Xét nghiệm lao bao lâu có kết quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng ThS.BS Trần Thị Vượng - Bác sĩ Vi sinh - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Vi khuẩn lao có thể được phát hiện thông qua nhiều phương pháp khác nhau, trong đó PCR là một phương pháp tiên tiến hỗ trợ chẩn đoán bệnh lao, cho kết quả chính xác cao với điều kiện mẫu bệnh phẩm được lấy và bảo quản đúng cách, đúng quy trình.

Lao là tình trạng nhiễm vi khuẩn có tên gọi Mycobacterium tuberculosis gây nên, hay gặp nhất là lao phổi. Ngoài ra lao có thể gặp ở các cơ quan khác như lao hạch, lao ruột, lao màng não, lao xương, lao thận...

Đường lây: Trực khuẩn lao thường xâm nhập theo đường thở qua các giọt bắn mà người bị lao ho, khạc đờm ra môi trường.

Trực khuẩn lao thuộc loại có khả năng đề kháng tương đối cao với các yếu tố lý hóa, so với các vi khuẩn không sinh nha bào khác. Vi khuẩn lao được xác định có thể sống trong môi trường tới 6 tiếng, vậy nên cứ có 1 người ho khạc do mắc lao phổi chưa được tiến hành điều trị sẽ thải ra không khí một lượng vi khuẩn lao có thể truyền bệnh cho 10 đến 15 người xung quanh. Đặc biệt là những nơi tập trung dân cư, có thể kể từ 4-5 người trở lên như lớp học, gia đình hay văn phòng làm việc... Trong đờm ẩm, chúng có thể sống được hàng tháng, trong sữa chúng có thể sống hàng tuần. Với kháng sinh và hóa trị liệu, trực khuẩn lao càng ngày càng kháng lại Streptomycin, ethambuton, INH, rifampicin. Vi khuẩn lao kháng thuốc đang là vấn đề nổi cộm của cả Việt Nam và thế giới.

Tuy nhiên, người bệnh đã được tiến hành điều trị, khả năng truyền bệnh hay lây lan vi khuẩn bệnh lao sẽ giảm xuống. Do đó, phát hiện bệnh, kịp thời điều trị đối với người bệnh lao là vô cùng quan trọng.

Xét nghiệm lao bao lâu có kết quả

Phương pháp xét nghiệm PCR là phương pháp khuếch đại nhanh nhiều bản sao các đoạn DNA mà không qua tạo dòn

Để tìm ra vi khuẩn bệnh lao, đơn giản nhất có thể sử dụng kỹ thuật nhuộm Zielh-Nelssen để soi trực khuẩn lao dưới kính hiển vi. Trực khuẩn lao bắt màu đỏ đặc trưng với phương pháp nhuộm này. Đây là xét nghiệm có độ đặc hiệu cao, nhưng độ nhạy khá thấp (khoảng 30%). Ngoài ra còn các kỹ thuật khác như làm phản ứng Mantoux, Quantiferon (giá trị chẩn đoán không cao), nuôi cấy lao ( là tiêu chuẩn vàng, nhưng mất nhiều thời gian và không phải phòng xét nghiệm nào cũng thực hiện được).

Xét nghiệm PCR (Polemerase Chain Reaction, phản ứng chuỗi polymerase) hay còn gọi là xét nghiệm sinh học phân tử là một kỹ thuật nhằm tạo ra một lượng lớn bản sao DNA mục tiêu trong ống nghiệm dựa vào các chu kỳ nhiệt. Kỹ thuật này được nhà khoa học người Mỹ Kary Mullis phát minh vào năm 1985. Kỹ thuật PCR có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: chẩn đoán, xét nghiệm các tác nhân vi sinh vật gây bệnh, xác định giới tính của phôi, giải mã di truyền, tạo giống mới với các đột biến định hướng, nghiên cứu sự tiến hoá của sinh vật ở mức độ phân tử. PCR là kỹ thuật có độ nhạy cao, cho kết quả nhanh (thường trả kết quả trong vòng 24h), và độ chính xác cao.

PCR tìm vi khuẩn lao có giá trị rất lớn. Với tình trạng ngày càng tăng của bệnh lao và sự xuất hiện của các chủng lao kháng thuốc, phương pháp chẩn đoán nhanh bệnh lao phổi có một ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Ngoài ưu điểm cho kết quả nhanh, PCR lao còn rất nhạy so với các kỹ thuật kinh điển và PCR lao có thể thực hiện được với nhiều loại bệnh phẩm khác nhau: đờm, các loại dịch, tổ chức....

Mẫu bệnh phẩm sẽ được lấy theo đúng kỹ thuật, bao gồm đờm hoặc các loại dịch cơ thể như dịch màng phổi dịch não tủy, dịch màng bụng, dịch màng khớp, tổn thương chọc hạch...

