Xu hướng nông nghiệp công nghệ cao

Xu hướng nông nghiệp công nghệ cao

Trồng nha đam an toàn trên địa bàn huyện Tân Châu

Để đẩy nhanh việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2030, huyện Tân Châu là địa bàn trọng điểm và có tiềm năng đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (UDCNC) gắn với xây dựng nông thôn mới do còn quỹ đất từ các công ty nông, lâm trường; đồng thời mời gọi các doanh nghiệp có vốn, công nghệ và thị trường tiêu thụ vào đầu tư, sản xuất kinh doanh nông nghiệp UDCNC.

Chưa có vùng nông nghiệp UDCNC

Trong 5 năm tái cơ cấu nông nghiệp, kết quả là một số loại sản phẩm chủ lực của tỉnh Tây Ninh hình thành được chuỗi giá trị, dù ở quy mô nhỏ và diện tích hẹp như nhóm sản phẩm trồng trọt có các chuỗi: rau an toàn, mãng cầu ta, cao su; sản phẩm chăn nuôi với chuỗi bò sữa Vinamilk, chuỗi nuôi gia công thịt, trứng, giống gia cầm cho các công ty như Công ty CP, Rapfa, Emivest ở Tân Biên, Bến Cầu, Gò Dầu; sản phẩm thuỷ sản có các chuỗi như cá huyện Dương Minh Châu... Tuy nhiên, khối lượng nông sản hình thành chuỗi chưa nhiều, sản phẩm tiêu thụ qua thương lái là chính, vẫn đang là “nút thắt” trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Việc xây dựng các chuỗi giá trị nông sản chủ lực sẽ mang lại diện mạo mới cho sản xuất nông sản ở tỉnh Tây Ninh theo hướng bền vững. Nhưng trong quá trình xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực, hiện tại mới ở giai đoạn đầu, do vậy còn một số hạn chế, đó là trong các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chưa có chuỗi giá trị nào hoàn thiện. Các chuỗi chỉ dừng lại ở mức độ hợp tác xã hay nhà sản xuất với doanh nghiệp liên kết bằng hợp đồng bao tiêu sản phẩm, liên kết của các chủ thể trong chuỗi chưa có chiều sâu, chưa thực sự gắn kết chặt chẽ trên nguyên tắc giữa các chủ thể trong chuỗi “lợi ích thì hài hoà, rủi ro thì chia sẻ”.

Hiện Tây Ninh chưa công nhận được khu, vùng nông nghiệp UDCNC nào. Theo Chương trình hành động 13-CTr/TU ngày 22.12.2020 của Tỉnh uỷ, Tây Ninh có chủ trương kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp UDCNC. Đã có một số doanh nghiệp xin đầu tư sản xuất nông nghiệp UDCNC theo chuỗi giá trị, tập trung vào các loại cây ăn quả, rau, hoa có giá trị cao như: xoài, chuối, bưởi da xanh, sầu riêng, nhãn, một số loại rau củ quả và dự án chăn nuôi bò, heo, gia cầm. Trong đó có địa bàn huyện Tân Châu.

Trên địa bàn tỉnh cũng chưa có doanh nghiệp UDCNC được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chứng nhận. Song, thực tế trên địa bàn tỉnh cũng như huyện Tân Châu, đã có một số doanh nghiệp áp dụng công nghệ cao và từng phần CNC, tương lai gần sẽ có doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp UDCNC.

Sản xuất UDCNC an toàn, hiệu quả

Định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh đã xác định các khu vực thuộc vùng sản xuất nông nghiệp UDCNC huyện Tân Châu có nhiệm vụ chính là sản xuất, chế biến các sản phẩm hàng hoá chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao là nhóm cây ăn quả (xoài, chuối, mít, nhãn…) kết hợp sản xuất rau, hoa, nấm chất lượng cao, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đồng thời gắn với đầu tư xây dựng trung tâm chế biến, bảo quản tạo ra hàng hoá có chất lượng, sức cạnh tranh cao, ngoài ra còn là nơi chuyển giao UDCNC trong nông nghiệp, ươm tạo doanh nghiệp UDCNC, hỗ trợ khởi nghiệp, cung ứng giống, vật tư nông nghiệp tốt. Các mô hình sản xuất nông nghiệp UDCNC thành công sẽ lan toả rộng và tạo động lực lôi kéo đối với sản xuất nông nghiệp ở khu vực lân cận và phạm vi toàn tỉnh Tây Ninh.

Xây dựng vùng nông nghiệp UDCNC huyện Tân Châu được xem là mô hình điểm, được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trung tâm chế biến hoàn chỉnh đủ điều kiện UDCNC trong sản xuất, chế biến nông sản. Đồng thời, Nhà nước bảo đảm hỗ trợ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong vùng Đề án đầu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp UDCNC theo chuỗi giá trị để lan toả phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Vùng sản xuất nông nghiệp UDCNC huyện Tân Châu được xây dựng có chức năng tổng quát là vừa sản xuất, chế biến nông sản vừa hỗ trợ UDCNC trong nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh hiệu quả cao và bền vững trong giai đoạn mới 2021-2030 và sau năm 2030.

Sản xuất UDCNC trên địa bàn huyện theo hướng an toàn, sản phẩm hữu cơ đối với các sản phẩm trồng trọt, tạo ra vùng nguyên liệu hạt nhân để lan toả phát triển đến các vùng trồng trọt khác trong tỉnh. Nghiên cứu khoa học ứng dụng công nghệ 4.0, thiết lập mô hình hợp tác liên kết với các viện nghiên cứu của Nhà nước và viện nghiên cứu nước ngoài cung cấp các giải pháp về giống, vật tư nông nghiệp về phân bón, bảo vệ thực vật… và kỹ thuật canh tác phù hợp nâng cao năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm và cạnh tranh.

Ngoài ra, huyện lựa chọn quy mô từng loại cây trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do doanh nghiệp quyết định, việc lựa chọn một số cây trồng phù hợp mang tính định hướng khi xem xét một số điều kiện liên quan như điều kiện thổ nhưỡng, nước tưới, thị trường, khả năng chế biến, chế biến sâu và các giải pháp để thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh Tây Ninh đến năm 2030.

Trong điều kiện nguồn nước khó khăn, phải ưu tiên loại cây trồng sử dụng ít nước là chính và ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm, kỹ thuật giữ ẩm. Song, đối với doanh nghiệp sản xuất còn phụ thuộc vào thị trường, khả năng mang lại lợi nhuận của các sản phẩm khác, do vậy, cần kết hợp sản xuất các sản phẩm cây hằng năm có lợi nhuận cao để sản xuất như: rau an toàn, nấm, cây dược liệu…

Đối tượng chăn nuôi, phải theo hướng chăn nuôi UDCNC khép kín với tất cả các đối tượng như heo, bò, gia cầm đều có thể kiểm soát ô nhiễm. Việc xảy ra sự cố gây ô nhiễm rất thấp, song vẫn có thể xảy ra như bể các hồ chất thải, các công trình biogas, nước thấm ra các công trình khác… xét các đối tượng thì nuôi heo khả năng rủi ro về môi trường là cao nhất, do lượng chất thải lớn, sử dụng nước nhiều, phải xử lý chất thải bằng công trình biogas lớn.

Đối với gia cầm nuôi môi trường cạn với đệm lót sinh học, phân xử lý là phân khô nên quản lý dễ và hầu như không có rủi ro. Đối với nuôi bò khả năng thu phân khô là chính, nước vệ sinh chuồng trại có thể xử lý bằng công trình biogas nhưng lượng nhỏ và dễ kiểm soát. Như vậy, để an toàn tuyệt đối thì đối tượng chăn nuôi chọn nuôi trong khu vực Đề án chỉ nên chọn gia cầm và bò, không chọn heo. Song, dù chọn đối tượng nuôi là gia cầm hay nuôi bò thì khi bố trí xây dựng chuồng trại cũng phải thoả mãn nguyên tắc cách sông suối, lòng hồ chứa ít nhất 500m.

Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh và định hướng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp huyện Tân Châu đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 đã xác định một số nông sản hàng hoá chủ lực, có lợi thế cạnh tranh và tập trung ưu tiên đầu tư phát triển theo hướng UDCNC gồm trồng trọt: rau thực phẩm, cây ăn quả, hoa cây cảnh, một số cây dược liệu đặc thù; chăn nuôi: nuôi heo, gà, bò sữa, bò thịt theo hướng công nghiệp UDCNC.

Trong sản xuất cả lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, trên địa bàn huyện cần xây dựng đồng ruộng cho trồng trọt như nhà màng, nhà lưới với nhóm cây hằng năm, xây dựng đồng ruộng trồng cây ăn quả lâu năm UDCNC, đồng thời với vùng sản xuất chăn nuôi chọn đối tượng sản xuất là gia cầm cả hướng thịt, hướng trứng thì cần xây dựng chuồng trại là chuồng kín, chuồng lạnh, có hệ thống kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và khả năng cơ giới hoá, tự động hoá, ứng dụng công nghệ thông tin, sản xuất nông nghiệp thông minh theo hướng công nghiệp, ứng dụng cơ giới hoá, tự động hoá trong sản xuất.

