Vô kinh thứ phát là gì

Vô kinh thứ phát là gì
Mất kinh, vô kinh là nguyên nhân gây vô sinh ở nhiều chị em

Bình thường, tuổi bắt đầu có hành kinh của các bé gái trung bình là 13 – 16. Một số em gái có hành kinh sớm hơn (10 – 12 tuổi), nhưng cũng có nhiều người có kinh nguyệt muộn (17 – 19 tuổi). Trong cả cuộc đời, một người phụ nữ thường có khoảng 35, 40 chu kỳ kinh nguyệt. Sau thời gian này, người phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh. Khi chưa hết khoảng thời gian này mà bị mất kinh, dù trước đó vẫn có kinh nguyệt bình thường, chứng tỏ vì một nguyên nhân nào đó gây mất kinh, gọi là vô kinh thứ phát.

Nguyên nhân gây vô kinh thứ phát:

Theo bác sỹ Giang Tuấn Tú - Nguyên Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe cộng đồng (thuộc Bộ Y tế), có nhiều nguyên nhân gây vô kinh thứ phát, từ tâm lý đến bệnh lý như: Yếu tố tâm lý, dinh dưỡng, nội tiết, nhiễm trùng, bệnh lý phụ khoa…

Vô kinh thứ phát là gì
BS Giang Tuấn Tú: "Rối loạn nội tiết là nguyên nhân gây mất kinh, vô kinh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ".

Yếu tố tâm lý: Những xúc động mạnh về tinh thần như vui buồn thái quá, lo sợ quá mức, quá mong có con hoặc stress do công việc… đều có thể khiến kinh nguyệt rối loạn, mất kinh, vô kinh.

Yếu tố dinh dưỡng: Giảm cân quá mức, ăn uống kiêng khem, thiếu dinh dưỡng, thiếu máu có thể gây ra mất kinh.

Bệnh lý phụ khoa: Do cắt tử cung, bệnh lý ở tử cung, buồng trứng, viêm nhiễm phụ khoa nặng… cũng là nguyên nhân khiến kinh nguyệt thất thường, rối loạn.

Rối loạn nội tiết tố: Đây là nguyên nhân lớn nhất gây vô kinh thứ phát. Chính rối loạn nội tiết gây ra rối loạn chức năng vùng dưới đồi, hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh tuyến tụy, suy buồng trứng sớm… gây rối loạn kinh nguyệt, kinh thưa, mất kinh.

Bị vô kinh thứ phát có nên uống thuốc cho ra kinh?

Nhiều chị em thấy mất kinh nguyệt mấy tháng liền uống thuốc cho ra kinh, hoặc uống thuốc tránh thai hàng ngày để vòng kinh đều hơn. BS Tú cho rằng thuốc tránh thai hàng ngày chính là thuốc nội tiết, tạo vòng kinh giả cho chị em. Sau khi uống, đúng là người phụ nữ sẽ thấy chu kỳ kinh nguyệt đều hơn, nhưng đây chỉ là vòng kinh giả. Thực tế, có thể nang noãn (trứng) không rụng, không tiết ra hormone estrogen và progesterone làm dầy niêm mạc tử cung, không có hiện tượng bong niêm mạc tử cung, dẫn đến vô kinh.

Bởi vậy, nếu thấy mất kinh nguyệt từ 3 tháng trở lên, chị em nên đi khám phụ khoa để tìm nguyên nhân và được tư vấn cách điều trị phù hợp, tránh để lâu ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng thể của chị em.

Trong trường hợp vô kinh thứ phát do rối loạn nội tiết tố, chị em có thể uống bổ sung thêm hormone nội tiết tự nhiên (từ các sản phẩm thực phẩm chức năng chiết xuất từ thảo dược và hoạt chất sinh học như Pregnenolone – tiền hormone sinh dục) giúp ổn định hệ trục não bộ - tuyến yên – buồng trứng, ổn định nội tiết tố, giúp kinh nguyệt điều hòa và ổn định hơn.

Lưu ý: Chị em cũng nên hỏi ý kiến bác sỹ, dược sỹ, chuyên viên tư vấn trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào.

Anh Nguyễn H+

Vô kinh thứ phát là gì

Nếu như vì một lý do nào đó, một số chị em bị vô kinh ghé thăm thì hãy áp dụng biện pháp điều trị đơn giản nhưng rất hữu ích dưới đây để thoát ra khỏi lo lắng này.

Vô kinh là gì?

Nói một cách đơn giản, vô kinh là sự vắng mặt tạm thời của chu kỳ kinh nguyệt đối với một phụ nữ. Có hai loại vô kinh, vô kinh thứ phát và vô kinh nguyên phát. Trong thực tế có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bạn bị vô kinh.

Mặc dù vô kinh không phải là một bệnh, cũng không phải là một triệu chứng nhưng nó luôn gây ra một sự lo lắng và quan tâm, thậm chí nó có thể là vấn đề khá căng thẳng đối với hầu hết các phụ nữ.

Hầu hết phụ nữ muốn biết lý do tại sao kinh nguyệt của họ lại không xuất hiện để có thể điều trị thích hợp.

Vô kinh thứ phát là gì

Biện pháp khắc phục vô kinh

– Để điều trị vô kinh hiệu quả, điều quan trọng là các chị em cần phải biết những nguyên nhân chính gây nên vô kinh.

Một số nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho chị em bị vô kinh như béo phì, lối sống ít vận động, mức độ căng thẳng, buồng trứng đa nang, sự mất cân bằng nội tiết và các vấn đề về tuyến giáp.

Trong trường hợp các chị em bị buồng trứng đa nang và các vấn đề tuyến giáp, bác sĩ có thể kê toa thuốc uống.

Tuy nhiên, đối với các nguyên nhân khác gây nên vô kinh, một vài thay đổi về lối sống và áp dụng các biện pháp để điều trị vô kinh tại nhà có thể điều trị hiệu quả.

– Một trong những biện pháp khắc phục vô kinh tại nhà là chị em nên duy trì một lối sống lành mạnh vì điều này có ảnh hưởng lớn đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

– Tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Những phụ nữ không hoạt động thể chất hoặc hoạt động thể chất quá nhiều cũng thường có nguy cơ bị vô kinh.

– Thực hiện thay đổi chế độ ăn uống để đảm bảo số lượng calo được tiêu thụ mỗi ngày từ tất cả các nhóm thực phẩm thiết yếu.

– Biết cân bằng và dung hòa giữa công việc và gia đình, nghỉ ngơi và giải trí.

– Nếu cần thiết, chị em cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về các biện pháp khắc phục tại nhà mà bạn đang sử dụng hoặc đề nghị bác sĩ kiểm tra hoặc cho dùng thuốc hỗ trợ.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Tiền sử các bệnh đang mắc bao gồm những biểu hiện sau:

  • Cho dù đã từng có kinh nguyệt (để phân biệt với vô kinh thứ phát) và, nếu có thì bệnh nhân có kinh lần đầu tiên khi bao nhiêu tuổi

  • Dù đã từng có giai đoạn có kinh bình thường

  • Chu kỳ kinh cuối cùng xảy ra khi nào

  • Chu kỳ kinh kéo dài bao lâu và ra máu số lượng thế nào

  • Liệu chu kỳ kinh có kèm theo với các dấu hiệu khó chịu nào khác (để có thể chỉ ra bất thường trong cấu trúc cơ thể)

  • Liệu bệnh nhân có sự thay đổi của vú hay biến đổi tâm trạng theo chu kỳ kinh nguyệt

  • Khi họ đã tăng trưởng đến một ngưỡng nhất định bao gồm phát triển cả núm vú (phát triển vú tuổi dậy thì)

Thăm khám toàn thân nên bao gồm các triệu chứng gợi ý về nguyên nhân có thể gây ra, bao gồm những biểu hiện sau:

  • Mệt mỏi, tăng cân, và sợ lạnh: Suy giáp Suy giáp

    Vô kinh thứ phát là gì

  • Đánh trống ngực, lo lắng, run, và sợ nóng: Cường giáp Cường giáp

    Vô kinh thứ phát là gì

  • Đối với bệnh nhân vô kinh thứ phát, bốc hỏa, khô âm đạo, rối loạn giấc ngủ, dễ gãy xương và giảm ham muốn: Thiếu Estrogen

Bệnh nhân bị vô kinh nguyên phát được hỏi về các triệu chứng của tuổi dậy thì (ví dụ như phát triển vú, tăng trưởng quá nhanh, có lông nách và lông mu) để giúp xác định xem liệu sự rụng trứng có xảy ra hay không.

Tiền sử y khoa cần lưu ý đến những yếu tố nguy cơ sau:

  • Giảm chức năng hoạt động vùng dưới đồi, như căng thẳng; các bệnh mạn tính; dùng thuốc mới; và sự thay đổi gần đây về cân nặng, chế độ ăn uống hoặc cường độ tập thể dục

  • Ở những bệnh nhânvô kinhthứ phát, hội chứng Asherman (ví dụ: giãn và nạo [D & C], như sau nạo, hút buồng tử cung, viêm nội mạc tử cung, chấn thương sau sinh, phẫu thuật tử cung)

Tiền sử dùng chất gây nghiện nên bao gồm các câu hỏi cụ thể về việc lạm dụng các chất gây nghiện, như sau:

  • Thuốc ảnh hưởng dopamine (ví dụ thuốc hạ huyết áp, thuốc chống loạn thần, opioid, thuốc chống trầm cảm ba vòng)

  • Các loại thuốc điều trị ung thư (như busulfan, chlorambucil, cyclophosphamide)

  • Hormone giới tính có thể gây nam tính hoá (ví dụ, androgens, estrogen, progestins liều cao, steroid đồng hóa không kê đơn [OTC])

  • Tránh thai, đặc biệt có tiền sử dùng gần đây

  • Các sản phẩm và chất bổ sung OTC, một số có chứa hormone đồng vận chậm hoặc tương tác với các thuốc khác