnh ở bình 2 đổ vào bình 3. Biết rằng dung tích ca 1 gấp 2,4 lần dung tích ca 2, trên các ca không có vạch chia, các ca khi múc đều đầy nước, lượng nước trong các bình đủ dùng và dung tích bình 3 đủ lớn để nước không tràn ra ngoài. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa nước với bình đựng, ca và môi trường.

Tính số ca 1 nước sôi, số ca 2 nước lạnh ít nhất cần múc và đổ vào bình 3 để nước ở bình 3 có nhiệt độ t = 40oC.

Một bình cầu thủy tinh chứa (không đầy) một lượng nước nóng có nhiệt độ khoảng 80oC và được nút kín. Dội nước lạnh lên phần trên gần cổ bình, ta thấy nước trong bình lại sôi. Giải thích tại sao?

Xử lý hạt giống và ngâm ủ: Có 2 cách

+ Cách 1: Xử lý bằng các thuốc hóa học: Sau khi tiến hành rửa giống, đãi sạch, loại bỏ hạt lép và tạp chất bà con tiến hành ngâm đến khi hạt giống no nước, sau đó vớt ra đãi sạch, để ráo nước và tiến hành xử lý bằng thuốc hóa học rồi đem ủ, khi hạt giống nảy mầm dài bằng 1/3 chiều dài hạt thóc thì tiến hành gieo.

+ Cách 2: Xử lý bằng nước nóng (54oC): Pha 3 phần nước sôi 2 phần nước lạnh (3 sôi + 2 lạnh) lượng nước cần ngập 3 – 5 lần lượng thóc, sau khi đổ hạt giống vào ngâm trong thời gian 15 phút, bà con đem hạt đã xử lý ngâm bằng nước sạch với thời gian từ 18 – 20 giờ, khi hạt giống hút no nước đem rửa giống, đãi sạch để ráo, tiến hành ủ, khi hạt giống nảy mầm dài bằng 1/3 chiều dài hạt thóc thì đi gieo.

Chú ý: - Nếu nhiệt độ ngoài trời dưới 15oC thì không được ngâm ủ.

Trong quá trình ngâm: Cứ 4 – 5 giờ đãi chua thay nước một lần.

Khi nhiệt độ xuống thấp, thời gian ngâm kéo dài dễ gây hiện tượng chua, vì vậy thường xuyên kiểm tra nếu khô thì bổ sung bằng nước ấm, ngửi có mùi chua thì ba con cần tiến hành đãi chua và tiếp tục ủ, hạt giống nảy mầm, rễ dài bằng 1/3 chiều dài hạt thóc thì tiến hành đem gieo.

Trong quá trình ủ cần kiểm tra thường xuyên, không được để giống sinh nhiệt quá mức làm thui mầm hoặc suy giảm sức sống của giống.

Bà con nông dân tuân thủ khung thời vụ gieo từ ngày 25/1 đến 15/2 do Sở NN- PTNT quy định.

Gieo mạ

Gieo mạ: Chia lượng mộng mạ để gieo làm 2 lần, gieo đều tay, hơi chìm (lần 1 gieo 70% lượng mộng mạ, lần 2 gieo bổ sung 30% lượng còn lại).

Chú ý: - Yêu cầu 100% diện tích mạ phải được che phủ nilon, mùng màn để chống rét, chống chuột và ngăn rầy.

Chăm sóc mạ

Thường xuyên kiểm tra duy trì độ ẩm cho mạ, khi thực hiện các biện pháp chăm sóc mạ như: Bón phân, phòng trừ sâu bệnh… cần phải mở nilon để thực hiện các thao tác, đến chiều tối cần được che lại.

Chú ý: Khi nhiệt độ ngoài trời xấp xỉ 20oC, cần phải mở một đầu hoặc hai đầu nilon, chiều tối phải đậy lại. Khi nhiệt độ ngoài trời > 25oC, cần lật mở cả nilon sang một bên, chiều tối đậy lại để tránh hiện tượng mạ bị héo, chết.