Đến năm 2025, hình thành và hoạt động ổn định vùng sản xuất nông nghiệp UDCNC huyện Tân Châu với các khu chức năng chính và quy mô diện tích sản xuất các đối tượng như sau: Khu chức năng sản xuất trồng trọt gồm: Nhóm sản xuất cây ăn quả lâu năm và cây công nghiệp với diện tích 700-750 ha. Trong đó ưu tiên lựa chọn một số cây trồng chính thích hợp với vùng đất xám trên phù sa cổ như: xoài, chuối, mít, nhãn, điều. Nhóm cây hằng năm chiếm 10%-15% tổng diện tích canh tác nông nghiệp, ưu tiên sản xuất rau, hoa, nấm UDCNC với diện tích 100-120 ha.

Khu chức năng sản xuất chăn nuôi diện tích 300-350 ha; khu chức năng chế biến nông sản gồm rau, quả UDCNC diện tích 30 ha; khu chức năng phát triển dự án du lịch sinh thái và nông nghiệp UDCNC diện tích 77,39 ha; khu chức năng phát triển mô hình khu dân cư nhà vườn diện tích 100 ha…

Đồng thời đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp UDCNC: như hệ thống giao thông nội vùng, hệ thống điện, hệ thống thuỷ lợi (cả công trình tạo nguồn, công trình đầu mối, công trình kênh mương, đường ống để sản xuất) và mạng viễn thông cho ứng dụng nông nghiệp thông minh.

Đến năm 2025, doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp UDCNC lấp đầy diện tích vùng nông nghiệp UDCNC huyện Tân Châu.

Nhi Trần

Giải pháp nông nghiệp công nghệ cao – một khái niệm không còn quá xa lạ với ngành nông nghiệp hiện nay. Trong bối cảnh công nghệ số hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ. Việc ứng dụng các nền tảng kỹ thuật số vào nông nghiệp như một lẽ tất yếu. Chúng mang đến một bộ mặt mới, một màu sắc mới cho một ngành nghề. Tưởng chừng như không thể thoát khỏi “lớp áo lạc hậu”. Hãy cùng tìm hiểu xem giải pháp nông nghiệp thông minh HiFarm có gì đặc biệt nhé!

Khái niệm về nông nghiệp công nghệ cao

Nông nghiệp công nghệ cao là một nền nông nghiệp được ứng dụng kết hợp những công nghệ mới, tiên tiến để sản xuất, còn gọi là công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.

Xu hướng nông nghiệp công nghệ cao

Công nghệ cao được tích hợp ứng dụng trong nông nghiệp công nghệ cao bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến…), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học; các giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng cao…; các quy trình canh tác tiên tiến, canh tác hữu cơ… cho hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị sản xuất.

Nông nghiệp công nghệ cao có những ưu điểm gì so với nông nghiệp truyền thống?

Liệu giải pháp nông nghiệp thông có những ưu điểm gì khiến cho người làm nông ngày càng muốn chuyển qua mô hình sản xuất này?

Nông nghiệp công nghệ caoNông nghiệp truyền thống
Tự động điều chỉnh lượng nước, cung cấp đủ dinh dưỡng cho câyLàm thủ công các công đoạn (tưới nước, bón phân,..)
Không tốn nhiều thời gianTiêu tốn nhiều thời gian quản lý
Giải quyết được vấn đề về nhân côngCần nhiều nhân công nếu muốn tăng lượng sản xuất
Chất lượng sản phẩm đạt chuẩnChất lượng sản phẩm không đạt chuẩn
Năng suất trồng trọt caoNăng suất trồng trọt không như mong đợi do tác động của môi trường và sâu bệnh

Giải pháp nông nghiệp công nghệ cao HiFarm

HiFarm có thể nói là một trong những doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp khá thành công tại Đà Lạt. Với việc tích hợp nhiều công nghệ lại với nhau để tận dụng triệt để những ưu điểm của nông nghiệp công nghệ cao trong trồng trọt, giải pháp nông nghiệp công nghệ cao HiFarm mang đến những lợi ích sau:

Xu hướng nông nghiệp công nghệ cao

  • Cung ứng đúng lượng nước và dinh dưỡng có độ EC,PH mong muốn cho cây trồng
  • Tạo ra nhiều chế độ pha dưỡng chất khác nhau cho cây
  • Sử dụng điện thoại thông minh để theo dõi tình hình khu vườn nhanh chóng
  • Tự động chăm sóc cây qua từng giai đoạn (tưới tiêu, cân bằng EC&PH)
  • Thống kế được trạng thái và lịch sử vườn
  • Phát hiện sâu bệnh và những đặc tính xấu ảnh hưởng cây trồng

Từ đó giúp cho nhà nông giảm thiểu chi phí hoạt động, không tốn nhiều nhân nhưng vẫn đảm bảo vườn hoạt động tốt, theo dõi được tình hình vườn 24/7, cải thiện và đảm bảo chất lượng cây trồng đạt tiêu chuẩn trong và ngoài nước.

Hiện HiFarm đã và đang áp dụng thành công giải pháp của mình trên chính vườn HiFarm tại Đà Lạt. Cùng với đó là cung cấp giải pháp cho nhiều nông trại khác trong và ngoài Việt Nam.

HiFarm có cung cấp thiết bị nông nghiệp công nghệ cao

Xu hướng nông nghiệp công nghệ cao

HiFarm hiện nay đang cung cấp các thiết bị nông nghiệp công nghệ cao cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước theo nhiều hình thức khác nhau. Khi bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ và giải pháp của HiFarm, HiFarm sẽ cho đội ngũ vận chuyển và lắp đặt dây chuyền phù hợp với mô hình trang trại của bạn. Các hệ thống tưới tiêu, bón phân và cũng như rèm che đều sẽ được cài đặt là lập trình đến khi hoàn tất.

Ưu điểm vượt trội của HiFarm đó chính là các thiết bị nông nghiệp công nghệ cao. Mà doanh nghiệp cung cấp đều được chính HiFarm tự thiết kế và chế tạo. Nhờ vậy mà đảm bảo chất lượng cũng như dễ dàng điều chỉnh cho hợp với vườn của bạn. Xem chi tiết báo giá

Ví dụ thức tế về giải pháp nông nghiệp công nghệ cao HiFarm

Hiện tại HiFarm đang có hơn 5 nông trại thông minh với diện tích 4,2 hecta đất canh tác. Đặc biệt HiFarm cũng đã nghiên cứu và cho ra đời những giống cây, loại quả đạt chất lượng chuẩn 100% VietGAP và 90% GlobalGAP như Dâu New Zealand, Cà Cherry Vàng, Cà Cherry Socola, Dưa Pepino. Và hiện tại chúng tôi cũng đang áp dụng giải pháp nông nghiệp công nghệ cao này vào vườn của mình để sản xuất nông sản xuất ra thị trường. Cả 3 đều rất được thị trường ưa chuộng và có mặt trên rất nhiều siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh.

Đó không gì khác chính là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy hiệu quả mà giải pháp nông nghiệp công nghệ cao HiFarm mang lại cho nhà vườn.

Giải pháp nông nghiệp HiFarm có gì hơn các doanh nghiệp khác

Xu hướng nông nghiệp công nghệ cao

Thay vì việc sử dụng thiết bị nông nghiệp công nghệ cao và giải pháp do nước ngoài cung cấp. HiFarm là doanh nghiệp tự tìm tòi, học hỏi và kết hợp những điểm mạnh của các giải pháp trên thế giới để tạo nên một dây chuyền tốt nhất.

Với nỗ lực giúp cho nông nghiệp nước nhà phát triển. HiFarm không ngừng phát triển và cải thiện công nghệ của mình. Các tính năng mới được cập nhật liên tục và tính thông minh, tiện lợi ngày càng được nâng cao. Từ đó giúp cho vườn tiết kiệm được không ít chi phí.

Việc quét, đo đạc và thống kế được xử lý liên tục. Bạn sẽ luôn cập nhật được mọi thông tin vườn của mình mọi lúc mọi nơi. Làm nông nghiệp đâu khó như bạn nghĩ phải không nào !!!

Hệ thống nông nghiệp công nghệ cao có gì

Đặc trưng giải pháp

Tự động hóa

  • Dễ dàng cài đặt tự động tưới theo tuần/tháng. Kiểm soát lượng nước và phân, độ ẩm, nhiệt độ môi trường. Thông qua các tác vụ phun sương, kéo lưới trần.
  • Cài đặt các công việc hằng ngày của nông trại như tự động tưới, xử lý bệnh.
  • Đề xuất phương pháp chăm sóc cây trồng.

