Xã hội học la một bộ môn khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nghiên cứu những

Lĩnh vực nghiên cứu về hành vi và các mối quan hệ xã hội của con người đang ngày càng được chú trọng. Vì lý do này, xã hội học là ngành học thu hút sự quan tâm của nhiều bạn học sinh, sinh viên những năm gần đây bởi tính thiết thực và cơ hội phát triển rộng mở của ngành học này. Vậy xã hội học là ngành gì? Học xã hội học ra làm gì? Cùng Hotcourses Vietnam tìm hiểu chi tiết về ngành xã hội học trong bài viết dưới đây.

Ngành xã hội học là gì?

Xã hội học (Sociology) là ngành học nghiên cứu về các mối quan hệ xã hội và các thể chế xã hội của con người. Xã hội học sử dụng phương pháp điều tra thực nghiệm, phân tích, phê bình để tìm hiểu về trật tự xã hội, các vấn đề cũng như những thay đổi trong xã hội. Chủ đề của xã hội học rất đa dạng, bao gồm nhiều phạm trù từ tội phạm đến tôn giáo, từ gia đình đến Nhà nước, từ sự phân chia chủng tộc và tầng lớp xã hội đến niềm tin chung của một nền văn hóa chung, và từ sự ổn định đến sự thay đổi căn bản trong toàn xã hội. 

Việc tìm ra cơ chế thống nhất của các đối tượng nghiên cứu đa dạng này là mục đích của xã hội học. Xã hội học tìm hiểu về quá trình các hành động và ý thức của con người được hình thành và định hình bởi các cấu trúc văn hóa, xã hội xung quanh.

Ngành xã hội học học gì?

Mục tiêu của xã hội học là phân tích và khám phá hành vi, ý thức và mối quan hệ con người trong các xã hội khác nhau dựa trên quan điểm phổ quát toàn cầu. Theo học ngành xã hội học, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức sâu rộng về các vấn đề xã hội, kỹ năng phân tích sự kiện, hiện tượng xã hội, hành vi con người và trang bị năng lực tư vấn, xây dựng các chính sách xã hội nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển của đất nước.

Khung chương trình đào tạo của ngành xã hội học thường bao gồm 4 năm. Năm đầu tiên thường là phần giới thiệu về xã hội học đại cương cùng các vấn đề liên quan đến xã hội, chính trị, tạo cơ hội cho sinh viên khám phá các khía cạnh xã hội học mà họ quan tâm nhất. Sự phân chia lĩnh vực sẽ trở nên chuyên biệt hơn trong năm thứ 2 và thứ 3, phân nhánh trên nhiều chủ đề khác nhau, bao gồm bình đẳng giới, chủng tộc, văn hóa, chính trị ... Trong năm cuối, sinh viên chủ yếu tập trung thực hiện học phần nghiên cứu xã hội học dựa trên những kiến thức, kỹ năng nghiên cứu đã học được trong toàn bộ quá trình học tập.

Dưới đây một số môn học nổi bật trong chương trình đào tạo của ngành xã hội học.

  • Hành vi con người và môi trường xã hội

  • Lịch sử văn minh thế giới

  • Tâm lý học xã hội

  • Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội

  • Phương pháp nghiên cứu xã hội học

  • Xã hội học giới

  • Xã hội học môi trường

  • Xã hội học văn hóa

  • Xã hội học giáo dục

Bạn có phù hợp với ngành xã hội học?

Nếu bạn có hứng thú với những lĩnh vực của ngành xã hội học, nhưng lại đang phân vân liệu bản thân có phù hợp với ngành học này hay không thì hãy cùng tìm hiểu những yêu cầu cần thiết để theo đuổi ngành học này nhé.

Sự tò mò và quan tâm đến xã hội

Xã hội học chắc chắn không dành cho những ai thờ ơ với các vấn đề xã hội. Để hiểu và lan tỏa ảnh hưởng đến xã hội, bạn cần có sự quan tâm đặc biệt và liên tục đối với con người, cùng như dành thời gian tham gia vào nhiều hoạt động xã hội khác nhau. Điều này giúp các sinh viên xã hội học duy trì sự tò mò, dẫn đến việc đặt ra nhiều câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời.

Khả năng nghiên cứu, phân tích chuyên sâu

Sinh viên ngành xã hội học cần dành nhiều thời gian để quan sát và thu thập thông tin, dữ liệu trong suốt quá trình học tập. Điều này đòi hỏi khả năng nghiên cứu, phân tích chuyên sâu một cách kiên trì, bền bỉ liên tục.