Bệnh phẩm sẽ được gửi xuống phòng xét nghiệm. Tại đây, mẫu bệnh phẩm sẽ được xử lý ( đờm) và tách DNA tổng số.

DNA sau khi tách xong sẽ được sử dụng làm template (mẫu DNA gốc) để tham gia vào phản ứng PCR.

Một phản ứng PCR cơ bản bao gồm:

  • Đoạn mồi: là đoạn DNA có chiều dài khoảng 30 nucleotid, có trình tự đặc hiệu với trình tự của đoạn gen của vi khuẩn lao cần nhân bản.
  • Enzyme: DNA polymerase,thưởng dung nhất là Taq polymerase để kéo dài chuỗi phản ứng PCR
  • Các nguyên liệu khác: dNTPs, muối Mg 2+..., dung dịch đêm buffer làm môi trường cho phản ứng xảy ra...

Máy PCR là máy luân nhiệt, các chu kỳ nhiệt được luân phiên, xảy ra nhanh và chính xác. Một phản ứng PCR có các giai đoạn sau: biến tính, bắt cặp, kéo dài. Giai đoạn biến tính sẽ tách DNA từ chuỗi kép thành 2 sợi đơn. Ở giai đoạn bắt cặp: đoạn mồi sẽ được bắt cặp với DNA trong mẫu bệnh phẩm. Giai đoạn kéo dài: enzyme DNA polymerase sẽ kéo dài chuỗi DNA. Các chu kỳ này sẽ được lặp đi lặp lại. Và nếu trong mẫu BP đã tách có DNA của Vi khuẩn lao, thì từ một DNA ban đầu có thể tạo ra hàng tỷ bản sao sau 35-40 chu kỳ nhiệt.

Kết quả âm tính khi trong mẫu bệnh phẩm không có vi khuẩn lao, DNA tách chiết không có DNA của vi khuẩn lao, sẽ không có bản sao DNA nào được tạo ra sau phản ứng.

Xét nghiệm lao bao lâu có kết quả

Người mắc bệnh hệ miễn dịch suy giảm, HIV/AIDS nên đi thực hiện xét nghiệm PCR lao

Người mắc bệnh hệ miễn dịch suy giảm, HIV/AIDS nên đi thực hiện xét nghiệm PCR lao

Xét nghiệm PCR lao được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Các đối tượng có nghi ngờ nhiễm lao, đã làm một số phương pháp kiểm tra khác mà chưa phát hiện ra được.
  • Những mẫu dịch từ các bộ phận cơ thể như dịch ổ bụng, dịch khớp hay dịch từ màng tim, dịch não tủy, đờm
  • Người có triệu chứng sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, ho kéo dài trên 2 tuần, hay ra mồ hôi trộm, hoặc đột ngột sút cân...
  • Người mắc bệnh hệ miễn dịch suy giảm, sử dụng Corticoid trong thời gian dài, hay tiền sử bị chấn thương vùng ngực, hoặc người bệnh nhiễm HIV/AIDS, nghiện rượu, mổ dạ dày cắt đoạn, đại tràng mãn tính,...
  • Cần chẩn đoán để phân biệt lao với một số bệnh lý khác như: bệnh do ký sinh trùng, viêm phổi, bệnh virus, nang hydatid, Sarcoidosis, bụi vào phổi, nhồi máu phổi, phổi xơ hoá, viêm mạch...

5.1 Ưu điểm

  • Độ nhạy và độ đặc hiệu cao, cho kết quả nhanh chỉ sau 24 giờ.
  • Có thể thực hiện với nhiều bệnh phẩm khác nhau như dịch não tủy, dịch màng phổi, dịch phế quản, đờm,...
  • Có thể phát hiện được vi khuẩn bệnh lao ngay cả ở nồng độ rất thấp khoảng 1-3 vi khuẩn/mL bệnh phẩm.

5.2 Nhược điểm

  • Đây là một kỹ thuật khá phức tạp, giá thành cao và đòi hỏi sự đầu tư trang thiết bị rất tốn kém. Bên cạnh đó, độ phản ứng của kỹ thuật này rất mạnh, quy trình nghiêm ngặt nên cần trình độ nhân sự chuyên môn cao, ít đơn vị triển khai được.
  • Kết quả cần phải đối chiếu với X-quang và lâm sàng để tư vấn chính xác nhất cho bệnh nhân.
  • Lấy mẫu bệnh phẩm sai cách có thể xảy ra trường hợp 1 người bệnh lấy 2 mẫu xét nghiệm mà cho kết quả chẩn đoán khác nhau.

Để có kết quả PCR lao chính xác thì cần đảm bảo nguyên tắc quy trình từ khâu lấy mẫu bệnh phẩm cho đến khâu vận chuyển và bảo quản.

