1 a-tăng kỳ là bao nhiêu năm năm 2024

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa tam a tăng kỳ kiếp. Ý nghĩa của từ tam a tăng kỳ kiếp theo Tự điển Phật học như sau:

tam a tăng kỳ kiếp có nghĩa là:

(三阿僧祇劫) Cũng gọi Tam đại a tăng kì kiếp, Tam kiếp a tăng xí da, Tam a tăng xí da, Tam a tăng kì, Tamkì, Tam vô số đại kiếp, Tam vô số kiếp, Tam kiếp. Ba kiếp a tăng kì, tức là khoảng thời gian mà vị Bồ tát phải trải qua kể từ khi phát tâm tu hành đến khi đạt thành quả Phật viên mãn. A tăng kì (Phạm: Asaôkhya) nghĩa là vô lượng số; Kiếp là đơn vị thời gian rất lâu xa, có đại kiếp, trung kiếp và tiểu kiếp khác nhau. Trong 3 kiếp a tăng kì, đức Thích ca đã được gặp vô số Phật. Theo luận Đại tì bà sa quyển 178, trong kiếp thứ nhất, Ngài phụng sự 7 vạn 5 nghìn đức Phật; trong kiếp thứ 2, Ngài phụng sự 7 vạn 6 nghìn đức Phật và trong kiếp thứ 3, Ngài phụng sự 7 vạn 7 nghìn đức Phật. Về việc phối hợp 3 kiếp với các giai vị tu hành,trong kinh luận có nhiều thuyết khác nhau. Trong Tứ giáo nghĩa quyển 4, Đại sư Trí khải tông Thiên thai, phối hợp 3 kiếp với các giai vị của Thanh văn như sau:1. Kiếp a tăng kì thứ nhất: Phối với vị Ngoại phàm, tức chứng được các giai vị Biệt tướng niệm xứ và Tổng tướng niệm xứ trong Ngũ đình tâm. 2. Kiếp a tăng kì thứ hai: Phối với Noãn vị của Nội phàm, tức giai vị dùng trí tuệ của pháp Noãn tu tập 6 độ. 3. Kiếp a tăng kì thứ ba: Phối với Đính vị, tức giai vị siêng tu 6 độ, quán xét và hiểu rõ Tứ đế.Theo thuyết của Nhiếp đại thừa luận bản quyển hạ thì: 1. Kiếp a tăng kì thứ nhất: Phối với các giai vị Bồ tát Địa tiền, tức 40 giai vị: Thập tín, Thập trụ, Thập hành, Thập hồi hướng. 2. Kiếp a tăng kì thứ hai: Phối với các giai vị từ Sơ địa đến Thất địa. 3. Kiếp a tăng kì thứ ba: Phối với các giai vị từ Bát địa đến Thập địa. Luận Nhiếp đại thừa quyển hạ (bản dịch đời Lương) thì nêu các thuyết 7 a tăng kì và 33 a tăng kì: I. Bảy kiếp a tăng kì: 1. Bất định a tăng kì. 2. Địa a tăng kì 3. Thụ kí a tăng kì. (Ba kiếp a tăng kì trên đây phối với 40 giai vị Địa tiền). 4. Y thực đế a tăng kì (từ Sơ địa đến Tam địa). 5. Y xả a tăng kì (từ Tứ địa đến Lục địa). 6. Y tịch tĩnh a tăng kì (từ Thất địa đến Bát địa). 7. Y trí tuệ a tăng kì (từ Cửu địa đến Thập địa). II. Ba mươi ba kiếp a tăng kì, tức Địa tiền có: 1. Tín hành a tăng kì. 2. Tinh tiến a tăng kì. 3. Thú hướng hành a tăng kì. Trong Thập địa thì mỗi địa đều có 3 a tăng kì, vì mỗi địa đều có 3 thứ bậc: Nhập vị, Trụ vị, Xuất vị, mỗi thứ bậc lập 1 a tăng kì, cộng chung với 3 kiếp của Địa tiền thì thành 33 kiếp. Về số kiếp được lập tuy là 7 hoặc 33, nhưng về lượng kiếp thì không khác gì với 3 kiếp a tăng kì nói trên. Phẩm Tu tam thập nhị tướng nghiệp trong kinh Ưu bà tắc giới quyển 1 (Đại 24, 1039 thượng) ghi: Đại Bồ tát tu xong nghiệp này rồi thì gọi là Mãn tam a tăng kì kiếp, sẽ lần lượt được Vô thượng chính đẳng chánh giác. Thiện nam tử! Thủa xưa, ở nơi đức Phật Bảo đính ta đã đầy đủ kiếp a tăng kì thứ nhất;nơi đức Phật Nhiên đăng ta đã đầy đủ kiếp a tăng kì thứ hai và ở nơi đức Phật Ca diếp ta đã đầy đủ kiếp a tăng kì thứ ba. [X. luận Đại trí độ Q.4; luận Du già sư địa Q.48; luận Câu xá Q.18; Thiên thai tứ giáo nghi tập chú Q.trung; Hoa nghiêm ngũ giáo chương Q.2, 3; Câu xá luận quang kí Q.18].

Trên đây là ý nghĩa của từ tam a tăng kỳ kiếp trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

tả tà tà tá tả ta tạ tà tả ta

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

Một hôm có vị Tỳ khưu bạch với Đức Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn, 1 A-tăng-kỳ là bao lâu? Phật giải rằng: Không thể nói là bao nhiêu năm được, chỉ ví dụ cho hiểu thôi.

Theo trong Tam tạng (quyển 32 chương 86): Ví dụ như có 1 khối đá vuông vức 1 do tuần (16 cây số) trong 1 trăm năm có 1 vị Chư thiên xuống, lấy tấm lụa thật mõng quét khối đá ấy, rồi cách một trăm năm sau cũng quét như thế, cho tới khi nào khối đá ấy bằng mặt đất thì mới gọi là 1 A-tăng-kỳ. Hoặc ví dụ như 1 cái thùng vuông vức 1 do tuần đầy hột cải, trong 1 trăm năm mới có 1 vị Chư thiên tới lấy ra 1 hột, rồi cách 1 trăm năm sau lấy ra 1 hột nữa, lần lượt như thế cho đến khi lấy hết những hột cải trong thùng ấy mới gọi là A-tăng-kỳ.

Hay là viết 1 con số 1 rồi thêm 140 con số không (zéros) nữa cũng gọi là 1 A-tăng-kỳ, đây là A-tăng-kỳ của kiếp trái đất chớ không phải làm năm.

KIẾP (KAPPA): 1 thời gian

Chổ nói kiếp có 4 là : Thành, Trụ, Hoại, Không

  1. Bắt đầu từ khi quả địa cầu cấu tạo đầu tiên như bọt nước rồi dần dần đặc lại như bột và cứng như đất thật lâu, không thể kể là bao nhiêu năm tháng nhưng chưa có ai ở (sanh) trên mặt địa cầu gọi là kiếp Thành.
  1. Bắt đầu từ khi có 1 người đầu tiên sanh vào quả địa cầu cho tới khi người ta sanh ra vô số như hiện nay gọi là kiếp Trụ.
  1. Bắt đầu từ khi trên mặt địa cầu không còn ai ở (sanh) nữa cho tới khi nước bể cả khô khan vì sức nóng của ánh thái dương rồi cháy luôn quả địa cầu đi gọi là kiếp Hoại.
  1. Bắt đầu từ khi quả địa cầu đã tiêu hoại chỉ còn khí hư, u u, minh minh, không không vô cùng vô tận tạo nên quả địa cầu khác gọi là kiếp Không.