Khả năng thấu hiểu người khác

Trí thông minh cảm xúc là khả năng xác định, diễn giải chính xác và phản ứng thích hợp với những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của người khác. Nếu muốn theo đuổi lĩnh vực xã hội học, bạn nhất thiết cần có yếu tố này. Bạn phải có khả năng đánh giá các khía cạnh khác nhau của xã hội ảnh hưởng như thế nào đến tình cảm, tinh thần và thể chất của con người. 

Học ngành xã hội học ở đâu?

Có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành xã hội học ở trong lẫn ngoài nước. Tại Việt Nam, sinh viên muốn theo học ngành xã hội học có thể tham khảo một số trường đại học tiêu biểu như Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội), Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM, Đại học Mở TPHCM, Đại học Khoa học Huế.

Nếu bạn mong muốn du học ngành xã hội học, tham khảo danh sách một số trường đại học & khóa học uy tín đào tạo ngành xã hội học trên thế giới:

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc chọn trường và khoá học phù hợp, hãy liên hệ với trung tâm tư vấn du học IDP để được tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

Sinh viên ngành xã hội học làm gì khi ra trường?

Cử nhân ngành xã hội học có thể làm việc ở đa dạng các vị trí và lĩnh vực. Sau đây là những công việc mà sinh viên ngành xã hội học có thể đảm nhận sau khi ra trường

Nhân viên Xã hội học trong các tổ chức xã hội

Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể trở thành nhân viên xã hội học trong các tổ chức xã hội. Nhân viên xã hội học chịu trách nhiệm lên kế hoạch và thực thi các hoạt động, chiến dịch của tổ chức hướng tới nhiều mục đích xã hội khác nhau.

Công tác tư vấn trong các tổ chức chính phủ 

Với kiến thức chuyên môn sâu rộng về xã hội và nhân chủng học, sinh viên ngành xã hội học có thể trở thành các chuyên gia xã hội học làm việc trong các tổ chức chính phủ. Các chuyên gia xã hội học phụ trách tham vấn, xây dựng các chính sách xã hội cũng như kế hoạch triển khai chúng một cách hiệu quả.

Công tác nghiên cứu ở các trường học, trung tâm, viện nghiên cứu

Một lựa chọn khác cho sinh viên ngành xã hội học là công tác tại các trường học, trung tâm, viện nghiên cứu về xã hội học sau khi ra trường. Công việc này phù hợp cho những ai có niềm đam mê với chuyên ngành, đồng thời yêu thích việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho mọi người.

Phóng viên, biên tập viên trong các cơ quan truyền thông

Kiến thức chuyên sâu về xã hội học sẽ là một công cụ đắc lực nếu bạn lựa chọn làm phóng viên, biên tập viên cho các cơ quan truyền thông. Sự hiểu biết phong phú về hành vi xã hội của con người chắc chắn sẽ giúp bạn hoàn thành công việc liên quan đến lĩnh vực truyền thông một cách xuất sắc.

> Tìm kiếm các khoá học về xã hội học trên thế giới

Muốn biết chương trình học nào phù hợp với bạn nhất?

Sử dụng ngay "Công cụ tìm khóa học" của Hotcourses Vietnam nhé!

BẮT ĐẦU

Việc làm Tổ chức sự kiện

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, các nhà khoa học nghiên cứu về các lĩnh vực đời sống của con người và đến nay những hiện tượng đã giải được chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ. Con người muốn hiểu hết về nhân loại này cần rất nhiều thời gian và công sức nghiên cứu. Một trong các ngành khoa học đang được đưa ra nghiên cứu và đem vào trở thành ngành học chính của sinh viên là ngành xã hội học. Vậy bạn biết gì về ngành xã hội học, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu khái quát về ngành xã hội học.

1.1. Ngành xã hội học là gì?

Xã hội học là một trong các ngành khoa học nghiên cứu về các quy luật, tính quy luật và sự vận hành, biến đổi mối quan hệ, sự tác động qua lại giữa con người với xã hội. Đây có thể coi là học thuyết được đưa ra nhằm giải thích các hành vi và cơ chế hoạt động của con người có tác động qua lại với xã hội.

Và có thể thấy rằng từ các hoạt động nghiên cứu hoạt động hành vi của các cá nhân mà ta giải thích được sẽ có giúp ích ta rất nhiều trong các lĩnh vực cũng như giúp chúng ta làm việc hiệu quả hơn.

