Vốn điều lệ của công ty tnhh tối thiểu là bao nhiêu

Một trong những nội dung bắt buộc phải kê khai khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty đó là vốn điều lệ. Có rất nhiều start up khi muốn thành lập công ty để kinh doanh có thắc mắc như “Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn?”, “Thành lập công ty có cần theo mức vốn tối thiểu hoặc tối đa không?”… Trong bài viết này, Luật sư X xin tư vấn cho bạn về nội dung vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập công ty là bao nhiêu? Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

Vốn điều lệ là gì?

Tại Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký thành lập công ty là mức vốn mà thành viên công ty cam kết góp được ghi nhận trong điều lệ của công ty.

Về vấn đề vốn điều lệ tối thiểu để thành lập công ty thì không có một mức cụ thể cho toàn bộ các loại hình doanh nghiệp.

Tùy vào doanh nghiệp đó đăng ký ngành nghề kinh doanh là gì?

Nếu đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường không yêu cầu mức vốn pháp định thì hiện nay,  pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu.

Tức là, bạn kê khai mức vốn điều lệ phù hợp với quy mô thực tế của doanh nghiệp bao nhiêu cũng được.

Còn nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh có yêu cầu mức vốn pháp định thì doanh nghiệp cần kê khai mức vốn điều lệ tối thiểu bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó.

Căn cứ theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020, pháp luật không quy định mức vốn cụ thể đối với doanh nghiệp nói chung.

Theo đó, tùy vào khả năng kinh tế của thành viên công ty và mục đích hoạt động của công ty, vốn điều lệ được quyết định cụ thể. Do vậy, khi quyết định thành lập doanh nghiệp, thành viên công ty nên xác định vốn điều lệ dựa trên các cơ sở sau:

  • Khả năng tài chính của mình;
  • Phạm vi, quy mô hoạt động của công ty;
  • Chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập (vì vốn điều lệ của công ty để sử dụng cho các hoạt động của công ty sau khi thành lập);
  • Dự án ký kết với đối tác…

Vốn điều lệ tối thiểu của công ty cổ phần

Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.

Sau đó được công ty đăng ký với sở kế hoạch và đầu tư theo nhu cầu hoạt động của công ty.

Đây là khoản vốn được doanh nghiệp tự do đăng ký và không có ràng buộc gì với quy định của pháp luật, người góp vốn sẽ chịu trách nhiệm trên khoản vốn góp của mình.

Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu, hoặc mức vốn điều lệ công ty tối đa là bao nhiêu khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh bình thường.

Vốn điều lệ tối thiểu của công ty cổ phần là mức vốn điều lệ thấp nhất công ty phải đăng ký trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Về quy định mức vốn điều lệ tối thiểu phải dựa vào ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần. Cụ thể như sau:

Đối với ngành nghề kinh doanh bình thường pháp luật không quy định điều kiện để kinh doanh thì công ty có quyền tự do lựa chọn mức vốn điều lệ phải đăng ký.

Để biết công ty cổ phần vốn điều lệ tối thiểu phải đáp ứng là bao nhiêu thì phải dựa vào ngành nghề kinh doanh của công ty. Còn nếu kinh doanh bình thường, Luật không quy định vốn điều lệ bao nhiêu, tuy nhiên để hoạt động hợp lý, đảm bảo uy tín thì không nên đăng ký vốn điều lệ quá thấp.

Vốn điều lệ tối thiểu của công ty trách nhiệm hữu hạn

Vốn điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty (Công ty TNHH 1 thành viên) hoặc tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty (Công ty TNHH 2 thành viên trở lên).

Chủ sở hữu cũng như thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.

Vốn điều lệ tối thiểu của công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

Vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty (Công ty TNHH 1 thành viên).

Chủ doanh nghiệp có thể góp vốn bằng Tài sản là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Vốn điều lệ tối thiểu của công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên

Vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do những thành viên góp vốn cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty (Công ty TNHH 2 thành viên trở lên)

Tuy nhiên, khi đăng ký số vốn điều lệ cho công ty các bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:

  • Việc đăng ký vốn thành lập công ty cần được cân đối hợp lý bởi vì nó liên quan trực tiếp tới việc hợp tác kinh doanh của công ty
  • Trong kinh doanh, khi bạn đăng ký doanh nghiệp có nguồn vốn điều lệ quá thấp thì không mấy doanh nghiệp sẵn sàng tin tưởng vào khả năng của bạn để tiến hành giao dịch.
  • Nếu bạn đăng ký doanh nghiệp có nguồn vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực có của doanh nghiệp mình sẽ ảnh hưởng lớn đến trách nhiệm, nghĩa vụ đối với các thành viên khi đăng ký tham gia công ty. Ngoài ra doanh nghiệp phải chịu mức thuế môn bài cao hơn, chi phí lãi vay tương ứng với vốn điều lệ góp thiếu không được trừ theo thuế.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập công ty là bao nhiêu?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về đăng ký bảo hộ logo công ty, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập, thủ tục thành lập công ty liên doanh và mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

  • Facebook: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Giải thể doanh nghiệp là gì?

Giải thể là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp không còn hoặc không đủ điều kiện để tồn tại như một chỉnh thể nữa. Theo đó chủ doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện các thủ tục pháp lý để chấm dứt tư cách pháp nhân các quyền và nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký doanh nghiệp.

Khái niệm thành lập doanh nghiệp là gì?

Hiểu theo góc độ kinh tế thì : Thành lập doanh nghiệp đó là việc tạo lập, thành lập lên 1 tổ chức kinh doanh khi hội tụ đầy đủ các điều kiện cần và đủ như cá nhân, tổ chức phải chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất : trụ sở, nhân lực, vật lực, dây truyền sản xuất, nhà xưởng, vốn.
Hiểu theo góc độ pháp lý : Thành lập doanh nghiệp, công ty là một thủ tục pháp lý mà cá nhân, tổ chức phải thực hiện tại cơ quan NN có thẩm quyền

5 trên 5 (1 Phiếu)

Công ty TNHH hai thành viên trở lên đang là loại hình doanh nghiệp được ưu tiên lựa chọn để họa động kinh doanh hiện nay. Tuy nhiên, khi thành lập công ty TNHH, một thắc mắc được khá nhiều nhà đầu tư hỏi đó là mức vốn điều lệ của công ty TNHH là bao nhiêu? Pháp luật không quy định cụ thể mức vốn điều lệ đối với công ty TNHH tuy nhiên khi đăng ký thành lập công ty phải kê khai một con số cụ thể. Công ty luật Việt An xin hướng dẫn quý khách hàng về những vấn đề liên quan đến vốn điều lệ khi thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp năm 2014;
  • Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký kinh doanh;
  • Các văn bản pháp lý khác có liên quan.

Vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên

Vốn điều lệ của công ty khi đăng ký kinh doanh:

Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.

Vốn điều lệ của công ty

Vốn điều lệ của công ty khi hết thời hạn góp vốn là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên thực tế đã góp vào công ty.

Mức vốn điều lệ khi thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên

Pháp luật doanh nghiệp Việt Nam không quy định mức vốn điều lệ bắt buộc đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên (trừ trường hợp quy định vốn pháp định và mức ký quỹ).

Do đó, công ty tự do lựa chọn mức vốn pháp định phù hợp với công ty mình.

Đối với trường hợp công ty kinh doanh ngành nghề có điều kiện về vốn pháp định (như kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, bảo vệ,…) hoặc yêu cầu ký quỹ (như kinh doanh dịch vụ đòi nợ, sản xuất phim…) thì mức vốn điều lệ khi thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên phải đáp ứng tối thiểu bằng mức vốn pháp định hoặc ký quỹ theo quy định.

Số vốn góp quyết định mực thuế môn bài công ty phải nộp sau khi hoàn tất quy trình thành lập công ty. Theo quy định hiện hành thuế môn bài được chia thành hai mức:

  • Mức 1: Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng mức thuế môn bài: 3 triệu đồng /1 năm;
  • Mức 2: Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống mức thuế môn bài: 2 triệu đồng/ 1 năm.

Thực hiện góp vốn thành lập công ty

Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.

Tại thời điểm góp đủ phần vốn góp, công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn đã góp.

Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì được xử lý như sau:

  • Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
  • Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
  • Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.

Lưu ý: Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp.

Một số lưu ý

  • Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
  • Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên;
  • Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty;
  • Vốn điều lệ của công ty được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh à trong Điều lệ của công ty.

Công ty luật Việt An cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến thủ tục thành lập doanh nghiệp. Qúy khách hàng quan tâm có thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Công ty luật Việt An để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ kịp thời.