Giảm chi phí vận hành

  • Giảm 1/3 nhân công so với phương pháp truyền thống.
  • Giảm 30% hao phí cho phân thuốc và nước tưới.

Hỗ trợ canh tác hướng hữu cơ

  • Cách ly 90% các yếu tố ngoại tác
  • Ổn định môi trường nằm trong điều kiện lý tưởng
  • Dùng phân và thuốc vi sinh

Kết nối và linh hoạt

Xu hướng nông nghiệp công nghệ cao

  • HiFarm Smart App kết nối bạn và khu vườn dù bạn ở bất cứ nơi đâu.
  • Quản lý linh hoạt, tiết kiệm thời gian.

Thân thiện với môi trường

  • Đất trồng: Tăng sản lượng trên cùng 1 diện tích đất giúp giảm diện tích đất canh tác.
  • Nguồn nước: Kiểm tra và lọc nguồn nước giúp giảm hao phí nước và giảm ô nhiễm nguồn nước.

Hệ thống quản lý

Xu hướng nông nghiệp công nghệ cao

Các chức năng của giải pháp HiFarm

Chức năng cơ bản

  • Điều khiển hệ thống từ xa qua Smartphone hoặc công tắc cơ tại vườn
  • Theo dõi lịch sử hoạt động tại vườn
  • Theo dõi trạng thái vườn (nhiệt độ, độ ẩm không khí và độ ẩm đất, ánh sáng, EC và pH)
  • Cảnh báo khi cây trồng gặp các điều kiện bất lợi
  • Cung cấp chính xác lượng nước và dinh dưỡng cho cây trồng đảm bảo đúng EC, pH theo mức mong muốn
  • Thiết lập nhiều chế độ pha dưỡng chất cho nhiều loại cây và khu vực khác nhau
  • Điều khiển hệ thống theo lịch định trước
  • Kiểm tra và lọc nước đầu vào. Tự động bơm nước vào bồn chính
  • Tự ngưng vận hành khi nguồn nước thiếu hụt
  • Hạn chế sâu bệnh và cách ly môi trường xung quanh 
  • Quản lý hồ sơ người dùng
  • Camera giám sát 24/7

Chức năng nâng cao

Xu hướng nông nghiệp công nghệ cao

  • Tự động chăm sóc cây qua từng giai đoạn (tưới tiêu, cân bằng EC & pH)
  • Tự động cân bằng môi trường (nhiệt độ,ánh sáng, độ ẩm đất, độ ẩm không khí) về điều kiện chuẩn
  • Tự động kiểm tra mực nước của giếng hoặc hồ chứa nước
  • Tự động bơm nước từ bồn dự phòng vào bốn chính

Chức năng đang phát triển

  • Tự động phân tích loại cây trồng và đưa ra hướng dẫn trồng cây cho chủ vườn
  • Tự động phát hiện bệnh và đề xuất giải pháp chữa trị
  • Tự động phun thuốc phòng bệnh, phát hiện và chữa bệnh cho cây trồng
  • Tự động thu hoạch khi trái chín

Lợi ích của hệ thống nông nghiệp thông minh HiFarm

Từ những chức năng trên, giải giáp thông minh HiFarm giúp ích rất nhiều cho nhà nông:

  • Giảm thiểu chi phí nhân công: Chi phí cho nhân công đang ngày càng tăng cao và thật sự là vấn đề của nhiều nông trại
  • Đảm bảo năng suất trồng trọt: Với khả năng đo đạc, thống kế mọi chỉ số, mỗi đợt quả được trồng sẽ có cùng điều kiện sống, đảm bảo chất lượng nông sản
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm: Từ đó giúp nông sản nhà vườn có thể đạt đủ tiêu chuẩn trong và ngoài nước. Từ đó nâng cao giá thành sản phẩm và cũng trở nên dễ tiêu thụ hơn
  • Tiết kiệm thời gian quản lý nông trại: Sao phải tốn nhiều thời gian khi mà mọi chỉ số đều được thống kê rõ ràng, các hoạt động trong vườn cũng được theo dõi và thực hiện tự động, giúp người trồng thoải mái hơn trong việc quản lý vườn

Kết lại

Luôn mang đến những sản phẩm với chất lượng tốt nhất, giúp nhà nông nâng cao giá trị và sản lượng nông sản là tôn chỉ mà HiFarm luôn giữ vững. Nếu bạn quan tâm và có mong muốn hợp tác với HiFarm, còn đợi gì nữa mà không liên hệ với chúng tôi để trang bị cho khu vườn của mình giải pháp nông nghiệp thông minh tốt nhất.