Xã hội là một tổng thể rộng lớn, khách thể mà chúng ta nghiên cứu của khoa học xã hội và trong đó bao gồm cả ngành xã hội học. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu trong ngành khoa học này là nghiên cứu các quan hệ xã hội, tương tác xã hội được biểu hiện thông qua hành vi xã hội giữa người với người trong nhóm xã hội và trong hệ thống xã hội.

Xét trong quá trình nghiên cứu của xã hội học thì ngành này nghiên cứu các vấn đề giữa: con người – xã hội; hành động xã hội – cơ cấu xã hội; vi mô – vĩ mô. Đây là các vấn đề nghiên cứu cơ bản của ngành xã hội học. Xét một cách cụ thể các mối quan hệ nghiên cứu trên thì ta thấy: giữa một bên là con người bao gồm các cá nhân, các nhóm, các cộng đồng xã hội có hành vi riêng và một bên là hệ thống vận hành của xã hội, cơ cấu xã hội. Để hiểu rõ hơn thì xã hội học là ngành nghiên cứu về mối liên hệ giữa hành vi của con người và cơ chế của xã hội.

1.2.2. Mối quan hệ của ngành xã hội học với các ngành khoa học xã hội khác

Bất kì các ngành khoa học nào đều có mối liên hệ mật thiết với nhau và xã hội học không phải là ngoại lệ. Các ngành khoa học đều liên kết với nhau và đem đến các mục đích giá trị cốt lõi phục vụ cho cuộc sống con người.

+ Triết học: Triết học là ngành khoa học nghiên cứu quy luật chung của tự nhiên, xã hội và các tư duy. Quan hệ mật thiết giữa xã hội học và triết học là mối quan hệ giữa một khoa học xã hội cụ thể và một khoa học về thế giới quan trong quan hệ đó. Đây là mối quan hệ mật thiết có tính biện chứng cho nhau. Qua nghiên cứu xã hội học sẽ cung cấp số liệu thông tin và bằng chứng mới cho triết học không bị khô khan và lạc hậu trước những biến đổi không ngừng của xã hội;

+ Sử học và tâm lý học: Qua việc nghiên cứu xã hội học bạn có thấy rằng các hành vi của con người một phần xuất phát và có liên quan đến vấn đề lịch sử và các hành vi này có thể lý giải được dựa trên phân tích các tâm lý của con người trong từng hoàn cảnh cụ thể. Những hành vi của con người hoàn toàn có thể lý giải được qua các nghiên cứu và xem xét các mối liên hệ giữa sử học, tâm lý học và xã hội học;

+ Kinh tế học: Kinh tế học nghiên cứu quá trình con người sản xuất, các phương pháp lưu thông hàng hóa, sự tác động qua lại của các chủ thể kinh tế trên thị trường và vô vàn các đối tượng khác mà kinh tế học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và tìm ra các cơ chế vận hành mới của cơ chế sản xuất và tiêu dùng sản phẩm. xã hội học kế thừa và vận dụng các khái niệm và quy phạm của kinh tế học như quy luật vốn con người và khái niệm thị trường để nghiên cứu xã hội học. Hai ngành khoa học này không thể tách rời nhau, chúng bổ sung và hoàn thiện cho nhau bởi con người, xã hội và kinh tế là những phạm trù không bao giờ tách biệt với nhau;

+ Chính trị học: Chính trị học là khoa học nghiên cứu quyền lực và sự phân chia quyền lực trong đời sống xã hội. Chính trị học tập trung nghiên cứu về quyền lực xã hội nảy sinh, thiết chế chính trị và cơ cấu xã hội. Mối quan hệ chặt chẽ giữa hai ngành khoa học này thể hiện ở việc cùng vận dụng các lý thuyết, khái niệm và phương pháp tìm hiểu.

Mối quan hệ của các ngành khoa học này không tách rời với nhau và có sự giao thoa về tri thức một cách tổng thể. Xã hội học không ngừng tiếp thu các thành tựu của các ngành khoa học khác.

1.2.3. Vai trò của ngành xã hội học

Ngành xã hội học có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Chúng ta có thể điểm ra một vài thành tựu mà quá trình nghiên cứu xã hội học đem lại.

Thứ nhất, xã hội học giúp cho việc đánh giá các chính sách khi đưa ra có khả năng thực thi hay không.

Thứ hai, tự khai sáng bản thân, qua quá trình nghiên cứu xã hội học ta hoàn toàn có thể lý giải được trong sự việc như vậy, tại sao chúng ta lại hành động như thế. Tùy vào nhận thức của mỗi người khi tìm hiểu ngành xã hội học có thể ra những quyết định mà họ cảm thấy là phù hợp nhất cho bản thân. Điều này có ảnh hưởng một phần đến tương lai riêng của mỗi người.

Thứ ba người được đào tạo trong ngàng xã hội học có thể xem như là các nhà tư vấn công nghiệp và những người quy hoạch đô thị. Họ có thể nhìn nhận được sự thay đổi của xã hội và đề xuất những giải pháp phù hợp để cải thiện xã hội tốt hơn.

Bài viết tham khảo: Thông cáo báo chí - công cụ đắc lực của truyền thông marketing

Việc làm Công chức - Viên chức

2. Học gì trong ngành xã hội học

Khi tham gia đào tạo về ngành xã hội học bạn sẽ được tiếp cận cụ thể với các góc cạnh kiến thức về con người, về xã hội và cả kiến thức liên quan đến xã hội.

Khi tham gia đào tạo bạn sẽ có cái nhìn nhận tổng quát về các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam. Kiến thức trong ngành xã hội học là vô cùng rộng và khi tham gia đào tạo kiến thức bạn học được sẽ được phân chia theo các lĩnh vực chuyên ngành mà bạn theo đuổi.

Nếu bạn chọn đào tạo kiến thức theo lĩnh vực thì bạn sẽ đem về cho bản thân một số kiến thức về: logic học, các vấn đề môi trường hiện nay gắn với phát triển kinh tế – xã hội, các phương pháp được ứng dụng vào việc thu thập và xử lý thông tin khoa học xã hội, các kiến thức nhập môn về kinh tế học.

Nếu bạn chọn lựa đào tạo theo khối ngành thì bạn có thể được cung cấp các kiến thức về Nhân học đại cương, Dân số học, Tâm lí học xã hội đại cương, Lịch sử văn hóa Việt Nam,…

xã hội học là một ngành khoa học mà khoa học thì không thể lý giải hết được. Khối lượng kiến thức sẽ được thay đổi theo quá trình vận động và phát triển không ngừng của xã hội loài người. Trong quá trình học tập bạn phải linh hoạt xem xét các kiến thức học được và áp dụng vào thực tế đời sống. Nhìn tổng quát bạn sẽ thấy các kiến thức có vẻ khá khô khan và trừu tượng nhưng nếu bạn thực sự đam mê và muốn theo đuổi ngành này thì bạn sẽ thấy đây là những môn học thực sự thú vị.

Việc làm Giáo dục - Đào tạo

3. Cơ hội việc làm trong ngành xã hội học

Một số bạn lo lắng khi tham gia đào tạo ngành xã hội học thì cơ hội tìm việc làm sẽ bị thu hẹp và bạn không biết ra trường thì công việc nào là phù hợp với bạn. Hãy để chúng tôi chia sẻ một số thông tin dưới đây và bạn hoàn toàn có thể tham gia làm việc.

3.1. Nhóm kinh doanh quản lý

Với việc kiến thức bạn tiếp thu được có liên quan phạm trù kinh tế, bạn có thể am hiểu về hành vi tiêu dùng và các mối quan hệ sản xuất của xã hội. Bạn hoàn toàn có thể tham gia các lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên nếu bạn thực sự muốn theo đuổi công việc kinh doanh quản lý này bạn cần trau dồi thêm các kỹ năng và kiến thức về kinh doanh, về các hoạt động thương mại khác. Công việc này được tìm kiếm nhiều nhất trên tin tức kien giang tuyen dung mới nhất hiện nay.

3.2. Nhóm nghiên cứu, tư vấn

Với tổng hợp các nghiên cứu về các hành vi và phát triển xã hội bạn tiếp thu được trong quá trình đào tạo trong ngành xã hội học. Bạn có khả năng làm việc trong nhóm ngành này. Bạn có thể trở thành nhà nghiên cứu và tư vấn chính sách cho các cơ quan đơn vị Nhà nước và các doanh nghiệp. Bởi họ đôi khi chỉ quan tâm và am hiểu về các vấn đề kinh doanh mà không thực sự am hiểu về các vấn đề khoa học như một người trong ngành thì việc cần tuyển dụng các nhân viên tư vấn là rất cần thiết.

Bạn cũng có khả năng trở thành nhân viên tư vấn tâm lý vì bạn hoàn toàn có thể phân tích được các hành động của con người hay sự thay đổi các quan hệ xã hội xảy ra thường nhật. 

3.3. Nhóm dịch vụ phục vụ con người

Xã hội học có chuyên ngành tâm lý học và công tác xã hội học để đào tạo bạn tham gia các công việc dịch vụ phục vụ con người như chăm sóc sức khỏe và các công việc liên quan đến lợi ích cho con người.

Bạn có khả năng phân tích hành vi và hành động của con người tùy vào hoàn cảnh mà họ tiếp xúc và bạn sẽ biết nên làm gì để cải thiện tích cực cho họ. Công việc này nếu không được qua đào tạo chuyên môn cụ thể thì rất khó đảm nhiệm, và nó thực sự là dành cho các cử nhân xã hội học như bạn.

Tại Phú Yên luôn coi phát triển các ngành dịch vụ là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế. Chính vì vậy không khó để tìm việc làm Phú Yên với ngành dịch vụ phục vụ con người trên các trang tìm việc làm hiện nay.

3.4. Nhóm hành chính công

Nhóm người hoạt động ngành nghề này có quyền thực thi quyền hành pháp của Nhà nước. Bạn có thể thu thập và phân tích các số liệu thống kê, giám sát quỹ, soạn thảo và phát triển chính sách. Đây là công việc đòi hỏi bạn cần có sự quan sát và phân tích chính xác.

3.5. Giáo dục và đào tạo

Bạn hoàn toàn có thể tham gia các vị trí này, bạn am hiểu tâm lý và hành vi của con người. Đặc biệt nếu là giảng viên hoặc giáo viên bạn có thể hiểu tâm lý học sinh, sinh viên của mình từ đó có cách giảng dạy phù hợp để họ tiếp thu được kiến thức tốt nhất. Bạn cũng có thể đồng hành cùng các bạn giải quyết các vướng mắc trong tâm lý tuổi mới lớn và hướng các bạn thành những con người có ích trong xã hội. Đây là viec lam quang ngai với mức lương hấp dẫn nhất

3.6. Quan hệ công chúng

Vai trò của bạn trong ngành quan hệ công chúng (public relation) này vô cùng quan trọng, bạn sẽ là người đại diện và thực hiện các chiến lược làm cầu nối giữa các doanh nghiệp và tổ chức với khách hàng, cộng đồng nhằm khẳng định đơn vị trong toàn bộ hoạt động và tiến trình sản phẩm.

>>> Ngành xã hội học là sự lựa chọn của nhiều bạn học khối C, vì thế cơ hội việc làm của ngành học này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi học khối C làm nghề gì và bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều sự lựa chọn khác nữa khi click ngay vào đường link.

4. Ngành xã hội học làm việc ở đâu?

Có thể nhiều người băn khoăn học ngành xã hội học thì ra làm việc ở đâu với hầu hết các bạn trẻ đều chọn các ngành dễ xin việc như kinh tế, kế toán và ngân hàng thì tại sao vẫn có người chọn ngành xã hội học. Một ngành học có thể không được nhiều người lựa chọn những lại vô cùng quan trọng. Sau khi ra trường bạn có thể hoàn toàn tìm được việc trong các cơ quan sau:

+ Các cơ quan Nhà nước, các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe, các trường giáo dưỡng và phát triển cộng đồng;

+ Các doanh nghiệp tổ chức, tư vấn kinh doanh;

+ Các trường trung học phổ thông hoặc các trường Đại học cùng một số trường đào tạo và phát triển cộng đồng.

5. Sinh viên muốn tham gia đào tạo ngành xã hội học cần gì?

Ngành xã hội học cũng không yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cao nhưng cơ bản bạn cũng phải có khả năng am hiểu về các kiến thức cơ bản trong ngành. Ngoài ra để xem xét bản thân có phù hợp với việc đào tạo ngành xã hội hay không thì bạn có thể dựa vào các yếu tố dưới đây:

+ Thích sinh hoạt cộng đồng, năng động, tự tin;

+ Đam mê cống hiến, chia sẻ công việc xã hội;

+ Kiên trì, nhẫn nại;

+ Giao tiếp tốt, hoạt ngôn và có khả năng làm việc nhóm.

Trên đây là một số chia sẻ về ngành xã hội học và các vấn đề việc làm trong ngành này. Nếu bạn muốn tìm thêm thông tin các ngành nghề khác có thể tham khảo trên Timviec365.vn: khối c làm nghề gì, biên tập viên học ngành nào, học báo chí ra làm gì,... . Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc. 

Xem thêm: Specialist là gì? Có thể trở thành Specialist trong lĩnh vực nào?