Cách thức lấy bệnh phẩm đúng cách:

  • Mẫu bệnh phẩm là đờm được lấy vào thời điểm buổi sáng, sau khi bệnh nhân đã súc miệng sạch bằng nước lọc, sau đó hít thở đều và sâu khoảng 3 lần theo cách: hít hơi thật sâu vào, giữ hơi vài giây rồi thở chậm ra. Tiếp sau đó bệnh nhân hít một hơi sâu, và ho thật mạnh cho tới khi xuất hiện đờm trong cổ họng.
  • Bệnh nhân nhẹ nhàng khạc đờm này vào trong một lọ xét nghiệm đã vô trùng.
  • Kết quả PCR lao đều có thể thực hiện trên nhiều các mẫu xét nghiệm bệnh phẩm ngoài đờm, cụ thể là các loại dịch trong cơ thể: dịch từ phế quản hay từ màng phổi, từ não tủy, từ màng tim, từ khớp... Các mẫu bệnh phẩm này cần được tiến hành lấy mẫu theo đúng kỹ thuật và quy trình.
  • Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm sau khi nên gửi ngay đến phòng xét nghiệm,trường hợp chảu gửi ngay được có thể bảo quản lạnh 24h.

Xét nghiệm bệnh lao bằng kỹ thuật PCR với những ưu điểm vượt bậc của nó, đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán và xét nghiệm các bệnh trên người cũng như là trên gia súc gia cầm. Việc xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao sớm sẽ giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, tránh xảy ra tình trạng sử dụng sai thuốc sai bệnh, đó là nên tảng để tạo các chủng loại vi khuẩn có khả năng kháng thuốc trong cơ thể.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Đoàn Thị Hồng Hạnh - Trưởng khoa Xét nghiệm - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Xét nghiệm đờm AFB có đặc điểm là đơn giản, cho kết quả nhanh, chi phí thấp. Tất cả người bệnh nghi ngờ mắc bệnh lao phổi đều được thực hiện xét nghiệm này.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh lao hiện nay vẫn còn là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn trên thế giới, nhất là ở những nước đang phát triển. Tỷ lệ mắc bệnh lao phổi ngày càng gia tăng, theo thống kê năm 1990 trên thế giới có 6.6 triệu trường hợp mắc lao, năm 2000 có 8.3 triệu trường hợp và năm 2006 có 9.24 triệu trường hợp. Ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 3.5-4 triệu bệnh nhân mới và khoảng 2 triệu người chết vì bệnh lao phổi, con số thực tế có thể cao hơn nhiều so với ước tính. Việt Nam là nước đứng thứ 12 trong tổng số 22 nước có tỷ lệ nhiễm cao nhất thế giới, đứng thứ 3 tại Châu Á. Theo khảo sát quốc gia về tỷ lệ nhiễm bệnh lao trong năm 2010, tỷ lệ nhiễm lao là 307,2 trường hợp trên 100.000 dân số trưởng thành, khoảng 24000 người chết do bệnh lao phổi mỗi năm.

Lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây nên. Vi khuẩn lao là các vi khuẩn ưa khí, kháng cồn, kháng acid (viết tắt là AFB: acid fast bacilli), có vỏ phospholipid dày, khó thấm thuốc và khó điều trị. Lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận trong cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ 85-90% tổng số ca bệnh. Lao phổi cũng là thể lao duy nhất lây sang người xung quanh do tiếp xúc. Bệnh lao phổi rất dễ lây từ người bệnh lao phổi sang người khác qua các giọt đờm nhỏ li ti chứa vi khuẩn khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện. Nếu không được phát hiện và điều trị, trung bình một bệnh nhân lao phổi có thể lây cho khoảng 10 người khác, đây là mối nguy cơ lớn cho sức khỏe cộng đồng.

Xét nghiệm lao bao lâu có kết quả

Bệnh lao phổi nguy hiểm

Bệnh lao phổi thường có các biểu hiện lâm sàng như ho khạc kéo dài trên 2 tuần, sốt nhẹ về chiều, sụt cân, ra mồ hôi trộm, chán ăn, tổng trạng toàn thân mệt mỏi và yếu. Triệu chứng điển hình nhất là ho, ban đầu ho khan, sau đó ho khạc ra đờm mủ hoặc đờm máu.

Khi nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh lao phổi, để chẩn đoán xác định, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm đờm AFB, xét nghiệm Xpert MTB/RIF, nuôi cấy tìm vi khuẩn lao,... Với ưu điểm là nhanh, đơn giản, dễ thực hiện, xét nghiệm đờm AFB là xét nghiệm thường quy, được sử dụng nhiều nhất. Mẫu đờm của bệnh nhân sẽ được nhuộm bằng kỹ thuật Ziehl-Neelsen, là kỹ thuật dùng để phát hiện vi khuẩn kháng cồn kháng acid. Mẫu bệnh phẩm sau đó sẽ được soi để phát hiện vi khuẩn trên kính hiển vi quang học.

Xét nghiệm lao bao lâu có kết quả

Khi nghi ngờ mắc bệnh lao phổi, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay

3.1. Cách lấy đờm xét nghiệm

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế hiện nay, để thuận tiện cho người bệnh có thể chẩn đoán được trong ngày đến khám bệnh, bệnh nhân mắc bệnh lao phổi có thể lấy hai mẫu đờm tại nơi khám bệnh, trong đó, thời điểm lấy mẫu 1 và mẫu 2 phải cách nhau ít nhất là hai giờ. Để đảm bảo kết quả xét nghiệm đờm chính xác, bệnh nhân phải thực hiện lấy đờm theo các bước như sau:

  • Hít thở vào thật sâu
  • Thở ra thật mạnh
  • Hít vào thật sâu, thở ra thật mạnh (lần 2)
  • hít sâu, thở mạnh lần 3, ho khạc thật sâu từ trong phổi
  • Đặt cốc đờm (đã mở nắp) vào sát miệng, đổ đờm vào đáy cốc, vặn chặt nắp.
  • Nộp cốc đờm và phiếu xét nghiệm cho nhân viên y tế
  • Súc miệng sạch bằng nước thường trước khi lấy đờm
  • Hít vào thật sâu, thở ra thật mạnh. Nhắc lại 3 lần để tạo cơn ho
  • Ho khạc đờm sâu từ trong lồng ngực
  • Mở nắp cốc đờm đưa lại gần miệng, nhổ đờm vào trong cốc
  • Đậy nắp cốc đờm, xoáy chặt nắp
  • Trường hợp khó khạc đờm hỗ trợ bằng cách vỗ rung, uống thuốc long đờm hoặc khí dung nước muối ấm.

Lưu ý, nếu lượng đờm lấy quá ít (<2ml) và không có chất nhày mủ, bệnh nhân phải làm lại các bước trên để có mẫu đờm đạt chất lượng.

Xét nghiệm lao bao lâu có kết quả

Cách lấy đờm xét nghiệm

3.2. Phương pháp tiến hành và cách đọc kết quả xét nghiệm đờm AFB

Do vách tế bào vi khuẩn lao có một lượng lớn acid mycolic nên khi sử dụng phương pháp nhuộm Gram truyền thống, các vi khuẩn lao rất khó bắt màu. Để phát hiện được vi khuẩn lao trên mẫu đờm, các kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ tiến hành nhuộm tiêu bản chứa đờm theo phương pháp Ziehl-Neelsen. Thuốc nhuộm có chứa phenol và hơ nóng khi nhuộm nên fuchsin sẽ ngấm qua vách của vi khuẩn. Do tính kháng acid-cồn nên sau khi tẩy màu bằng dung dịch cồn-acid 3%, AFB vẫn giữ được màu đỏ Fuchsin trong khi các tế bào và vi khuẩn khác bị tẩy mất màu đỏ. Tiêu bản sau đó được nhuộm nền bằng dung dịch xanh methylen 0.3% tạo sự tương phản giữa AFB màu đỏ trên nền xanh sáng.

3.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán lao phổi dựa trên kết quả xét nghiệm đờm AFB

Theo kết quả xét nghiệm đờm, bệnh lao phổi được chia thành 2 loại là lao phổi AFB(+) và lao phổi AFB (-). Chẩn đoán xác định lao phổi AFB (+) khi có ít nhất một mẫu đờm có kết quả soi AFB dương tính, xét nghiệm được thực hiện tại các phòng xét nghiệm được kiểm chuẩn bởi Chương trình chống lao quốc gia.

Bệnh nhân được chẩn đoán lao phổi AFB (-) khi có ít nhất 2 mẫu đờm AFB có kết quả soi là âm tính, tuy nhiên khi dùng phương pháp nuôi cấy (hoặc các kỹ thuật mới như Xpert MTB/RIF) lại phát hiện có vi khuẩn lao trong đờm. Hoặc bệnh nhân tuy kết quả soi đờm âm tính, nhưng dựa vào triệu chứng lâm sàng, hình ảnh nghi lao trên X-quang phổi, bệnh nhân HIV (+) hoặc không đáp ứng với điều trị kháng sinh phổ rộng, các thầy thuốc chuyên khoa sẽ hội chẩn và xác định tình trạng lao phổi AFB (-) của bệnh nhân.

Lao phổi AFB (+) có tính lây lan mạnh, là nguy cơ lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Lao phổi AFB (-) tuy khả năng lây ít hơn nhưng vẫn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Người mắc bệnh lao phổi, cả AFB dương tính và âm tính đều cần được điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế, cách ly trong thời gian điều trị để hạn chế lây lan cho cộng đồng.

Để đăng ký thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM

XEM THÊM: