Ý nghĩa của bánh chưng vov

Tại làng Tùy Phong (xã Ngọc Đường, TP Hà Giang) những ngày cận Tết, người già, người trẻ cùng nhau làm bánh chưng gù. Tết ở Bản Tùy luôn đến sớm hơn mọi nơi trước cả tháng.

Bánh chưng gù được biết đến là đặc sản của Hà Giang với màu xanh của lá giềng, màu tím của gạo cẩm. Bánh không to và vuông như bánh chưng ở dưới xuôi mà nhỏ gọn, để vừa trong lòng bàn tay.

Ý nghĩa của bánh chưng vov

Bánh chưng bản Tùy là đặc sản ngon, giá bình dân.

Gia đình bà Nguyễn Thị Dung là một trong những nhà làm bánh có quy mô lớn ở bản Tùy, làng Tùy Phong, Hà Giang. Bà Dung cho biết, mỗi ngày bà xuất xưởng hơn 1.000 chiếc, riêng những ngày cận Tết số lượng tăng lên khoảng 5.000-6.000 chiếc/ngày.

Ngày thường, cơ sở gói bánh chưng của bà Dung có khoảng chục người thợ làm bánh nhưng dịp cận Tết thì phải huy động nhận lực gấp 2 – 3 lần mới đủ đáp ứng đơn đặt hàng của khách.

Những ngày cận Tết, thợ làm bánh chưng bản Tùy hối hả làm việc. Người thì rửa lá, tách lá, người thì vớt bánh, người gói bánh, luộc bánh… Người thợ gói bánh chưng truyền thống ở Hà Giang không dùng khuôn hay máy tạo hình mà chỉ gói bánh bằng tay.

Ý nghĩa của bánh chưng vov

Thợ làm bánh chưng bản Tùy bận rộn những ngày giáp Tết.

Chị Lan – một thợ làm bánh chưng lâu năm ở bản Tùy choa sẻ, người thợ chỉ mất khoảng 45 – 60 giây để gói xong một chiếc bánh chưng vì họ rất thạo nghề, biết gói bánh chưng gù từ lúc còn nhỏ xíu, nhìn cha mẹ gói bánh ngày Tết mà học theo.

Mỗi chiếc bánh ra lò, là cả một quá trình chọn lựa nguyên liệu kỹ càng, cẩn thận, phải toàn tâm toàn ý mới có thể làm ra một chiếc bánh ngon. Để tạo màu cho bánh, người thợ phải thu gom lá giềng từ khắp nơi. Sau khi rửa sạch, lá giềng được xay vắt lấy nước để nhuộm gạo.

Ý nghĩa của bánh chưng vov

Món bánh chưng gù của bản Tùy dẻo, thơm ngon, đậm đà hương vị truyền thống đã chiếm được cảm tình của người tiêu dùng.

“Người Tày gói bánh chưng để nguyên gạo nếp trắng. Cách đây mấy chục năm tôi đã học được bí quyết nhuộm bánh bằng lá giềng. Bánh luộc chín có màu xanh trông đẹp mắt, thơm mùi lá dong quyện với lá giềng đăc trưng, ăn không bị ngấy” – bà Dung tâm sự.

Thịt lợn làm nhân bánh là loại nạc mông, vai và mỡ khổ, được chuyển thẳng từ lò mổ tới xưởng bánh vào sáng sớm; gạo nếp là gạo Khum được đặt mua ở Bắc Mê, cùng với các nguyên liệu khác như hạt tiêu, đỗ, lá dong…

Bánh sau khi gói, được bắc lên bếp củi đỏ lửa luộc liên tục từ 10 đến 12 tiếng. Do giá thịt lợn và các loại thực phẩm ngày cận Tết tăng giá, nên thời điểm này mỗi chiếc bánh chưng gù có giá khoảng 25.000 đồng.

Đại diện UBND xã Ngọc Đường cho biết, ban đầu bánh chưng gù chỉ được sản xuất chủ yếu phục vụ lễ, tết của bà con người Tày là chủ yếu. Đến nay, hơn 90% các hộ dân trong thôn đều làm bánh chưng, mỗi ngày các cơ sở sản xuất hàng nghìn chiếc bánh đưa đi các thị trường lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, thậm chí xuất sang cả Quảng Đông (Trung Quốc) và Australia./.

Trong những ngày Tết Nguyên đán, gia đình nào cũng chuẩn bị những chiếc bánh chưng xanh, lưu giữ hương vị truyền thống. Ngày nay, ở những thành phố lớn, nhiều người chọn cách mua bánh chưng làm sẵn để tiết kiệm thời gian và công sức. Nhưng ở Hà Nội, mặc dù diện tích eo hẹp, nhiều gia đình vẫn tự gói và nấu bánh chưng, tạo không khí quây quần, sum họp, hay đơn giản chỉ là tạo một thú vui ngày Tết.

Những ngày này, len lỏi vào nhiều ngõ ngách giữa lòng Thủ đô, có thể thấy hương thơm dìu dịu tỏa ra từ những nồi bánh chưng đang sôi trên bếp lửa. Xung quanh là tiếng cười đùa con trẻ, giọng trầm trầm của các cụ già… Cảnh tượng ấy như lạc giữa tấp nập, nhộn nhịp của thành phố thường ngày.

Ý nghĩa của bánh chưng vov

Nhiều gia đình Hà Nội vẫn cố gắng tự gói bánh chưng để giữ lại nếp xưa

Chúng tôi đến nhà ông Nguyễn Thi Hùng ở Thịnh Liệt, Hoàng Mai, khi cả gia đình đang ngồi bên nồi bánh, vừa giữ cho lửa đều, vừa chuyện trò. Ông Hùng hồ hởi: Làm bánh chưng phải chuẩn bị mất nhiều thời gian, từ chọn mua lá dong, rửa lá cho đến ngâm gạo nếp, nấu đậu xanh, chẻ lạt giang…

Mỗi công đoạn đều rất công phu, bởi màu sắc và vị thơm ngon của mỗi chiếc bánh phụ thuộc cả vào đó. Gia đình ông vẫn giữ cách gói bánh như ngày xưa, không cần dùng khuôn mà chiếc bánh vẫn vuông cạnh. Dù mất cả ngày để làm, nhưng đổi lại, mỗi người trong gia đình đều cảm nhận rõ sự đầm ấm, nhất là khi quây quần bên nồi bánh đang đỏ lửa. Mấy đứa cháu nhỏ còn tranh thủ nướng khoai, làm ấm nồng hơn hương vị ngày Tết cổ truyền, dẫu ngồi giữa trời đêm gió lạnh.

Nhiều nhà trong ngõ có sân nho nhỏ tiện khi nấu bánh chưng. Còn nhà anh Nguyễn Văn Lợi nằm ngay mặt đường Láng, quận Cầu Giấy, nên muốn tự làm bánh phải đem lên sân thượng.

Năm nào cũng vậy, hai vợ chồng anh cũng mua nguyên liệu về gói bánh, vừa đảm bảo vệ sinh, vừa có thể gói theo sở thích. Trong gia đình, anh lại là người gói khéo nhất, vì có thể tạo cho chiếc bánh độ vuông và sự chắc chắn. Các cháu nhỏ cũng rất thích thú khi học làm bánh, nghe kể về sự tích bánh chưng, tự gói những chiếc bánh nho nhỏ, xinh xinh.

Anh Lợi kể: Cảm nhận được không khí gia đình quây quần bên nồi bánh đã bao năm nay, nhưng năm nào cũng thấy thú vị. Nồi bánh chưng tuy đơn sơ, mộc mạc, nhưng gửi gắm bao nghĩa tình trong đó. Những chiếc bánh chưng tự gói đặt lên bàn thờ, cũng là cách thể hiện lòng thành với tổ tiên.

“Bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành”, đó là những vị của mâm cơm ngày Tết cổ truyền. Người Việt dù sống ở đâu cũng không quên những món ăn thân quen ấy. Chiếc bánh chưng hình vuông, màu xanh của lá dong, dẻo thơm của gạo nếp, đậu xanh, có vị ngậy của nhân thịt… càng nhiều ý nghĩa hơn khi tự mỗi gia đình làm ra.

Bà Lê Thị Bình, ở Ngọc Hà, Ba Đình cho rằng: Nếu có điều kiện, mỗi nhà nên tự làm bánh chưng, cũng là thú vui dịp Tết đến, xuân về. Gia đình bà thường nấu bánh chưng vào ngày 30 Tết, để khi vớt bánh cũng là lúc chuẩn bị đón giao thừa. Do đất chật nên mấy nhà trong ngõ rủ nhau làm chung, tạo sự gắn bó giữa hàng xóm, láng giềng. Nhìn chiếc bánh chưng mới luộc còn bốc khói nghi ngút, thấy hương vị của đồng quê giữa lòng Hà Nội.

Những chiếc bánh chưng bình dị nhưng lại gắn kết mỗi thành viên gia đình bên ngọn lửa ấm nóng, háo hức chờ lúc vớt bánh. Điều đó sẽ không có được nếu mua sẵn những chiếc bánh ở cửa hàng hay siêu thị.

Cuộc sống giữa đô thị hiện đại có nhiều đổi thay, nhưng  nhiều người Hà Nội vẫn đang nhắc nhau gìn giữ nếp xưa, vui xuân đón Tết đậm đà bản sắc dân tộc. Không nhiều, nhưng người gói bánh hiểu rõ, trong mỗi nồi bánh chưng chứa đựng tình cảm gia đình, ước mong một cái Tết đầm ấm, một năm mới sung túc, an lành./.

Nhảy đến nội dung

Bánh chưng ngày Tết của người Thái đen Tây Bắc

Chủ Nhật, 12:10, 26/01/2020

Mỗi một loại bánh chưng của đồng bào Thái được làm ra để dâng lên thờ ông bà tổ tiên trong ngày Tết đều có ý nghĩa khác nhau.

Bà Cà Thị Thịnh, ở bản Co Pục, xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La cho biết: “Từ ngày xưa truyền lại rằng, người thái gói bánh chưng ống và bánh chưng gù để thờ cúng tổ tiên trong ngày Tết có ý nghĩa là, bánh chưng gù là để ví cho con người sẽ được sống lâu trăm tuổi, gù như chiếc bánh. Còn bánh chưng ống thì ngày xưa dân tộc ta phải chống giặc ngoại xâm nên gói bánh chưng ống để ví như súng để đánh giặc”.

Ý nghĩa của bánh chưng vov

Bánh chưng ngày Tết của người Thái đen Tây Bắc.

Dù là bánh chưng ống, hay bánh chưng gù, để có được mẻ bánh chưng ngon, khâu chuẩn bị nguyên liệu rất quan trọng. Đầu tiên là lá dong, chọn lá to và đều, rửa sạch, lau khô. Gạo nếp phải là nếp tan thơm, nhân đỗ xanh đãi sạch vỏ, không lẫn sạn và được đồ chín rồi giã nát ra. Thịt lợn ngon nhất là thịt ba chỉ, nhiều mỡ một chút, thái từng miếng dài rồi ướp chung với gia vị và hạt tiêu. Bánh chưng ống thì dễ gói hơn, chỉ cần xúc đều gạo, đỗ, thịt lợn vào lá dong đã được vuốt phẳng, sau đó chắc tay gói lá, lạt buộc chặt là được. Còn để gói được bánh chưng gù phải là những người có bàn tay khéo léo mới gói được, nếu không bánh sẽ nứt góc khi luộc. Bánh chưng gù của người Thái được gói giống hình một ngọn núi. Phần lưng lồi lên và được bao quanh bởi các đường lạt chạy ngang thân bánh. Bánh nào có phần gù càng cao, cân đối thì càng đẹp và càng thể hiện được sự khéo léo của người phụ nữ. Chiếc bánh đẹp nhất sẽ được chọn để thờ cúng tổ tiên.

Cũng theo quan niệm của người Thái xưa, tài khéo léo khi gói bánh chưng còn là thước đo để chọn được nàng dâu đảm trong nhà. Người con dâu nấu bánh chưng ngon, dền bánh, thơm vị đỗ chắc chắn sẽ đem lại nhiều may mắn, no đủ và một vụ mùa thắng lợi cho gia đình trong năm mới.

Ý nghĩa của bánh chưng vov

Người con dâu nấu bánh chưng ngon, dền bánh, thơm vị đỗ chắc chắn sẽ đem lại nhiều may mắn

Bà Cà Thị Thịnh cho biết thêm về cách gói bánh chưng gù của người Thái: “Để gói bánh chưng, đầu tiên phải chuẩn bị gạo nếp, lá dong, đỗ xanh và thịt lợn. Gạo để gói bánh chưng phải là gạo nếp tan nó mới mềm và thơm. Lá dong thì phải lựa chọn lá to nó mới gấp được khi gói bánh chưng gù. Thịt lợn thì chọn thịt lợn ba chỉ mang về rửa sạch rồi thái từng miếng dài, sau đó đập thêm một ít củ hành khô và cho hạt tiêu vào để ướp cho nó thơm và ngon. Đỗ xanh thì phải được tách vỏ ngâm qua đêm sau đó mới đồ chín rồi giã nát ra đó mới bắt đầu gói”. Sau khi gói xong bánh sẽ được xếp vào nồi, lá bánh còn thừa bà con sẽ dùng để lót đáy nồi vừa cho thêm hương và giữ nhiệt khi đun. Bánh chưng được luộc bằng củi sẽ thơm ngon và nhừ hơn. Dù là bánh ống, hay bánh gù, khâu luộc bánh vẫn phải đảm bảo từ 7 đến 8 tiếng, cho đến khi bánh chín, dậy mùi thơm. Khoảng thời gian này cũng là thời điểm đặc biệt để các thành viên trong nhà quây quần tâm sự về những điều làm được và mong muốn trong năm sau. Ngoài để thờ cúng tổ tiên thì bánh chưng của người Thái đen còn được dùng trong các bữa cơm Tết mời bà con trong họ hàng, đặc biệt là bữa cơm tất niên của người Thái thì phải có bánh chưng. Cùng với rượu và thịt khô gác bếp thì sự có mặt của bánh chưng với mùi thơm của lá dong rừng hòa quyện với mùi bánh thơm ngon đem lại hương vị hấp dẫn cho bánh chưng dân tộc Thái trong mâm cơm và còn thể hiện được sự ấm no của gia đình trong năm mới.

Trong những ngày Tết, mỗi khi có khách đến nhà chúc Tết, gia chủ sẽ không quên mang bánh chưng ra để đãi khách. Ngoài ra, trong các gia đình người thái khi con cháu về thăm ông bà thì ông bà sẽ chuẩn bị bánh chưng để làm quà khi con cháu quay về nhà. Đây cũng là phong tục đồng bào lưu truyền từ xưa đến nay./

Ý nghĩa của bánh chưng vov

VOV.VN -Đây là năm thứ 6 Đại tướng Võ Nguyên Giáp về yên nghỉ tại Vũng Chùa - Đảo Yến

Ý nghĩa của bánh chưng vov

VOV.VN -Đây là năm thứ 6 Đại tướng Võ Nguyên Giáp về yên nghỉ tại Vũng Chùa - Đảo Yến

Ý nghĩa của bánh chưng vov

VOV.VN -Chuẩn bị đón tết Nguyên đán, Công an tỉnh Điện Biên tổ chức Hội thi gói bánh chưng, giã bánh dầy cho các cán bộ, chiến sỹ trong toàn lực lượng.

Ý nghĩa của bánh chưng vov

VOV.VN -Chuẩn bị đón tết Nguyên đán, Công an tỉnh Điện Biên tổ chức Hội thi gói bánh chưng, giã bánh dầy cho các cán bộ, chiến sỹ trong toàn lực lượng.

Ý nghĩa của bánh chưng vov

VOV.VN -Vào ngày 3/2, 200 chiếc bánh chưng cùng những phần quà có giá trị sẽ được trao để hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn...

Ý nghĩa của bánh chưng vov

VOV.VN -Vào ngày 3/2, 200 chiếc bánh chưng cùng những phần quà có giá trị sẽ được trao để hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn...